Trang chủ
Hội Dòng
Lược sử
Đấng Sáng Lập
Tổ chức và điều hành
Các cộng đoàn
Ơn gọi
Lời ngỏ
Giới thiệu ơn gọi
Linh đạo và Đặc sủng
Sứ mạng
Huấn luyện
Loan báo Tin Mừng
MTG Tại Thế
Quy Chế
Tin tức & Sự kiện
Tin Hội dòng
Tin Giáo hội
Thông báo
Tài liệu
Giáo lý
Phụng vụ
Mục vụ
Đức Mẹ
Văn kiện Giáo Hội
Các thánh
Tĩnh tâm
Thường huấn
Video-clip
Album ảnh
Suy niệm - Suy Tư
Góc sáng tác
Thơ
Truyện ngắn
Âm nhạc
Các thể loại khác
Liên hệ
Thứ hai, 25/11/2024
Suy niệm Lễ trọng
|
Suy niệm Chúa nhật
|
Suy niệm Lễ riêng Dòng MTG
|
Tản mạn - Suy tư
›
Suy niệm - Suy Tư
›
Tản mạn - Suy tư
Phân Định Ơn Gọi Xét Theo Cái Nhìn Về Người Thụ Hưởng
Cập nhật lúc 16:35 04/06/2020
Có lẽ, việc phân định hay biện phân là một bước ngoặt quan trọng, đặt dấu ấn trong tiến trình trưởng thành không những về thể xác mà còn về tâm hồn, không những chỉ đời sống vật chất mà còn cả đời sống thiêng liêng, đời sống nội tâm. Đây là thời gian đặc biệt để đương sự nhìn lại mình, nhìn lại con người của mình tự sâu thẳm trong tâm hồn từ giây phút quá khứ trở về với hiện tại để có một định hướng rõ ràng cho tương lai. Lẽ thường, người đời định hướng cho mình qua từng giai đoạn cụ thể như vào Đại học, chọn nghề, cưới hỏi…; ngoài ra, hầu như người ta không còn định hướng cho mình nữa nhưng họ chỉ nhìn nhận và đánh giá những giá trị hay lối sống của người khác.
Khi nói về định hướng đời tu hay phân định ơn gọi, người tu sĩ hoặc kẻ bước theo ơn gọi đời sống tu trì luôn có cái nhìn về mình qua từng năm, qua từng giai đoạn hay qua từng chu kỳ sinh hoạt mỗi tháng. Tất cả chỉ duy mục đích xem xét, nhận định đời sống cá nhân, tương quan với Chúa và tha nhân để rồi cùng Chúa, bề trên và anh em suy ra một hướng đi, quyết định đúng đắn cho cuộc đời của mình. Giữa những lựa chọn tốt xấu, đúng sai, ta chọn điều đúng và điều tốt; giữa những điều đúng và tốt, ta sẽ phải xét và chọn điều đúng hơn, tốt hơn; như thế, phân định hay biện phân là những từ ngữ hết sức quan trọng cho chính cá vị đương sự cũng như tương quan liên vị mà đương sự được tham phần.
Khái niệm
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thuộc Viện Ngôn Ngữ Học thì phân định là phân chia ra hay xác định rõ, phân định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, phân định ranh giới
[1]
Còn trong cuốn tự điển “American College Dictionary” thì động từ “phân định” được định nghĩa rõ ràng hơn: là việc nhận thấy bằng mắt hoặc bằng một giác quan nào khác, nhận thức bằng trí tuệ, phân biệt bằng trí tuệ, nhận ra sự khác biệt, coi như tách biệt nhau
[2]
. Như vậy, chúng ta có thể hiểu phân định là việc của trí năng, trí năng thu thập những thông tin, những dữ kiện qua các giác quan như mắt, tai rồi phân tích, sắp xếp các dữ kiện để nhận ra sự khác biệt căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đối tượng
[3]
. Mọi hoạt động thường ngày đều do trí năng kiểm soát. Nhờ trí năng, con người luôn phải đưa ra những quyết định, phán đoán để hướng cho mình một lối đi, một hành động cụ thể, rõ ràng; trừ những hành vi khi ngủ hay vô thức do cơn say, thì khi đó, trí năng lập tức bị vô hiệu hóa hay bị mất kiểm soát.
“Phân định ơn gọi” là một tổ hợp từ, một động từ hay một hành vi mà qua đó người tu sĩ nhìn nhận cách rõ ràng, chín chắn ơn gọi của mình. Có nhiều ơn gọi nếu xét theo tiếng Chúa gọi như ơn gọi làm người Kitô hữu, ơn gọi hôn nhân, ơn gọi tu trì…, khi nói về phân định ơn gọi, đương sự thường ở trong hoàn cảnh lập lững, lập lờ giữa việc chọn đi tu hay lập gia đình, tức trước thời gian bước vào đời sống tận hiến; hoặc đương sự trong trường hợp gặp khó khăn trong việc khám phá ơn gọi chính mình. Cả hai trường hợp đều cần có sự thỏa hiệp hay nâng đỡ giữa người đồng hành và người được đồng hành để đương sự nhìn ra và chọn cho mình một giải pháp tốt nhất.
Tới đây, ta cần phải hiểu thêm về định nghĩa “phân định trong ơn gọi”. Ở định nghĩa này, ta nhấn mạnh từ “trong” hơn là “ơn gọi” bởi chính từ “trong” đã nói lên một cách rõ ràng vì “ơn gọi” đã có từ trước, đã định hình từ lâu. Bây giờ, việc cần thiết và quan trọng là phải làm sao để ơn gọi được “chín mùi”. Có nghĩa là, ngôi nhà đã hoàn tất, chỉ việc sắm sửa, trang trí hay bổ túc hầu làm cho ngôi nhà thêm đẹp, đầy đủ, gọn gàng. “Phân định trong ơn gọi” là việc định hình, nhìn nhận những hành vi của mình để phù hợp với ơn gọi và nếu có thể, bằng cách nào đó làm thăng hoa, phong phú ơn gọi mà bản chất nó vốn là. Việc này rất cần một vị linh hướng đúng nghĩa xét như là người tràn trề ơn Chúa Thánh Thần, để luôn có cái nhìn sâu xa, khôn ngoan và đầy kinh nghiệm để rồi sự phân định ơn gọi của đương sự được đi vào chiều sâu, tức nhận ra đâu là thánh ý Chúa và đâu là hợp ý Ngài.
Mục đích của việc phân định ơn gọi
Như đã nói ở trên, phân định ơn gọi để giúp người tu trì nhận ra thánh ý Chúa, nhưng không dừng ở đó bởi việc nhận ra thánh ý Chúa mới chỉ là bước đầu tiên trong các bước phân định; ngoài ra, bằng những việc làm và hành động của người tu trì, thánh ý Chúa được thực hiện và trở nên trọn vẹn.
Giúp người thụ hướng nhận ra ý Chúa
Một đứa trẻ mới lớn thì chưa nhận thức được điều tốt xấu, đúng sai khi bước vào va chạm với cuộc sống xã hội. Nhiệm vụ của người lớn là phải giải thích, giúp đỡ để làm sao hướng cho trẻ biết chọn và làm điều tốt, điều đúng; tránh điều xấu, điều sai. Trong đời tu cũng vậy, người thụ hướng là những đứa trẻ vô tội, là những con chiên ngây thơ nếu không được sự giúp đỡ, sự định hướng đúng đắn của vị linh hướng vốn là những người lớn, người trưởng thành trong đức tin, trong lý tưởng đời tu thì chắc chắn người thụ hướng đó sẽ khó mà “lớn lên” trong ơn nghĩa Chúa Thánh Thần. Đồng ý là phải có ơn Chúa tác động, tuy nhiên, ơn Chúa cũng cần có sự cộng tác của con người, không chỉ của chính đương sự mà còn của tất cả những ai có bổn phận liên quan. Ví như hạt giống kia muốn mọc lên và phát triển thì phải được ý Chúa linh hứng, tức được vãi gieo nơi đất tốt, và tự bản chất, hạt giống đó phải muốn mọc lên, tức không bị tác động của ngoại tại (ẩm mốc, thối rữa do thời tiết), đồng thời rất cần sự chăm bón, vun trồng từ con người.
Việc phân định để giúp người thụ hướng nhận ra đâu là ý Chúa nghe có vẻ đơn giản nhưng thật không đơn giản chút nào nếu chỉ để nhận thức bằng lý trí. Thật vậy, nếu chỉ nhận thức bằng lý trí thôi thì chưa đủ bởi lý trí có thể trở nên mù quáng nếu không có sự can thiệp bởi tiếng nói và sự mách bảo của lương tâm. Nói cách khác, để phân định ý Chúa, người thụ hướng cần kết hợp giữa lý trí và con tim, giữa cái có và cái là, giữa những gì gọi là vật chất và những gì gọi là siêu nhiên. Việc này đòi hỏi người thụ hướng phải khôn ngoan lựa chọn trước muôn vàn cái phải chọn lựa để có hướng đi đúng nhất, hoàn hảo nhất, trọn vẹn nhất. Chúa không bao giờ áp đặt tư tưởng, tức đem ra một giải pháp, một lối nhìn rồi ép buộc con người phải làm theo, như thế, con người không còn là một thụ tạo “tự do” đúng nghĩa như nó là; nhưng Chúa luôn luôn mở cho con người một viễn cảnh bởi bao la những lựa chọn mà nhờ đó, con người có tự do để chọn lựa, tự do để hành động và tự do để sống có trách nhiệm với chọn lựa cũng như hành động của mình. Phần con người, nếu nhận thức được ý Chúa bởi ý Chúa muốn luôn là điều tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất, thì con người sẽ tìm thấy hạnh phúc không những ở giây phút hiện tại mà còn cả tương lai sau này.
Giúp người thụ hướng đi đúng hướng và giải quyết những vấn đề gặp phải
Như chúng ta đã biết, việc phân định ơn gọi không chỉ duy một mình người thụ hướng làm nhưng là có sự trợ giúp từ nhiều nguồn đặc biệt là ơn Chúa. Thật vậy, ơn Chúa sẽ trở nên vô hiệu nếu không có sự cộng tác của con người.
Trong thực tế, cuộc sống luôn đưa đến cho con người những khúc mắc, luôn lôi kéo họ vào những thế “bí” khó lòng có thể xử lý. Lúc này, họ cần được tư vấn, họ chạy đến những chuyên gia tâm lý xin giúp đỡ để giải gỡ những khúc mắc, những thế “bí” mà có thể do mình hay do người khác hoặc do ngoại cảnh gây ra.
Rất thường khi người ta cảm thấy thất vọng về một quá khứ không mấy hay ho gì của mình, một quá khứ được dệt nên bằng những thất bại, đau khổ, tội lỗi…; thế rồi, họ buông xuôi, không thiết tha cầu nguyện cũng chẳng phấn đấu gì nữa
[4]
. Con người vốn yếu đuối là thế. Khi thành công, họ quên tất cả những mất mát, khổ đau để chỉ vui sướng, hạnh phúc với cái mình đang có, với cái mình đang sở hữu, với cái mình đang là. Ngược lại, khi thất bại, bao nhiêu cái quá khứ tội lỗi, đau khổ cùng với não trạng hiện tại đổ dồn về làm cuộc sống họ vốn nặng nề nay còn nặng nề hơn. Họ cảm thấy cuộc đời toàn là những hố sâu mà dưới đó, tất cả đều như muốn nuốt chửng cuộc đời họ. Lúc này, nếu không có ơn Chúa thức tỉnh và nếu không được tư vấn kĩ càng của người khác thì chắc chắn cuộc đời họ sẽ không còn gì ý nghĩa. Họ sẽ tìm cách để tự giải quyết vấn đề. Và như thế, cuộc đời họ sẽ chấm dứt mãi mãi.
Để hành động tốt tiến trình phân định thì người linh hướng phải là người trưởng thành, luôn có cái nhìn lạc quan, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực nhằm đem ra những lời phân tích rõ ràng, rành mạch giúp người thụ hướng từ trong trạng thái bị động biến thành trạng thái chủ động để suy nghĩ cách chín chắn trong chọn lựa và hành động của mình. Nói cách khác, người linh hướng trở thành người đặc biệt quan trọng trong cuộc đời người thụ hướng để giúp họ có cái nhìn đúng đắn về bản thân, về tha nhân và về ơn Chúa để rồi họ đem ra những kết luận cũng như những giải pháp hợp lý quyết định cuộc đời và ơn gọi của họ.
Như thế, giải pháp này không còn là của một người, do một người vì nó mang tính chủ quan, nhưng là giải pháp chung của nhiều người vì nó mang tính tập thể, khách quan và giúp chính đương sự tìm được hướng đi tốt nhất có thể.
Giúp người thụ hướng sống dạt dào trong tương quan với Thiên Chúa và nhân vị
Hầu như không một vị linh hướng nào không mong muốn cho người mình đang hướng dẫn trở nên tốt hơn về mặt tâm linh và đời sống của người Kitô hữu
[5]
. Nói cách khác, là một người hướng dẫn đời sống tâm linh, họ không bao giờ mong muốn người mình đang hướng dẫn đi sai đường hoặc trở nên tồi tệ trong hành trình tìm kiếm ý Chúa. Do đó, người linh hướng luôn là người yêu Chúa hết mình và là người từng trải trong kinh nghiệm của tình yêu mà nó vốn là. Tình yêu này sẽ là cầu nối liên kết mối tình Thiên Chúa và tha nhân. Nói khác đi, tình yêu này sẽ hướng tha nhân sống dạt dào trong tương quan với Thiên Chúa.
Trong tương quan này, người thụ hướng sẽ là người được hướng dẫn để trực tiếp sống tình nghĩa với Chúa qua cầu nguyện và chiêm niệm hằng ngày. Việc này đặc biệt quan trọng không phải của riêng người thụ hướng nhưng là của tất cả những ai sống trong bậc tu trì, tuy rằng việc này không nhất thiết phải cứ khăng khăng trong nhà nguyện nhưng đích thực đó là cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa ở nơi này, nơi kia hay ở mọi nơi, mọi lúc cuộc đời. Nói cách khác, người thụ hướng phải là người chủ động để đi sâu và cảm nhận được sự có mặt của thiên Chúa trong từng biến cố mà họ đang gặp phải. Nhờ đó, chính người thụ hướng sẽ khám phá về một Thiên Chúa luôn nâng đỡ và hướng dẫn họ, giúp họ tìm ra được con đường mà Thiên Chúa muốn họ bước đi
[6]
.
Ngoài việc giúp người thụ hướng nhận ra tương quan với Thiên Chúa, vị linh hướng còn giúp họ mở ra tương quan với tha nhân. Tương quan này nếu đi sâu vào ngôn ngữ học thì được gọi là tương quan hướng tha, tức không quy về chính mình nhưng luôn quy hướng về tha nhân, sống và cho đi mối tình mà họ đã sở hữu được từ Thiên Chúa, để rồi tha nhân như tiếp nối và sống lại ngọn lửa tình yêu mà chính Thiên Chúa đã ấp ủ trong họ. Tương quan đó có thể là tương quan gia đình, bạn bè, thầy trò..., tất cả như tạo nên một sợi dây nối kết đời sống của con người lại với nhau. Đặc biệt là tương quan đời tu sống như một tương quan gia đình thật - gia đình thiêng liêng mà trong đó chính Thiên Chúa làm chủ cuộc đời họ.
Những phẩm tính của người muốn dấn thân trong bậc sống tu trì
Khát khao chân lý
Thiên Chúa là nguồn chân lý. Khát khao chân lý là khát khao chính Chúa. Đúng thế, người tu trì là những kẻ đi tìm Chúa, cỗi nguồn hạnh phúc, luôn mong muốn được bước đi trên con đường Chúa đi, làm những việc Chúa làm, có nghĩa là mong muốn được đồng hình đồng dạng với Người, chia sẻ những mất mát, đau thương, cùng uống những chén đắng để rồi được cùng hiển trị với Người trên Thiên Đàng. Thực vậy, chỉ khi ta thực sự khao khát Chúa và muốn tìm gặp Người thì Người mới trở thành mục đích và lẽ sống của đời ta. Ngược lại, nếu ta sống hời hợt, thiếu lửa mến, cảm thấy có Chúa hay không chẳng quan trọng, thì khi ấy, Thiên Chúa sẽ trở nên thừa thải, không có ý nghĩa gì
[7]
. Thái độ hời hợt xem ra là một thái độ chưa dứt khoát, chưa sẵn sàng, chưa thực sự muốn điều mình đang muốn, chưa thực sự khát khao điều mình đang vươn tới. Thái độ hời hợt quả không đáng được chấp nhận để bước tiếp trên một ơn gọi vốn cao quý tự bản chất. Nếu như trong đời sống thường ngày, nhu cầu ăn uống là một nhu cầu cấp thiết để duy trì sự sống thì trong đời sống thiêng liêng, khát khao Chúa là một nhu cầu không thể hơn cho sự đói khát hệ tại vốn có nơi linh hồn. Nói cách khác, chỉ có Chúa mới thỏa mãn hay khỏa lấp được nỗi khao khát cháy bỏng nơi linh hồn ta.
Thánh lễ là một cuộc tái hiện hy tế Vượt Qua và Phục Sinh của Chúa Kitô. Do đó, thánh lễ đặc biệt quan trọng trong đời sống Kitô hữu, bởi qua thánh lễ, các Kitô hữu được liên kết và được sống lại trong mối tương giao với chính Chúa là nguồn sống của đời họ. Ấy vậy mà, nhiều người tham dự thánh lễ với sự uể oải, chán nản. Họ tham dự chỉ vì ép buộc, chỉ vì luật. Họ chưa đi sâu vào mầu nhiệm thánh lễ để chiêm ngắm. Họ chưa cảm nhận được hạnh phúc mà hệ tại chính họ đang nắm giữ do mầu nhiệm Phục Sinh đã ban tặng. Thật vậy, những thái độ đó minh chứng rằng họ chưa thực sự khát khao chính Chúa là nguồn chân lý và là nguồn hạnh phúc vĩnh cửu. Nếu suy nghĩ theo lối tích cực thì có lẽ do lo lắng bộn bề cuộc sống làm họ mệt mỏi, lo ra; vì điều này, có thể thông cảm cho họ phần nào. Nhưng những điều đấy có phải là lý do chính đáng không nếu họ yêu Chúa hết lòng, nếu họ dốc lòng quyết tâm dành trọn cho Chúa một giờ để tham dự cách sốt sắng? Phải chăng họ đang bắt cá hai tay? Nói như thế để khẳng định rằng chỉ những ai với lòng khao khát Chúa thực sự, yêu mến Chúa thực lòng thì họ mới hòng tìm gặp được Chúa.
Chân thành tìm kiếm
Lời Chúa trong sách Tôbia chương 4 câu 18 dạy rằng: “Biết ai khôn ngoan thì tìm đến mà bàn hỏi và chớ coi thường bất cứ lời chỉ giáo nào hữu ích”. Lời khuyên này thực sự chí lý cho những ai đang khao khát tìm chân lý. Tự sức mình thì khó nhận ra ý Chúa, khó đưa ra một quyết định sáng suốt trong cuộc đời và ngay cả đời tu, nên người thụ hướng cần tìm đến vị đồng hành để được hướng dẫn, để được chia sẻ và tìm ra lối đi tốt nhất có thể vì “không thầy đố mày làm nên”
[8]
.
Trong thái độ chân thành, niềm tin đóng vai trò khá đặc biệt để người thụ hướng luôn tự tin, sẵn sàng cởi mở, trình bày cảm xúc cách tự nhiên, không bị gượng ép, gò bó; để rồi, qua đó, vị linh hướng có thể nắm bắt tình hình, hiểu để thông cảm hoặc hiểu để chia sẻ và giúp người thụ hướng giải quyết vấn đề. Về phần vị linh hướng, họ phải tạo môi trường an toàn, thân thiện, không gò bó, cùng đi vào chiều sâu tâm lý kết hợp với tâm linh giúp người thụ hướng cảm thấy bình an. Về phần người thụ hướng, họ phải là người khát khao chân lý, khát khao sự thật để thực sự tìm kiếm cách chân thành chứ không phải vì mục đích ngoại tại nào khác. Thật là nguy hiểm cho đời tu của người thụ hướng nếu như họ tìm kiếm chân lý với ý định và mục đích đen tối. Không phải tìm kiếm chân lý là tìm kiếm điều xấu vì chân lý là điều tốt tự thân nhưng tìm kiếm chân lý chỉ vì mục đích xấu xa nào đó hệ tại của bản thân cho tha nhân. Do đó, người thụ hướng phải là người thật thà, không dối trá, lươn lẹo hoặc che giấu, tức không nói đúng tình hình của mình hoặc của người khác. Vị linh hướng dù có nhiều khả năng và kinh nghiệm đến đâu nhưng cũng sẽ “bó tay” nếu người thụ hướng “ngại” thổ lộ, nửa úp nửa mở hoặc cố tình che giấu sự thật. Vì thế, thái độ chân thành để tìm kiếm ý Chúa luôn là một thái độ cần thiết để ý Chúa được thể hiện trên chính người thụ hướng đó.
Dễ mở lòng trước tác động của Chúa Thánh Thần
Trong giai đoạn này, người thụ hướng trở thành người thích học hỏi, luôn mở lòng ra trước những đòi hỏi thực tế để giản lược cái cũ và đón nhận cái mới. Cái cũ vốn không mất đi nhưng được biến đổi, tức làm cho mới lại để phù hợp với thời cuộc. Đúng vậy, cuộc sống luôn luôn xoay chuyển và phát triển không ngừng nếu con người không dám mở lòng để chấp nhận đổi thay thì thế giới này sẽ mãi mãi lạc hậu, cuộc đời này sẽ không còn gì là ý nghĩa cho giá trị đi lên mà nhu cầu thế giới đòi hỏi.
Một cánh cửa nếu dứt khoát không bao giờ mở thì toàn bộ những vật trong cánh cửa sẽ trở nên ẩm thấp, hôi hám và sẽ là nơi tạo điều kiện cho kí sinh trùng của những bệnh phát triển, dẫn đến tất cả những hoạt động thiếu chất lượng, hiệu quả thấp. Cánh cửa luôn biết mở ra đúng lúc và đóng lại đúng thời điểm sẽ là bức tường chắn tuyệt vời để bảo vệ, chở che tất cả những gì vốn yếu đuối ở phía trong. Cánh cửa mở ra sẽ tiếp nhận làn gió mới của tự nhiên, hương thơm mới của ánh sáng, sức sống mới hệ tại nơi sinh khí đất trời. Cánh cửa mở ra sẽ là lúc xuất hiện khung trời mới tự do, yêu đời và trải nghiệm. Cánh cửa mở ra sẽ lật tung bức màn tăm tối, diệt trừ thần chết, tiêu hủy sự dữ vốn ẩn sâu trong góc khuất cuộc đời. Cánh cửa đóng lại sẽ là lá chắn hữu hiệu nhất giữa những ngổn ngang thế sự với sự bình an tâm hồn. Cánh cửa đóng lại như từ khước những khoái lạc, lọc lừa của bụi đời trần thế. Cánh cửa đóng lại như mở ra một viễn cảnh bởi sự bao bọc, chở che của bàn tay Thiên Chúa trước vận mạng của loài người.
Cuộc sống hiện tại hôm nay là phản ánh vinh quang của Chúa Thánh Thần vì Người là Đấng đã, đang và sẽ mãi tác động lên sự sống còn của trái đất cho đến thời gian tận cùng. Những việc làm, những hành động của ta đôi khi trong vô thức nhưng Chúa Thánh Thần luôn tác động cách mạnh mẽ theo lối của Người. Công việc Người làm chẳng ai hiểu thấu cũng chẳng ai cảm nếm được nếu như không có sự phản tỉnh đúng lúc. Nói như vậy không phải cứ vô tâm để Chúa Thánh Thần cứ làm gì thì làm, tôi làm gì kệ tôi. Nhưng nếu con người biết mở lòng, tức dám sống theo Thần Khí thì lập tức họ sẽ nhận được hoa trái thiêng liêng trong tâm hồn. Người thụ hướng cũng vậy, nếu như họ biết mở lòng để Chúa Thánh thần tác động thì họ sẽ nhận được dư tràn ơn ích thiêng liêng mà chính họ sẽ không ngờ tới.
Như vậy, mở lòng ra với Thần Khí chính là từ bỏ cái tôi, từ bỏ ý riêng để theo ý Cha. Người thụ hướng phải xác tín rằng đó là con đường của đức tin, của lòng mến cậy trông và phó thác
[9]
. Chúa sẽ là người trực tiếp hướng dẫn để người thụ hướng bước qua những hố sâu, những khó khăn hệ tại của cuộc đời trong ân sủng nhờ tác động của Thần Khí.
Sống hết mình
Thiết nghĩ, sống hết mình là sống có tình cảm để biết yêu, biết nghĩ cho người khác. Hay nói ngắn gọn hơn, sống hết mình chính là yêu hết lòng. Yêu ở đây không phải là tình yêu cách đơn thuần, cũng không phải là tình yêu vị kỉ nhưng là tình yêu vị tha, luôn hướng lòng đến tha nhân với con tim rộng mở bằng một tình yêu không giới hạn, một con tim không vết ngăn. Không ngừng yêu thương Thiên Chúa có nghĩa là không ngừng yêu thương tha nhân. Hay nói cách khác, không ngừng yêu thương Thiên Chúa tức là không ngừng yêu thương các loài thọ tạo Người đã dựng nên. Bởi vì các thọ tạo xuất phát từ Thiên Chúa và nhờ chính Chúa mà được tạo thành. Thọ tạo đang sống trong và sống cùng tình yêu của Thiên Chúa. Hiệp thông với tình yêu đó con người sẽ ngày càng biết yêu hơn. Như vậy, sống hết mình không phải chỉ sống cho riêng mình nhưng còn sống cho những thứ vốn dĩ không phải là mình và cũng không thuộc về mình. Sống hết mình bằng cách cho đi những gì người khác cần nơi mình mà không tính toán thiệt hơn.
Mục tiêu của việc sống hết mình là để xây dựng vì ích chung. Như thế, sống hết mình không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn mang lại lợi ích cho cả tập thể nếu việc mình làm, cách mình sống được xét là hòa hợp với ý muốn của tập thể đó. Một người sống trong cộng đoàn mà cứ đi trái ý cộng đoàn hay thích sống theo ý riêng mình thì tất nhiên, sớm muộn gì theo lẽ tự nhiên, thân thể cũng sẽ tự đào thải những gì vốn dĩ không hợp với chính nó nếu như không có sự phản tỉnh, tức không có sự ăn năn, hối cải hoặc tu chỉnh bản thân. Một ngọn gió thoáng qua sẽ làm cho mát dịu, người nào không chịu được sẽ tạo ra phản ứng khó chịu, ắt xì hơi…
Tóm lại, sống hết mình như một phương châm sống tuyệt vời cho những ai thực lòng đi theo Chúa, không hời hợt, không lừng khừng nhưng sống với thái độ tích cực, rõ ràng.
Tạm kết
Phân định ơn gọi như là một bước định hình ơn gọi, định hình đời tu để chính thức bước tiếp trên hành trình dâng hiến hay dừng lại để thay đổi hướng đi với mục đích tìm hạnh phúc thực sự mà hệ tại Thiên Chúa đã khơi lên trong họ. Phân định ơn gọi, một góc cạnh nào đó nghe có vẻ tiêu cực, bởi là tiêu chí để “sàng lọc” những điều vốn tốt tự thân: “Cá tốt bỏ vào giỏ, cá xấu ném ra ngoài hay quăng vào lò, nơi đó lửa không hề tắt bao giờ”. Tuy nhiên, phân định ơn gọi nếu nhìn theo hướng tích cực thì nhờ giai đoạn này, người tu sĩ nhận ra mình, nhìn ra những thực tại đời mình theo cái chuẩn của nhà dòng, của đời tu, của lẽ sống để có sự phản tỉnh, tức biết sai để sửa, biết đúng để phát huy ngõ hầu làm cho đúng hơn.
Trong tiến trình phân định ơn gọi, người thụ hướng phải thường xuyên sống trong mối tương quan với Thiên Chúa. Nhờ đó, họ sáng suốt trong mọi suy nghĩ cũng như hành động để có thể tự do nhìn nhận và đưa ra chọn lựa để quyết định đời mình. Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động và sẽ luôn hoạt động cách dồi dào nếu người thụ hướng biết nại đến sức mạnh của Người. Người vốn không từ khước bất kỳ ai bởi vì Người yêu thương tất cả, sẵn sàng cho đi tất cả tùy theo tự do ước muốn của con người.
, tr. 63.
Đồng hành thiêng liêng, các mối tương quan và bổn phận
Võ Tá Dương, OP.,
[9]
[8]
Võ Tá Dương, OP.,
Đồng hành thiêng liêng, các mối tương quan và bổn phận
, tr. 58.
[7]
Võ Tá Dương, OP.,
Đồng hành thiêng liêng, các mối tương quan và bổn phận
, tr. 56.
[6]
Võ Tá Đương, OP.,
Đồng hành thiêng liêng với việc phân định thần khí
, tr. 32.
[5]
Võ Tá Đương, OP.,
Đồng hành thiêng liêng với việc phân định thần khí
, tr. 31.
[4]
Phạm Quốc Văn, OP.,
Sđd.
, tr. 33.
[3]
Võ Tá Đương, OP.,
Đồng hành thiêng liêng với việc phân định thần khí
, tr. 9.
[2]
Trích lại theo Phạm Quốc Văn, OP.,
Trên đường Emmaus
, tr. 72.
[1]
Hoàng Phê (chủ biên),
Từ điển tiếng Việt
, tr. 990.
Huy Quang, nhà Sinh viên OMI
Nguồn: Dòng Hiến Sỹ Đức Mẹ Vô Nhiễm
Thông tin khác:
Một Vài Tâm Tình Chia Sẻ Với Hội Dòng Nhân Mùa Hồng Ân Thánh Hiến
Chút Suy Tư Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi
Phút Ban Đầu
(25/05/2020)
Giáo Hội Trước Những Thách Đố Của Không Gian Mạng
(19/05/2020)
Hậu Covid-19: Một Giáo Hội Khiêm Nhường Cho Một Nhân Loại Bị Đau Thương
(19/05/2020)
Đã Là Đạo Thì Đạo Nào Cũng Tốt
(17/05/2020)
Hậu Đại Dịch Covid-19: Kiên Nhẫn, Nhân Đức Của Đời Thường
(15/05/2020)
Mong Manh Một Kiếp Người
(14/05/2020)
Hậu Đại Dịch Covid-19: Anh Em Đừng Sợ!
(12/05/2020)
Hậu Đại Dịch Covid-19: Cơ Hội Để Xếp Đặt Trật Tự Cuộc Sống Chúng Ta
(07/05/2020)
Bạn Trẻ Với Chúa Giêsu
(05/05/2020)
Video-clip
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
©2018 Bản quyền bởi
Hội dòng Mến Thánh Giá - Giáo phận Hưng Hóa
Địa chỉ:
5/183, phố Sơn Lộc, Trung Sơn Trầm, Tx. Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại:
0356472773
- Email: bbtmtghh@gmail.com
Thiết kế web - Thiet ke website
: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS
.
Origin site: www.mtghunghoa.org!