1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ
2. Thông điệp và tính thời sự
a. Lời nguyện nhập lễ lấy lại lời ca ngợi của Công vụ khi gọi Barnaba là “Người đầy ơn Thánh Thần và lòng tin”: Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy, ông Barnaba mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa, vì ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin (Cv 11, 24).
b. Lời nguyện trên lễ vật nhắc đến “tình yêu nồng nàn đã thúc đẩy Barnaba chuyển trao ánh sáng Tin Mừng cho các dân tộc ngoại giáo”. Trước lòng hăng say hoạt động Tông Đồ của Phaolô thành Tarsus, Barnaba không phải là người đứng bên lề do khiêm tốn giả tạo, nhưng ngài muốn dành cho Phaolô tác vụ rao giảng lời Chúa (Cv 14, 12 b). Còn về phần mình, ngài vẫn tiếp tục hợp tác, nêu gương sẵn sàng hy sinh phục vụ. Chính Barnaba là người đi tìm Phaolô ở Tarsus để đưa về Antiochia và cho hội nhập vào một cộng đoàn đang dè dặt nghi kỵ, trước khi cùng nhau đem Tin Mừng cho các dân tộc ngoại giáo sống ở các bờ biển phía nam Tiểu Á.
c. Khi nhắc đến việc Đức Giêsu sai các Tông Đồ ra đi truyền giáo: Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước trời đã đến gần..., bài Tin Mừng Thánh lễ (Mt 10,7-13) cũng gợi lại tinh thần hành động của Hội thánh dựa trên ý muốn của Đấng sáng lập, như được mô tả trong Công vụ (xem bài đọc một: Cv 11, 21..13, 3): Một hôm, đang khi họ làm việc thờ phượng Chúa và ăn chay, thì Thánh Thần phán bảo: “Hãy dành riêng Barnaba và Saolô cho Ta, để lo công việc Ta đã kêu gọi hai người ấy làm”. Bấy giờ họ ăn chay cầu nguyện, rồi đặt tay trên hai ông và tiễn đi.
Như thế việc sai đi truyền giáo được thể hiện như một hành vi trang trọng của Hội thánh (kinh nguyện, chay tịnh, đặt tay...) dâng hiến con người để phụng sự Chúa.