Chúa nhật, 24/11/2024

Ngày 15.07: Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần, Linh Mục (1766-1838)

Cập nhật lúc 09:10 14/07/2020

Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần sinh năm 1766 đời vua Lê Hiến Tông, tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên, nay thuộc giáo phận Thái Bình.

Ngay từ nhỏ, Ngài đã được tiếng là hiền lành, ngoan ngoãn, đạo đức, lại siêng năng học hành, được các thầy cô và bạn hữu thương mến. Năm 13 tuổi thì Ngài xin đi tu,vào sống trong Nhà Đức Chúa Trời để học giáo lý và chữ Nho, chữ La tinh mong sau này sẽ về Chủng viện học làm linh mục.Tới khi Ngài về học La tinh được ít tháng thì gặp lúc vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn) ra lệnh cấm đạo gắt gao nên Chủng viện phải đóng cửa và Ngài phải gián đoạn việc học.Ngài lại theo cha chính Gatilippa Hoan để giúp việc dạy giáo lý cho dân và giúp đỡ các linh mục trốn lánh trong lúc khó khăn. Sau một thời gian vua Gia Long lên ngôi, tình hình cấm đạo lại giảm nhẹ, dễ dàng hơn nên Chủng viện lại mở cửa và Ngài lại trở về học tiếp rồi lãnh chức linh mục năm 1807.
Trong suốt thời gian 30 năm làm linh mục, Ngài đã được mọi người đều nhìn nhận Ngài là một mục tử thánh thiện, tốt lành, gương mẫu về mọi mặt, nhất là tính tình ôn hoà, vui vẻ, hoà đồng với mọi người. Ngài nêu gương sáng bằng các việc bác ái, tận tình giúp đỡ mọi người Ngài siêng năng cầu nguyện, lần hạt Mân Côi sáng tối. Nhờ.những đức tình tốt Chúa ban và  đời sống thánh thiện như thế mà  Ngài ở đâu, trong hoàn cảnh nào công việc mục vụ của Ngài đều rất thành công.
Khi vua Minh Mạng nối ngôi năm 1838, vua lại ra chiếu chỉ cấm đạo, đưa Giáo Hội Việt Nam vào một thời kỳ khốc liệt hơn trước. Khi đó cha Phêrô Nguyễn Bá Tuần đang làm cha xứ Lác Môn, tỉnh Nam Định, nghe tin cha chính Fernandez Hiền đang ẩn trốn trong một gia đình Công giáo để chữa bệnh kiết lị tại làng Quần Liêu Thấy tình thế khó khăn dân làng nghe tin quan quân đang truy nã bắt các vị Thừa Sai và đạo trưởng thì sợ hãi, sẽ bị liên lụy tới nhiều người.nên không muốn cho cha ở đấy nữa Nghe được tin này, cha Phêrô Tuần liền vội vã tới Quần Liêu để tìm cách giúp đỡ cha chính Cha Tuần vừa tới Quần Liêu để dàn xếp công việc thì thình lình quân lính ùn ùn kéo nhau tới vây quanh làng Quần Liêu. Cha Tuần vội vã đưa cha chính Fernandez Hiền lẩn trốn sang Kim Sơn nhưng lúc đó Kim Sơn cũng đang trong tình trạng báo động nên cha xứ Kim Sơn tìm cách gửi hai cha trong một gia đình ngọai giáo đáng tin cậy vì gia đình này đã chịu ơn ngài rất nhiều. Nhưng sau cùng thì chính gia đình người ngoại giáo tên là Bát Biên này đã đem nộp hai cha cho quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh để lấy tiền thưởng. Hôm đó là ngày 18 tháng 6 năm 1838.
Bắt được hai Ngài, họ đóng gông, xiềng xích chân tay rồi đưa các Ngài về Ninh Bình giam trong trại giam để tra khảo rồi hai ngày sau mới giải về Nam Định nộp cho quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh.
Vừa gặp Ngài, quan Trịnh Quang Khanh thấy cha Phêrô Nguyễn Bá Tuần đã già 72 tuổi, người gầy ốm mà phải mang xiềng xích lại đeo gông quá nặng nên quan khuyên Ngài:
- “Cụ già quá rồi, không chịu nổi các hình phạt đâu. Bước lên Thánh Giá rồi tôi tha cho cụ về’”
Cha Phêrô Tuần vui vẻ trả lời:
- “Tôi thật đã già yếu lại ốm đau. Nhưng tôi tin Thiên Chúa sẽ ban cho tôi đủ sức mạnh để chịu mọi hình khổ và ngay cả cái chết vì Ngài nữa.”
Vì thấy Ngài già yếu quá nên không cho lệnh đánh nhưng cho giải về nhà giam. Quan cho lệnh nhiều người lui tới thăm viếng để khuyên dụ Ngài bỏ đạo.
Lần khác, quan cho gọi Ngài ra hầu toà để khai thác về tông tích của các vị Thừa Sai còn ấn trốn trong các vùng chung quanh. Nhưng lần nào Ngài cũng dứt khoát không khai báo, tiêt lộ danh tánh của bất cứ vị Thừa Sai hay đạo trưởng nào. Điều duy nhất Ngài nhận là chính tôi là đạo trưởng, chính tôi là linh mục. Ngoài ra, tôi không biết gì khác nữa.
Một hôm sau nhiều ngày bắt Ngài nhịn đói nhịn khát rồi gọi ra trước toà, các quan khuyên dụ Ngài bước lên Thánh Giá thì sẽ được về. Nhưng Ngài cương quyết không tuân theo.Các quan cho một người đã bỏ đạo bước lên Thánh Giá trước mắt Ngài rồi các quan khuyên Ngài:
- “Đấy cụ coi, người đó bước qua Thánh Giá có việc gì đâu.Cụ hãy làm như người ấy thôi, có khó khăn gì đâu”.
Cha trả lời:
- “Sao tôi lại phải làm theo người phản đạo, bội giáo này? Tôi là linh mục cơ mà! Tấm gương tôi phải theo đó là gương can đảm và anh dũng của hai Đức Cha Đa Minh Henares và Đức Cha Ingatiô Delgado Y, những vị chiến sĩ kiên trung của Chúa’”
Mặc dầu theo pháp luật thời đó thì Nhà Nước không được phép tra tấn đánh đập và xử tử những người già từ 60 tuổi trở lên, thế mà cha Phêrô Nguyễn Bá Tuần đã 72 tuổi rồi mà vẫn bị tra tấn đánh đập, chịu nhiều hình khổ nhục và bị kết án tử hình.
Sau một thời gian lâu chờ đợi Cha thay lòng đổi dạ mà bước lên Thánh Giá, các quan đành bó tay đầu hàng. Các quan cảm phục cha già kiên tâm vững chí, và có một đức tin tuyệt vời. Các quan bàn định với nhau làm bản án gửi về kinh xin triều đình cứu xét.
Như trên đã nói mặc dầu luật pháp không cho phép xử án tử hình cho những người 60 tuổi trở lên, cha Phêrô Nguyễn Bá Tuần đã 72 tuổi nhưng ngày 18 thang 7 năm 1838 vua Minh Mạng cũng cố tình phê án trảm quyết cha Phêrô Nguyễn Bá Tuần. Bản án phi nhân đạo ấy chưa kịp gửi về tới nơi thì sức già quá yếu lại bị tra tấn, bị đói khát, bị nóng nục, bị muỗi, bọ rệp, và cùm kẹp, xiềng xích đã giết chết Ngài rồi. Sáng ngày 15 tháng 7 năm 1838, khi viên Cai Ngục mở cửa Nhà Tù ra thì đã thấy Ngài chết gục trên chiếc cùm gỗ lim, nét mặt vẫn hiền từ tươi mát như người nằm ngủ.
Nghe tin Ngài đã qua đời, giáo hữu đã tới xin rước thi hài Ngài về an táng tại nhà thờ xứ Ngọc Đồng, nằm bên cạnh hai thánh Giám mục Đa Minh Henares và Ignatiô Delgado Y.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988. Xin cha thánh cầu cho chúng con. Amen

Lm. Nguyễn Đức Việt Châu, SSS
tonggiaophanhanoi.org
Thông tin khác:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log