1. Ghi nhận lịch sử - phụng vụ
2. Thông điệp và tính thời sự
Lời nguyện trong ngày khẳng định thánh Gioan Maria Vianney thực là một “linh mục đáng khâm phục, tận hiến cho chức vụ”. Quả thế, Ngài đã tận hiến cho sứ mệnh linh mục cho đến kiệt sức, tự đặt ra cho mình những việc đền tội nặng nề với mục đích cải tạo giáo xứ mình, và luôn sẵn sàng ngồi tòa cáo giải đến mười sáu giờ hoặc mười tám giờ mỗi ngày. Các bài giảng của Ngài, buổi đầu chịu ảnh hưởng của chủ trương nghiêm ngặt phái Jansenime, nên khá nghiêm khắc, về sau trở nên quân bình hơn, nhờ sự dịu dàng và đơn sơ. Ngài đã viết trong cuốn Giáo lý (xem Phụng vụ bài đọc): “Cầu nguyện không gì khác hơn là hiệp nhất với Chúa”.
Lời nguyện trong ngày cũng xin Chúa cũng ban cho chúng ta một đức bác ái có khả năng chinh phục các linh hồn về cho Chúa. Quả thật, nỗi ưu tư là một mục tử tốt của giáo dân trong xứ đã thúc đẩy Cha thánh xứ Ars thực hiện một công cụ dạy giáo lý liên tục bằng những lời dạy cũng như những thúc giục đánh động lòng tín hữu. Họ thường bảo: “Chưa bao giờ có linh mục nào nói với chúng tôi như thế”. hoạt động mục vụ của Cha cũng thực hiện cả trong lĩnh vực giáo dục những bé gái nhà nghèo, nên năm 1824 Cha đã mở một trường nữ miễn phí cho các em. Cha cũng lập một nhà mồ côi và tới đây dạy giáo lý mỗi ngày. Hoạt động mục vụ của vị linh mục thánh thiện này cũng nhằm chiến đấu chống phong trào xa rời Kitô giáo của dân chúng, không còn thánh hóa Chúa nhật và đôi khi còn sa đà vào rượu chè, trụy lạc. Còn việc chiến đấu với ma quỷ – Ngài thường gọi là Grappin , Ngài phải chịu đựng khá lâu năm, từ 1824 đến 1858.
Lời nguyện tạ lễ nhắc chúng ta nhớ rằng Cha thánh xứ Ars đã chịu đựng “một mâu thuẫn chống đối không sờn lòng”. Quả thế, Ngài từng là nạn nhân chính của một số anh em linh mục, thậm chí người ta còn vu oan cho Ngài, nhưng Ngài đã chịu đựng tất cả một cách rất Kitô giáo, đón nhận sức mạnh và can đảm trong sự sùng kính cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và nơi Thánh Thể. Vào cuối đời, vị mẫu gương lớn trong việc truyền giáo, người mục tử lớn sẽ nói rằng: “Tốt lành biết bao được chết sau khi từng sống trên thập giá !”