1. Ghi nhận lịch sử - phụng vụ
Thánh giám mục Gia-nu-a-ri-ô (Janvier) tử đạo ở Pouzzoles, gần Naples, vào đầu thế kỷ IV, khoảng năm 305. Lễ kỷ niệm thấy ghi trong ngày 19 tháng chín theo sổ tử đạo của Jérôme và theo các niên lịch Carthage (thế kỷ VI), Naples (thế kỷ IX) và các lịch cổ ở phương Đông. Giáo hội Byzance mừng kính vào ngày 20 tháng tư. Nguồn lâu đời nhất về tính lịch sử của thánh Janvier là của linh mục Uranius, người viết tiểu sử thánh Paulin de Nole (+431): Bằng giọng rõ ràng Paulin bắt đầu hỏi các anh em mình đâu rồi; bấy giơ, một người có mặt tưởng Ngài tìm các vị giám mục đã cùng cử hành lễ thánh, ông ta nói với Ngài: “Các đấng ấy đang ngồi xung quanh đây mà”. Nhưng thánh Paulin nói: “Tôi muốn nói đến các anh em giám mục của tôi là Janvier và Martin thành Tours kia, vừa nãy đây, các ngài mới nói chuyện với tôi. Các ngài có hứa trở lại ngay kia mà”. Trong hai vị giám mục ấy, vị trước tức Janvier, là giám mục tử đạo, được Giáo hội Naples tôn kính” (PL 53,861-A). Về thánh Janvier này, đây là một giám mục ở Bénévent (tỉnh Campanie), bị bách hại dưới đời Dioclétien (305), hay thời kỳ giáo phái Arius tàn sát (thế kỷ IV). Bị chặt đầu và an táng tại Pouzzoles, đến đầu thế kỷ V xác Ngài được chuyển về Naples thời Đức giám hoàng Gioan I, được tôn kính trong các hang toại đạo Capodimonte. Từ thời đó, thánh nhân được tôn kính, được xem là bổn mạng thành phố Naples, tại đây từ năm 1839, người ta bắt đầu đầu đề cao “phép lạ diệu kỳ của thánh Janvier. Từ lượng máu đông đặc giữ trong một chai nhỏ đem ra cho dân tôn kính, cứ đến ngày 19 tháng 9 và một số ngày khác nhất định, máu sẻ loãng ra. Việc tôn kính thánh Janvier qua nhiều thế kỷ, đã lan tới mọi lục địa, tận mãi châu Mỹ la tinh (Rio de Janeiro). Một truyền thuyết thời trung cổ nói có sáu người bạn cùng tử đạo với thánh Janvier là: Festus, Didier (Désiré), Sossius (Sosie), Proculus (Procule), Eutyquès (Eutyque) và Acutius (Acuce). 2. Thông điệp và tính thời sự
Lời nguyện riêng lấy từ sách các phép Grégoire: “Lạy Chúa, Chúa ban cho chúng con kính nhớ thánh Janvier tử đạo của Chúa, cầu xin Chúa ban cho chúng con được hưởng hạnh phúc muôn đời, cùng được sống hân hoan với Người”.
Cũng như Giáo hội Naples luôn tôn kính và cầu khấn thánh bổn mạng của mình, đặc biệt trong những giờ phút lịch sử khó khăn, Giáo hội toàn thế giới cũng luôn chạy đến với các thánh, vì trong cuộc sống các ngài, Chúa biểu lộ sự hiện diện và khuôn mặt Chúa trong một ánh sáng sống động. Qua các ngài chính Chúa nói với chúng ta một dấu hiệu và mạnh mẽ lôi kéo chúng ta vào đây (Vatican II, GH 50).
Enzo Lodi
tonggiaophanhanoi.org