Thứ bảy, 23/11/2024

Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần I

Cập nhật lúc 17:22 22/05/2018
               
Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
 
 LỜI NÓI ĐẦU
Những giáo huấn để suy tư
  • Mục đích của việc dạy giáo lý là mở rộng sự hiểu biết về mầu nhiệm Đức Kitô dựa vào Lời Chúa, để tất cả nhân loại được thấm nhuần bởi Lời ấy. Được biến đổi bởi tác động của ân sủng thành một tạo vật mới, như thế Kitô hữu tự mình theo Đức Kitô và học hỏi càng ngày càng nhiều trong Hội Thánh để suy nghĩ như Người, phán đoán như Người, hành động theo mệnh lệnh của Người, và hy vọng như Người mời gọi chúng ta” (Th DGL số 20)
  • “Công đồng Vaticano II muốn rằng “thừa tác vụ Lời Chúa – mục vụ giảng dạy, dạy giáo lý, và tất cả các hình thức giáo huấn Kitô khác… - phải được nuôi dưỡng đầy đủ và lớn mạnh trong sự thánh thiện nhờ Lời Thánh Kinh” (Th DGL số 27)
  • “Kinh Thánh là linh hồn của việc giảng dạy giáo lý”. Chính vì thế khoa giáo lý phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và các thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng, nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính bản văn… và đọc các bản văn này với khối óc và con tim của Giáo Hội” (Th VD số 74)
 
Những phương thế để thực hiện
  • Áp dụng việc “Dạy giáo lý theo bản văn Tin Mừng” qua việc soạn Giáo án ĐẾN BÀN TIỆC THÁNH, LỚN LÊN TRONG CHÚA THÁNH THẦN & SỐNG ĐẠO. Khi soạn thảo chúng tôi đã phân chia cách thích hợp theo chương trình của Giáo phận Xuân Lộc (3 năm). Tuy nhiên vẫn tùy theo chương trình học và hoàn cảnh của mỗi Giáo xứ để sử dụng. 
  • Để học tập tốt, các học viên nên có sách Tin Mừng để chính các em có dịp tiếp cận và làm quen với bản văn Kinh Thánh.
Một số điều Bạn nên biết khi sử dụng giáo án này
  • Kinh Thánh: Trích dẫn theo bản dịch của Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh.
  • Phần chuẩn bị học cụ: Mỗi nơi có những hoàn cảnh khác nhau, nên khi soạn bài GLV chuẩn bị học cụ thích hợp cho mỗi hoạt động trong tiết học. Vì thế, không ghi trong giáo án này.
  • Kiểm tra bài cũ: Trong mỗi tiết giáo lý, GLV kiểm tra bài cũ trước khi giới thiệu bài mới. Phần này chỉ ghi trong “Bài Mở đầu”, còn những bài sau xin theo trình tự như thế.
  • Nội dung giáo lý: Để giúp GLV nắm bắt nội dung chính của điều mình diễn giải, chúng tôi ghi lại câu “hỏi – thưa” giáo lý trong Sách Thủ Bản dành cho Học viên của mỗi Khối.
  • Riêng Năm III của Xưng tội, cần tối thiểu thời gian 2 tháng để ôn tập và chuẩn bị chu đáo cho việc Xưng tội Rước lễ lần đầu.
Xin chân thành cám ơn các tác giả mà chúng tôi trích dẫn khi soạn giáo án giáo lý.
Xin Chúa chúc lành, thánh hóa và hướng dẫn chúng ta trong việc phục vụ Lời Chúa.
 
Nhóm Huấn giáo
Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp

………………………………………….
 
 
Bài mở đầu:
EM HỌC LỜI CHÚA
 
Lời Chúa:     “ Phúc cho kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chuá.” ( Lc11, 38).
Ý chính:           1.  Chuá Giêsu chúc phúc cho người học Giáo Lý
                          2.  Chính Chúa Giêsu dạy Giáo Lý.
             3. Ích Lơi của việc học Giáo lý.
Tâm tình:       Vui suớng - tạ ơn vì được sống trong gia đình có Thiên Chúa là Cha yêu thương và mọi người là anh chị em.
Chuẩn bị:      -  Nếu dạy Giáo Lý trong lớp:Treo tượng  chuộc tội nơi xứng đáng nhất ,
Bàn trải khăn trắng, có bình hoa, cây nến và cuốn Thánh Kinh mở sẵn Lc 11,27-28.
 
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:  GLV đến trước 15 phút: Chuẩn bị lớp học – đón tiếp các em hoặc gặp gỡ phụ huynh. Sắp hàng trước 5 phút để vào lớp – ngồi theo tổ. (Chung cho mọi giờ giáo lý )
2. Thánh hoá: Hát Kinh CTT – hoặc Kinh Lạy Chay – hay cầu nguyện
                 (Tùy hoàn cảnh thích hợp. Vd:  GLV xướng và các em cùng lặp lại lời cầu nguyện:)
Lạy Chuá Giêsu,
Chúng con thật là vui khi được đến học dưới mái trường của Chúa. Xin Chúa hãy dạy  chúng con như xưa Chúa đã dạy các tông đồ, và xin ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con.
3. Kiểm tra bài cũ: …
4. Giới thiệu bài mới: Mở đầu giờ học giáo lý hôm nay, chị tập cho các em bài hát ngắn này nhé: “Học giáo lý. Học giáo lý. Em gắng công em học cho chăm cho ngoan. Học giáo lý. Học giáo lý. Em gắng công em học cho tinh cho tường.”     Các em ơi đó chính là chủ đề của Bài giáo lý hôm nay.
II.  EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập
        Các em quý mến, hôm nay trong buổi học đầu tiên này, chị kể cho các em nghe câu chuyện thiệt hay nha:
Có một bạn nhỏ ( bằng tuổi các em 7-8 tuổi) tên là Savio, ngày ngày lầm lũi 8 Km từ nhà đến nhà thờ để học Giáo Lý. Hơn thế nữa, bằng nhiều cách bạn Savio còn rủ những người  bạn cùng xóm đi học. Có lúc bạn Savio học làm xiếc để quấn hút các bạn theo mình đi học. Khi đến lớp Savio học rất chăm chỉ. Chỉ một lần Savio nghe qua là có thể thuộc lòng lòng.
Tại sao Đaminh Savio rất yêu thích học Giáo Lý? Chắc chắn Cậu đã biết ích lợi của việc học giáo lý và sự tai hại do việc lười biếng học giáo lý nên đã có một chọn lựa chính xác. Điều đó đúng hay sai, mời các em lắng nghe Lời Chúa.
Mời các em đứng
B. Công bố Lời Chúa
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 11, 27-28).
Khi Đức Giêsu đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người:”Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!” Nhưng Người đáp lại:”Đúng hơn phải nói rằng:Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” Đó là Lời Chúa.
ĐÁP:Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa.
(Thinh lặng – gợi ý)
Qua Lời Chúa chúng ta vừa nghe, chắc ai cũng thích được nghe Lời Chúa chúc phúc cho mình. Vậy chúng ta hãy chăm chỉ học giáo lý của Chúa để xứng đáng đón nhận lời chúc phúc của Chúa nhé.
 
(Thinh lặng giây lát – Mời các em ngồi)
 
    C.  Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
Lc 11, 27-28
1. Chúa Giêsu chúc phúc cho người học giáo lý:
  • Bài TM các em vừa nghe do Thánh sử nào viết?- Thánh Luca
  • Khi người phụ nữ lên tiếng: “ Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớn”, Chúa Giêsu đã đáp lại như thế nào?  “Phúc cho kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa”.
  • Muốn được nghe để biết tuân giữ Lời Chúa chúng ta phải làm gì?- Phải học giáo Lý.
  • Các em trả lời rất đúng, vì giáo lý bắt nguồn từ Lời Chúa, nên học giáo lý, các em được lắng nghe Lời Chúa, được Chúa yêu thương chúc phúc. Các em có vui không?-
  • Chúng ta cùng hát bài: Học giáo Lý (vỗ tay)
 
 
 
 
 
Chúa chúc phúc cho những ai siêng năng học giáo lý.
 
 
 
 
 
Lc 11,27
 
Mt. 8,12;12,38
Mc 4, 38
 
Ga 3,2
 
Mc 10,17
 
Ga 13, 13
2. Chúa Giêsu Thầy dạy Giáo Lý:
  • Các em nhìn Lc11, 27 mà chúng ta vừa đọc, Thánh sử Luca kể lại Chúa Giêsu đang làm gì  cho dân chúng? Người đang giảng dạy
  • Đúng, Chúa Giêsu luôn luôn được xưng tụng là “Thầy”, dù bất cứ nơi nào, Chúa luôn là Thầy dạy cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giàu nghèo, và đặc biệt là các trẻ nhỏ như chúng ta, Chúa rất yêu thương các bạn nhỏ chúng mình.
  • Chúa dạy đủ mọi hạng người. Cả những thầy thông luật như ông Nicôđêmô cũng đến học với Chúa, mà ông phải học ban đêm vì sợ người Do Thái.
  • Thanh niên cũng tìm đến Chúa để xin Chúa chỉ giáo.
  • và chính Chúa Giêsu cũng xác định: “Các con gọi Ta là Thầy là phải, là đúng, vì ta là Thầy và là Chúa của các con”.
  • Các em có thích trở thành học trò của Chúa Giêsu không?..Muốn là học trò của Chúa Giêsu, muốn có Chúa là Thầy, em hãy siêng năng học giáo lý và Lời Chúa.
 
 
Chúa Giêsu là Thầy dạy duy nhất, chúng ta phải đến học với Người và lắng nghe Lời Người.
 
 
 
 
 
 
 
Ga 16, 27
 
 
 
 
 
 
Mt 6, 9-13
 
 
 
 
 
 
 
3. Ích lợi của việc học Giáo Lý.
  • Các em đến trường học văn hóa để làm gì?
  • Nếu em không học, em có biết đọc, biết viết không?
  • Muốn biết Thiên Chúa là Cha yêu thương, và mọi người là anh em chúng ta phải làm gì? Học giáo lý
  • Nếu Thiên Chúa là Cha chung của mọi người thì chúng ta là gì đối với nhau?  là anh em với nhau.
  • Sở dĩ chúng ta là anh em vì chúng ta là con một Cha trên trời. Như chúng ta thường đọc Kinh “Lạy Cha”.
  • Chính Chúa Giêsu đã dậy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, và là Cha chung của mọi người. Tất cả anh chị cùng với các em và mọi người… là con một Cha trên trời. Thật là hạnh phúc phải không các em. Chúng ta cùng vỗ tay chúc tụng Thiên Chúa là Cha của chúng ta.
  • Trong chương trình giáo lý của Khối Xưng tội, các em sẽ được  dẫn từ từ đến Bàn Tiệc Thánh, tức là Rước lễ lần đầu. Đó là một hạnh phúc, và chỉ những bé nào chăm ngoan mới xứng đáng được đón nhận Mình Máu Thánh Chúa
 
 
 
Học Gíao Lý để biết Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em.  (1)
 
Em biết như thế để mến Chúa, yêu người, cho ngày sau được hưởng phúc đời đời. (2)
 
D. Cầu Nguyện: Lạy Chúa,hôm nay là ngày đầu tiên chúng con được gặp gỡ làm quen với nhau, nhất là được học biết Chúa là Cha yêu thương và mọi người là anh chị em với nhau.Chúng con xin dâng lời chúc tụng và cảm tạ Chúa. Xin dạy chúng con biết chuyên chăm học Giáo Lý để yêu mến Chúa và sống tốt với mọi người. Amen.  
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:  “Phúc cho kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa”(Lc 11,28).
Bài học GL: c 01 – 02
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:   Hát:  HỌC GIÁO LÝ  (x. Sh ĐBTT. Tr. 3)
Học giáo lý. học giáo lý.
Em gắng công em học cho chăm cho ngoan.
Học giáo lý. học giáo lý.
Em gắng công em học cho tinh cho tường. 
2. Thực hành:   Quyết tâm chăm học Giáo lý.
3. Bài làm ở nhà:  Để tỏ ra yêu thích học Giáo lý a, các em bao sách Tin Mừng, Thủ bản Giáo lý,Vở Bài tập. Ngoài bìa, viết tên thánh, tên gọi, Lớp và Mã học viên của em. 
V. KẾT THÚC:  Các em thân mến, Hôm nay ngày đầu tiên đi học, Chúa mời gọi chúng ta siêng năng học giáo lý để biết Chúa là Cha và mọi người là anh em. Chúc các em một tuần vui và quyết tâm chăm học giáo lý. Khi về gia đình, em nhớ chào ba mẹ, anh chị… và sống ngoan nhé.
Chúng ta cùng đọc Kinh Sáng Danh – và làm Dấu Thánh giá.
  • Sau khi làm dấu Thánh giá, các em sẽ nói: Chúng em chào chị (Anh) và các bạn ra về. Chúng em cám ơn Chị.  Chúng ta sẽ giữ trật tự khi ra khỏi lớp học. Mong các em thực hiện tốt trong mọi tiết học như thế.
Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
 
    Bài 1:  THIÊN CHÚA SÁNG TẠO TRỜI ĐẤT MUÔN VẬT (tiết 1)
 
Lời Chúa:    “Từ ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1)
Y chính:       Thiên Chúa sáng tạo từ hư không nhờ Lời quyền năng.
Tâm tình:   Cảm tạ và chhúc tụng Chúa vì Người đã ban cho ta bao việc lạ lùng.
Chuẩn bị: Những bức tranh về cảnh thiên nhiên, sinh vật, sông núi…
  1. ỔN ĐỊNH
  1.   Đón tiếp:
  2.   Thánh hoá: Các em ơi, chúng ta hãy lắng tâm hồn để dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, vì Người đã tạo dựng muôn loài muôn vật xinh tươi, trong đó có chúng ta – Nguyện xin ChúaThánh Thần đến hướng dẫn chúng ta: Hát về Chúa Thánh Thần…
  3.   Dẫn vào bài mới: Các em thân mến, trong bài trước chúng ta đã học biết tại sao chúng ta học giáo lý. Hôm nay chúng ta sẽ bước vào bài 1: Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật. Bài gồm 2 tiết. Hôm nay chúng ta học tiết 1
II    EM NGHE LỜI CHÚA
A.  Dẫn nhập: Các em ơi, Chị sẽ đọc tặng các em bài thơ này nhé. Mời các em lắng nghe (đọc diễn cảm):
              Các bạn nhỏ vẫn thích
              Ngắm tinh tú vì sao
              Vầng trăng cao chiếu sáng
              Vào mỗi tháng đêm rằm
               Bạn thích nhìn bướm ong
               Bay lượn trong ngày mới
               Lắng nghe dòng sông gọi 
               Oi kỳ diệu biết bao
               Các bạn hỏi vì sao
               Vàng trăng cao lại có
               Bướm ong bay trong gió
              Được xuất hiện từ đâu?
Để có câu trả lời, mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa qua Sách Sáng Thế.
  1. Công bố Lời Chúa: (St1,1.3-5)
Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

C. Diễn giảng Lời Chúa
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
St 1,1
 
St 1,3
St 1,3.6.9.
11.14.20.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
St 1,4.10.12.18.
 
 
Thiên Chúa sáng tạo từ hư không, nhờ Lời quyền năng:
  • Các em ơi, Lời Chúa chúng ta vừa nghe trong sách Sáng Thế cho chúng ta biết ngay từ đầu Thiên Chúa làm gì?- Thiên Chúa Sáng tạo trời và đất
  • Thiên Chúa sáng tạo như thế nào? – Thiên Chúa phán một lời là có.
  • Lời của Thiên Chúa có sức mạnh phi thường và oai nghiêm như thế. Lời ấy phải là lời quyền năng.
  • Thiên Chúa không lấy bất cứ vật nào để làm ra trời, đất, cây cối, thú vật, Ngài làm từ cái không (có nghĩa là  Chúa muốn là có ngay – Chúa phán một lời xuất hiện liền).
  • Các em thấy có ai tài giỏi làm được như Chúa không? Không một ai có thể làm được như thế  ! Bác thợ may phải có vải, kéo, chỉ, máy may… mới có áo đẹp cho các em mặc như thế này. Bác thợ mộc phải có go, đinh, cưa… mới có bàn xinh cho em học..v.v..
  • Thiên Chúa thật là tuyệt vời và đầy quyền năng phải không các em? Chúng ta cùng chúc tụng Chúa qua một băng reo nhé:
  • Băng reo bằng khăn tay: vỗ tay nhỏ to theo nhịp nhấp khăn của GLV, lên dần từ thấp đến cao( to dần). Kết thúc bằng tiếng reo: AAA –CHÚA  TUYỆT VỜI!
  • Thiên Chúa tạo dựng vạn  vật  thật tốt đẹp. Và Ngài  tặng ban cả vũ trụ, nào sông, nào biển, hoa lá cỏ cây và muôn vật … cho chúng ta như một món quà. Ô, Thiên Chúa thật tốt lành và yêu thương ta, vì Ngài là Cha của chúng ta.  Nào, chúng ta vỗ tay tán dương Thiên Chúa (vỗ tay) – Và tất cả cùng tuyên xưng: (các em lặp lại từng câu nhé:)
Hãy ca tụng Chúa, vì Chúa nhân lành
            Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương
 
Thiên Chúa đã dùng Lời quyền năng của Người mà sáng tạo mọi sự từ hư không. Chỉ một mình Thiên Chúa mới làm được như vậy. (4)
 
 
Muôn vật Chúa ban cho ta đều tốt đẹp
 
 
  1.  CẦU NGUYỆN: (GLV xướng cho các em lặp lại)
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã tạo dựng muôn loài và cho chúng con được làm chủ. Xin Chúa cho chúng con biết bảo vệ và phát triển những gì Chúa đã trao ban cho chúng con.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA: “Từ ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất” (St 1,1)                                                      GL: c 3 - 4 IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:
             NHD                                                                CHUNG
  1. Thiên Chúa tạo dựng                                        Trái đất (tay trái  chỉ xuống đất)
  2. Thiên Chúa tạo dựng                                        Bầu trời (tay phải chỉ lên trời)
  3. Thiên Chúa tạo dựng                                        Muôn vật (hai tay giang ngang)
  4. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ                              Cho em (hai tay để lên ngực)
  5. Em hãy                                                             Tạ ơn Chúa (hai tay chấp lại)
  1. Thực hành: Không hái hoa, trái, cành lá bừa bãi.
3.  Bài làm về nhà: Em hãy vẽ cảnh cây cối, hay thú vật mà em thích. Sau đó, em hãy ghi thật lớn chữ: “ CẢM TẠ CHÚA ”
V         KẾT THÚC: Thiên Chúa đã dùng quyền năng của Người mà sáng tạo mọi sự từ hư không. Người tạo dựng tất cả cho chúng ta mà không đòi một điều kiện nào. Vậy chúng ta hãy đáp lại ơn Người bằng cách sống ngoan và trân trọng mọi tạo vật của Chúa, các em nhé.
 
………………………………………….
 
Bài 1:  THIÊN CHÚA SÁNG TẠO TRỜI ĐẤT MUÔN VẬT (tiết 2)     
Lời Chúa:  “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.”  ( St 1,1)
Y chính:      1.  Thế giới hữu hình
  1. Thế giới vô hình.
            Tâm tình:   Cảm tạ và chúc tụng Chúa vì Người đã ban cho ta bao việc lạ lùng.
 
I          ỔN ĐỊNH
1.  Đón tiếp:
2.  Thánh hoá: Các em yêu quý, giờ đây chúng ta hãy thinh lặng để cùng với Chúa Giêsu xin Cha ban Thánh Thần đến hướng dẫn chúng ta trong giờ học giáo lý này. (Thinh lặng ít phút)      
      HÁT: (về Chúa Thánh Thần ) 
3.  Dẫn vào bài mới: Các em thân mến, chúng ta đã được biết Thiên Chúa quyền năng sáng tạo trời đất muôn vật từ hư không. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm điều tuyệt vời nữa về thế giới này nhé:
 
II         EM NGHE LỜI CHÚA
A.Dẫn nhập:
Vào một ngày đẹp trời, Dũng và các bạn cùng đến khu du lịch Đầm Sen. Sau khi mua vé, các bạn tung tăng tiến vào những vườn hoa đầy màu sắc. Bỗng Dũng reo lên: ‘Các bạn ơi, ở đây có nhiều bướm quá, lại có cả chuồn chuồn nữa, chúng mình cùng bắt đi.”
 - “Không được đâu , chúng ta sẽ làm đổ cây đó. Bây giờ mình dẫn các bạn vô thuỷ cung chơi nghe ,trong đó có nhiều cá lắm”. Thế là cả nhóm nhanh nhẹn băng qua con suối nhỏ và lách mình chui vào động. Ôi thật tuyệt vời! Cái lạnh của đá làm cho các bạn có cảm giác như đi vào giữa lòng biển vì vẻ đẹp muôn màu của biết bao loài cá…nơi đại dương.
Tạ ơn Chúa đã tạo dựng thế giới này thật tuyệt vời. Chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa:
 B. Công bố Lời Chúa: St: 1, 1.3 – 5

C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
St 1, 1.6-13
 
Mt 6, 25– 34
 
 
 
 
 
 
 
Tv 104, 24-
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 18, 10b
 
 
 
Lc 1, 11
Lc 1, 26
Mt 1, 20
Lc 2, 9.13
 
Mt. 18,10b
 
1.  Thiên Chúa sáng tạo thế giới hữu hình
  • Ngước mắt lên trời, các em nhìn thấy những gì trên bầu trời? Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, chim bay v.v.
  • Mặt đất mà chúng ta đang sống có những gì? Núi, rừng, sông, biển, hoa, cây ăn trái, các giống vật v.v.
  • Tất cả những gì các em vừa kể, đó là quà tặng Thiên Chúa là Cha yêu thương dành cho chúng ta. Quà tặng này các em có thể nhìn thấy bằng mắt, nghe bằng tai, nếm bằng lưỡi, ngửi bằng mũi, đụng chạm bằng tay chân, nên gọi là  thế giới hữu hình.  Hữu = có, / hình = hình ảnh, hình thể, có kích thước.
  • Công trình sáng tạo của Thiên Chúa tuyệt vời lắm, mọi người, mọi thời đại đều phải ca tụng Thiên Chúa là Đấng toàn năng – “toàn năng nghĩa là Ngài làm được tất cả mọi sự”. Các em hãy lắng nghe và lặp lại từng câu nhé:
  • Công trình Ngài, lạy CHÚA, quả thiên hình vạn trạng!
       Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan,
  •  những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất.
  • Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới đẹp như thế, chúng ta hãy làm cho thế giới này ngày càng đẹp hơn và cùng thưa với Chúa: “Chúng con chúc tụng và tôn vinh Chúa là Cha”.
2.   Thiên Chúa sáng tạo thế giới vô hình
  • Các em ơi, Thiên Chúa không chỉ tạo dựng thế giới hữu hình, nhưng Chúa còn yêu thương chúng ta hơn nữa khi tạo dưng thế giới vô hình ( “vô-hình” tức là không có hình thể, kích thước để mắt chúng ta nhìn thấy)
  • Để các em khỏi thắc mắc, các em mở Mt 18, 10b và cùng đọc để biết trong thế giới vô hình thì có ai?  Thiên thần
  • Như thế, ai cho chúng ta biết có Thiên Thần do Thiên Chúa dựng nên để giúp đỡ con người ? Chúa Giêsu
  • Các thiên thần giúp đỡ, gìn giữ chúng ta khi chúng ta còn ở trần gian, nhưng ở trên trời các thiên thần làm gì? đọc câu10: “Các thiên thần…”
  • Thánh Kinh minh chứng có thiên thần và thiên thần được Chúa tạo dựng để làm việc của Chúa và giúp đỡ loài người, như:
  • Sứ thần hiện ra với Giacaria
  • Sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria.
  • Sứ thần trấn an T. Giuse
  • Các thiên thần báo tin cho mục đồng đến Belem
  • Các thiên thần ca hát ngợi khen Chúa
 
3.  Thiên thần bản mệnh của em:
  • Mỗi người chúng ta đều có Thiên thần phù trợ. Đó là thiên thần bản mênh. Thiên thần bản mệnh luôn cầu  bầu, sát cạnh ta, cùng ở với ta, cùng chơi với ta. Các ngài thương quí chúng ta lắm, và có bổn phận bênh vực gìn giữ ta. Các em đọc lại Mt. 18,10b
  • TC là Cha yêu chúng ta quá! Ngài tặng cho mỗi chúng ta một Thiên Thần, một người bạn thân. Chúng ta hãy vỗ tay cảm tạ ơn Chúa
Thế giới hữu hình là mọi loài thụ tạo mà ta thấy được, trong đó con người là chóp đỉnh. Tất cả những gì Thiên Chúa đã sáng đều tốt đẹp và có liên hệ mật thiết với nhau (5)
 
 
 
 
Thụ tạo vô hình là các thụ tạo thiêng liêng không có thể xác, gọi là thiên thần. Các ngài được tạo dưng để phụng sự Thiên Chúa và giúp đỡ loài người (6)
 
 
Hãy luôn vâng lời thiên thần để em được Chúa yêu thương và mọi người quí mến: ngoan
 
D . Cầu nguyện : Lạy Thiên Chúa là Cha yêu thương, Chúa đã ban tặng cho chúng con mọi tạo vật trong thế giới này. Hơn nữa, Chúa đã dựng nên các Thiên Thần và nhất là Thiên Thần bản mệnh để Ngài ở bên, gìn giữ chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con luôn biết dùng mọi vật theo ý Chúa và biết dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa đến muôn đời.
III        EM NHỚ LỜI CHÚA:   “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.”  ( St 1,1)       GL:  số  05 -06
IV        EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt: Hát bài hát có cử điệu: Nhìn thiên nhiên
  2. Thực hành: - Mỗi khi nhìn cây cối, hoa đẹp hoặc những cảnh thiên nhiên, Em chúc tụng, cảm tạ Chúa.
  • Trước khi đi ngủ em nhớ xin Thiên Thần bản mệnh gìn giữ.
  • Giúp ba mẹ tưới cây
  1. Bài làm ở nhà:  Em hãy tìm hình hoặc vẽ một bông hoa -  trang trí thật đẹp và viết câu: “Hãy chúc tụng Chúa”.
V.        KẾT THÚC:
Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và muôn vật, mọi sự đều rất tốt đẹp, để nói lên Thiên Chúa là Đấng tốt lành và hoàn hảo vô cùng. Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả cho con người. Chúa tặng ban thế giới này cho chúng ta như một món quà quý giá. Chúa cũng sai Thiên Thần của Chúa đến ở với mỗi người chúng ta, và giúp chúng ta sống tốt.
Cầu chúc các em luôn biết chăm chỉ làm việc tốt để góp phần tô điểm vũ trụ thêm xinh đẹp hầu làm vinh danh Chúa.
 
………………………………….
 
BÀI 2: THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI   (Tiết 1)
 
Lời Chúa: Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất."  (St 1, 26.)
Ý chính:   Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa.
Tâm tình: Vui mừng vì được Chúa yêu thương và ao ước nên giống Chúa.
Chuẩn bị tranh hay tượng người.
I.    ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp
2. Thánh hoá: Lạy Thiên Chúa là Đấng toàn năng đã sáng tạo trời đất muôn vật, chúng con xin ngợi khen Chúa, chúng con xin cảm tạ chúa. Xin Chúa hiện diện giữa chúng con trong giờ học hôm nay A-men.
3. Giới thiệu bài mới
Các em ơi, giờ học giáo lý lần trước chúng ta học gì? (TC sáng tạo trời đất muôn vật).
Hôm nay anh (chị) và các em sẽ cùng chiêm ngắm  kỳ công đặc biệt của Thiên Chúa qua bài: Thiên Chúa tạo dựng con người.
II. EM NGHE LỜI CHÚA    
A. Dẫn nhập:     Một hôm cô giáo lớp lá hỏi các cháu: “Các con có biết trong gia đình, má thương ai nhất không” ? Như có phản xạ tự nhiên của tuổi thơ, các cháu giơ tay hầu hết, mọi con mắt đều hướng tới cô giáo để được cô gọi tên.
  • Cô mời bạn Bi.
  • Bi hân hoan đứng và nói lớn tiếng: “Thưa cô, ở nhà má thương Bi nhất.”
  • Tại sao má thương Bi nhất ? 
  • Tại vì ai cũng nói Bi có con mắt giống má, có khuôn ,mặt giống ba.
  • Cô cám ơn con! Cô biết tất cả các bạn trong lớp đều có thể có câu trả lời tương tự như bạn Bi, vì tất cả các con đều được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ. Mỗi người đều có một nét giống cha hay giống mẹ. Chính vì thế cha mẹ rất yêu thương các con.
Các em thân mến,
Chính mỗi người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa đó. Mỗi người đều là nét đẹp của Thiên Chúa.
Mời các em đứng lắng nghe lời Chúa.
 
B. Công bố lời Chúa: St 1, 26-28; 2,7. St 1:26-28
Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
(Thinh lặng giây lát – gợi ý:).
Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta Người tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Người và ban cho chúng ta mọi sự tốt lành. Thiên chúa cũng muốn các em sống ngoan để trở thành người con ngoan của Chúa.
(Mời các em ngồi)
 
C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
St 1,26-28; 
2,7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I.Thiên Chúa tạo dựng loài người theo hình ảnh Thiên Chúa
  • Tác giả sách Sáng thế cho ta biết sau khi tạo dựng nên thế giới và muôn loài tuyệt đẹp trên bầu trời, dưới sông biển, trên mặt đất, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa. Và Chúa ban cho con người được làm bá chủ muôn loài cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất. Các em có cảm thấy thích thú không?
  • Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Chúa, tức là con người không chỉ có thân xác và sự sống – bởi vì con mèo, con chó cũng có xác và sự sống - nhưng con người cao trọng hơn muôn vật vì Thiên Chúa còn cho con người có linh hồn thiêng liêng, có khả năng học hiểu để nhận biết Thiên Chúa.
  • Nhờ đâu chúng ta hiểu biết, lựa chọn cách tự do…? … Nhờ có linh hồn mà con người có thể nhận biết, phân biệt điều xấu, điều tốt, cũng như biết yêu mến.
  • Rồi Thiên Chúa lại sáng tạo con người có nam, có nữ, để sống yêu thương và chia sẻ mọi sự Chúa ban.
  • Người đàn ông  đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng là ai? Ađam
  • Và người đàn bà đầu tiên Thiên Chúa cho là bạn với Ađam  là ai? Eva.  
  • Nguyên tổ loài người có tên là gì? … “Ađam và Eva”
 
  • Các em thân mến, Các em hãy nhớ! Con người được Chúa dựng nên giống hình ảnh Chúa. Có kẻ to, người mạnh. Có kẻ nhỏ, người yếu. Mỗi người đều là hình ảnh đặc biệt của Chúa, và do Chúa yêu thương làm nên.
  • Vì được dựng nên giống hình ảnh Chúa, Em gắng sống ngoan, sống tốt, sống thật dễ thương để đừng làm nhơ bản hình ảnh Chúa trong tâm hồn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Người (7)                 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nguyên tổ loài người là Adam và Eva
 
  1. Cầu nguyện
Lạy Chúa, chúng con hết lòng tạ ơn Chúa, vì chúng con được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa. Xin Chúa giúp con luôn ý thức chúng con và mọi người anh em đều là hình ảnh của Chúa, để chúng con luôn biết sống ngoan, sống dễ thương đối với Chúa và mọi người.
 
  1. EM NHỚ LỜI CHÚA
              Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất."  (St 1, 26.)
GL: c 07
 
IV.    EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: Băng reo: Tình Yêu Thiên Chúa
NĐK: Tình yêu  Chúa!      /          TC  :  Cao (giơ 2 tay lên cao)
NĐK: Tình yêu Chúa!       /           TC  : Sâu  (cúi xuống bỏ 2 tay xuống đất)
NĐK: Tình yêu Chúa!       /           TC  : Rộng  ( 2 tay giang ngang)
NĐK: Tình yêu Chúa!       /           TC  :  Bao la (ngẩng đầu đưa tay cao, vỗ 3 cái)
NĐK: Tình yêu chúa!       /           TC  : Con biết lấy gì cảm tạ cho xứng ( chắp 2 tay cúi đầu)
 
2. Thực hành: Thiên Chúa đã yêu thương tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa và mời gọi chúng ta nên giống Người.Vậy để tỏ lòng yêu mến Chúa, trong tuần này các em hãy tập sống yêu thương bằng cách vâng lời ông bà, cha mẹ và nhường nhịn em nhỏ nhé!
  1. Bài tập về nhà: Hãy viết thật đẹp câu:  “Thiên Chúa Yêu Thương Ta”.
V. KẾT THÚC
         Tôn thờ Chúa, cảm tạ Chúa đó là bổn phận của các em, của anh (chị) và của mọi người.Vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta giống hình ảnh Người và ban cho chúng ta được làm con Chúa. Các em phải nhớ cảm tạ Chúa luôn mãi và yêu thương mọi người vì tất cả mọi người đều là con của Chúa.
Kinh: Sáng Danh
.
……………………………..
 
     Bài 2:  THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI    (tiết 2)     
Lời Chúa:  Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất."  (St 1, 26.)
Y chính:    1.  Sự cao trọng của con người
  1. Thái độ của con người đối với Thiên Chúa.
Tâm tình:   Vui mừng vì được Chúa yêu thương và ao ước nên giống Chúa.
 
I.ỔN ĐỊNH
1.  Đón tiếp:  
2.  Thánh hoá: Lạy Thiên Chúa! Chúng con xin cảm tạ Chúa đã tạo dựng nên con là con người và được làm con Chúa. Xin Chúa tiếp tục hướng dẫn chúng con trong giờ học hôm nay, ước gì chúng con nhận ra hồng ân Chúa dành cho con và khám phá ra mình là một tác phẩm tuyệt vời của Chúa.
3.  Giới thiệu bài mới:
     Các em thân mến,
       Hôm nay chúng ta lại tiếp tục Bài Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa nhé.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
Một người nông phu Trung Quốc tên là Wong-Ly, ông tuy túng nghèo nhưng có lòng tốt và đạo đức. Một hôm, ông vác lá rừng về nhà lợp nhà, ông thấy một con bướm thật đẹp đậu trên bó lá, ông nói:
- Bướm ơi! Chúa dựng nên ngươi đẹp quá, hãy bay đi trong bầu trời.
Con bướm không đi, cứ chập chờn trên bó lá, thế là Wong-Ly bắt bướm đưa về cho con.
Xuống tới chân đồi, một em bé nhìn thấy thích quá, cứ đòi mẹ bắt bướm cho. Wong-Ly hiểu ý tặng ngay cho bé gái và nói: “Cháu đừng làm hại nó nhé, nhìn nó để mà ca tụng Chúa”.
Bà mẹ đứa bé nói với Wong-Ly: “Ông thật là người tốt, tôi xin biếu ông mấy trái cam sành tôi mới hái”. Wong-Ly sung sướng vì ông chưa bao giờ thấy trái cam đẹp như thế.
Đi được một quãng, ông gặp một người lái buôn ngồi bên đường đang kiệt sức vì không có nước uống, ông động lòng thương, rút 3 trái cam sành và nói:
- Đây là của Chúa ban, ông cầm lấy đi, chúc ông lên đường bình an.
Người lái buôn vui mừng và đáp lại lòng tốt bằng cách tặng một tấm lụa.
Wong-Ly về tới đầu làng, vai vác lá, tay cầm tấm lụa, bỗng nghe tiếng ngựa và tiếng người gọi lại để xin tấm lụa. Thì ra đó là công chúa, ông lễ phép thưa: “Đây là của Chúa cho tôi, tôi xin kính tặng cô”. Công chúa hài lòng vì thái độ của ông, liền rút ra túi nhỏ đưa cho ông. Ông vội về nhà để đổ ra, mắt ông bừng sáng khi thấy trong túi đầy những đồng tiền vàng. Và ông tự hỏi: “Tôi phải làm gì cho đẹp lòng Chúa, với nhữnh đồng tiền này/ A, được rồi, để tỏ lòng yêu mến Chúa vì Chúa đã lo liệu cuộc sống cho tôi, tôi sẽ giúp cho những người nghèo khổ nhất trong làng này được hạnh phúc”.
Nói rồi ông chia sẻ cho những người nghèo khổ. Và dĩ nhiên người hạnh phúc nhất chính là ông.
-Qua câu chuyện trên em thích nhân vật nào nhất ? ( thích ông Wong-Ly)
Tại sao ? (Tại vì ông Wong-Ly là người tốt luôn giúp người khác).
Vậy việc làm của ông Wong-Ly có đẹp lòng Chúa không ? (Có).
A! Các em cũng sẽ được Chúa yêu và mọi người thương mến nếu các em sống ngoan, biết giúp đỡ mọi người. Muốn được như vậy các em phải chuyên chăm học giáo lý và lắng nghe tiếng Chúa dạy qua lời Chúa.
 
B. Công bố Lời Chúa: Mời các em đứng nghiêm trang lắng nghe Lời Chúa:  St  1,26-28; 2,7

C. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA
DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
Lc 12,22-30
St 1, 26b
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Cr 3, 16.
 
 
 
 
 
1 Ga 4, 11
 
Ga 13,3-5.14
 
Ep4,17–5. 20
1.  Sự cao trọng của con người
  • Trong bài học lần trước, chúng ta đã học biết: Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Người
  • Chính Thiên Chúa điều hành và quan tâm đến tất cả mọi loài Chúa đã dựng nên, như chim trên trời, cá dưới nước, các loài gia súc, các loài thú nơi rừng sâu, hoa đồng nội, v.v. Riêng con người,  Thiên Chúa còn thương yêu hơn nữa, bởi vì tất cả mọi sự là dành cho con người. Thiên Chúa cho con người làm chủ thế giới hữu hình này. Em hãy đặt niềm tin vào Thiên Chúa quan phòng.
  • GLV giúp các em quan sát, suy nghĩ: Con vật có xác không ?
  • Mỗi người chúng ta cũng có thân xác, nhưng tại sao chúng ta lại trỗi vượt hơn con vật? Nhờ có linh hồn, trí khôn, có tự do.
  • Con người có xác, có linh hồn, có trí khôn, có tự do, như thế có lợi ích gì? Nhờ đó, con người có khả năng hiểu biết, chọn lựa và yêu mến.
  • Con người cao trọng vì chúng ta mang hình ảnh của Thiên Chúa, và tâm hồn mỗi người là đền thờ Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn chúng ta. Vậy ta phải biết tôn trọng anh chị em và chính bản thân ta nữa, vì mỗi người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa.
 
  1. Thái độ của con người đối với Thiên Chúa
  • Thiên Chúa đã yêu thương làm cho con người nên cao qúi hơn muôn vật. Vậy chúng ta phải làm gì cho đẹp lòng Chúa?...
  • Tôn kính yêu mến và luôn cảm tạ tình thương Chúa, như siêng năng tham dự thánh lễ, không nô nghịch v.v.
  • Tiếp đến “Thiên Chúa yêu thương ta như thế thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau
  • Yêu thương nhau là giới răn chính Chúa Giêsu dạy và làm gương ta. Vậy chắc chắn đó là thái độ cảm tạ đẹp lòng Chúa nhất, vì chúng ta là con một Cha trên trời.
  • Các em ơi, khi ta sống yêu thương là ta sống một đời sống mới trong Đức Kitô. Đời sống này đòi hỏi ta phải:
  • Biết quý trọng thân xác và sự sống  bằng việc giữ gìn sức khoẻ,...
  • Biết trau dồi trí năng  bằng việc chăm chỉ.
  • Biết giữ tâm hồn trong sạch: không nói tục, không nói dối...
  • Làm mọi việc vì yêu mến Chúa. Nhất là siêng năng tham dự thánh lễ và học giáo lý.
 
 
 
Con người  cao trọng hơn mọi loài trên trái đất, vì con người vừa là tinh thần, vừa là vật chất, nghĩa là có xác và hồn kết hợp thành một con người duy nhất. (8)
 
 
 
 
Được Thiên Chúa ban cho sự sống và phẩm giá cao quý, ta phải biết cám ơn và yêu mến Thiên Chúa, đồng thời cố gắng làm cho cuộc sống của ta và của mọi người ngày càng thêm tươi đẹp và đầy yêu thương. (9)
 
  1. Cầu nguyện:
           Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ Chúa đã tạo dựng nên con giống hình ảnh Chúa, điều đó làm cho   chúng con thật sung sướng và hãnh diện vì được làm con Chúa. Xin cho mỗi người chúng con cũng biết đem yêu thương của Chúa đến với mọi người và biết sống đơn sơ, vui tươi, hầu xứng đáng là người con ngoan của Chúa.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:   Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất."  (St 1, 26.)   / 
GL: số 8 - 9
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
  1. Sinh hoạt: Băng reo: Chúa thương.
                              NĐK: Chúa thương ai ?           /           TC   : Thương anh (chỉ ngươi bên  phải)
                              NĐK: Chúa thương ai ?           /           TC   :Chúa thương chị  (chỉ người bên trái)
                              NĐK: Chúa thương ai ?           /            TC   : Thương em  (hai tay chỉ vào mình)
                                    NĐK: Chúa thương      /           TC   : Chúng ta A … A… A
  1. Thực hành: Các em thân mến, Chúa đã thương chúng ta và Người muốn chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Vây khi về nhà các em nhớ yêu thương và giúp đỡ, nhất là những người nghèo khó nhé.     
V. KẾT THÚC:  Tóm lại bài 2 và nhắc nhớ các em khi ra về. Đọc kinh Sáng danh……
 
………………………....
 
Bài 3:  SA NGà (tiết 1)
 
Lời Chúa:  Thiên  Chúa hỏi người phụ nữ: “Tại sao người làm thế?.  Người phụ nữ thưa: “con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn.” ( St 3, 13.)
Ý chính:     Thiên Thần và loài người sa ngã.
Tâm tình:    Sám hối vì đã phạm tội nhưng tin tưởng vào Chúa là Đấng hay tha thứ.
 
I.   ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp: Như bài trước
2.Thánh  Hóa:
Các em thân mến, Thiên Chúa là một người Cha rất mực yêu thương chúng ta, vậy chúng ta hãy cầu xin Người cho chúng  ta biết yêu mến Ngài qua việc học hỏi lời Ngài (thinh lặng giây lát). “Lạy Cha, xin hãy ngự vào mỗi tâm hồn chúng con giúp chúng con ngày càng yêu mến và hăng say học hỏi lời Ngài nhiều hơn nữa”.
 3. Giới thiệu bài mới:
Chúng ta tin Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, và là Cha rất yêu thương chúng ta. Ngài đã tao dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài, và cho con người  sống trong vườn địa đàng thật  hạnh  phúc. Nhưng  con có sống mãi hạnh phúc trong vườn địa đàng không? Bài học hôm nay sẽ trả lời cho các em.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA
    1. Dẫn nhập
 Lần kia ,trên trời xảy ra một cuộc giao tranh dữ dội: một số Thiền Thần ương ngạnh, biểu lộ sự kiêu căng phản loạn do Thiên Thần Luxiphe cầm đầu để chống lại Thiên Chúa.thế là các Thiên Thần chia làm hai phe, và Tổng lãnh Thiên thần Micae đứng đầu các Thiên Thần quyết tâm thờ phượng chúc tụng Thiên Chúa. Tổng Thiên Thần Micae và các Thiên Thần lành đã chiến đấu quyết liệt làm cho các thần dư biết: “Aibằng Thiên Chúa” và trong nháy mắt, cả bè lũ Thiên Thần theo Luxiphe đã bị đẩy ra khỏi Thiên Đàng và bị tống  vào hỏa ngục. Chúng trở thành các thần dữ, luôn thù gét Thiên Chúa, chuyên môm đi cám dỗ con ngưởi làm điều xấu (x.kh 12,7-17). Người ta còn gọi chúng là SaTan, tên lừa đảo chuyên nghiệp. Chính vì thế, chúng đã gài bẫy cám dỗ Nguyên Tổ của chúng ta, và Adam- Eva nghe theo. Đó chính là điều mà sách Sáng Thế đã ghi lại mời các emđứng nghe Lời Chúa.
  1. Công Bố Lời Chúa (St 3,1-6. 9-13)
Thiên Chúa đã ân ban cho thiên thần và con người nhiều ân ban. Nhưng thiên thần và con người đều sa ngã theo điều xấu mà phạm tội chống lại Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta luôn ngoan ngoãn, biết vâng lời Chúa qua sự giáo dục Hội Thánh 
  1. Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kh 12, 9
1 Ga 3,8
 
Ga 8, 44
 
  1. THIÊN THẦN VÀ CON NGƯỜI SA NGÃ.
  1. Thiên Thần sa ngã
  • Ai đã dựng nên Thiên Thần và loài người? Thiên Chúa
  • Thiên Thần có xác không? Không – Thiêng liêng
  • Các Thiên Thần có nhiệm vụ gì? Tôn thờ, ca tụng Thiên  Chúa và giúp đỡ loài người.
  • Tất cả các thiên thần có chu toàn nhiệm vụ Chúa trao không ? Một số thiên thần theo thiên thần Luxiphe chống lại Chúa. Thánh Ga nói đó là những tên phạm tội lúc khởi đầu
  • Tại sao chống lại Chúa? Vì kiêu ngạo, không vâng phục Chúa.
  • Hậu quả của việc chống lại Chúa là gì? – Thiên Chúa phạt xuống hoả ngục và thành thần dữ: Sa tan hay còn gọi là ma quỷ. Cho các em đọc Kh 12, 9
  • Ma quỷ tốt hay xấu? Tất nhiên là xấu nên mới gọi là quỷ, đó là kẻ dối trá, là tên sát nhân, thù địch của con người, chỉ làm hại con người, như các em sẽ thấy.
 
 
 
Các Thiên thần và con người không sống mãi trong tình nghĩa với Thiên Chúa. Vì một số thiên thần đã từ chối tình thương của Thiên Chúa và đã quyến rũ tỗ tông loài người phạm tội chống lại Thiên Chúa.
(10)
 
 
 
 
St 3,1-6. 9-13
 
 
 
 
 
St 3, 8.
 
 
  1. Con người sa ngã.
  • (Kể chuyệnJ Sa tan mang hình ảnh con rắn cám dỗ hai ông bà nguyên tổ Adam và Evà…. Hai ông bà có nghe theo không?  (Hai ông bà nguyên tổ nghe theo lời dụ dỗ của con rắn…)
  •  Khi hai ông bà nghe lời dụ dỗ của con rắn thì có thể làm điều tốt được không? (Không, vì ma quỷ luôn làm điều xấu)
  • Hai ông bà nguyên tổ đã làm gì? (không vâng lời Chúa dạy…  )
  • Ông bà nguyên tổ của chúng ta đã bất tuân phục Thiên Chúa, quay lưng chống lại Chúa.….
  • Do chối từ tình yêu Thiên Chúa, hai ông bà không còn cảm nhận tình Yêu Chúa nên sợ hãi đi núp , tránh mặt Thiên Chúa. Đó hình bóng cho thấy tội lỗi làm ta xa cách Thiên Chúa. Và như thế,  tội đã nhập vào thế gian.
 
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, ngày xưa vì nghe lời xúi dục của Satan, mà Nguyên tổ đã chối từ tình yêu, phản bội Chúa. Ngày nay, chính chúng con đã nhiều lần theo lời xúi dục của Satan không sống theo Lời Chúa dạy. Xin Chúa  tha thứ cho chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng cứu cho mọi khỏi sự dữ.
 
III            EM NHỚ LỜI CHÚA:
 
Thiên  Chúa hỏi người phụ nữ: “Tại sao người làm thế”?
Người phụ nữ thưa: “con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn” ( St 3, 13)
GL cc 10 – 12
 
IV          EM SỐNG LỜI CHÚA:
 
1. Bài học: cc 10-12
2.Sinh hoạt: Băng Reo
 
NĐK:Ma qủy.   Tất cả: Cha gian dối   (đá chân phải ).
NĐK:Ma Qủy.  Tất cả: Mẹ điêu ngoa   (đá trân trái ).
NĐK: Ma Qủy. Tất cả: Trong Hỏa Ngục (rùng mình từ từ ngồi xuống ). 
NĐK: Thật thà. Tất cả: Con Thiên Chúa (đứng phắt dậy dơ tay lên ).
A…a…a….a…
 
3. Thưc hành:
Như các em đã biết, vì không khiêm tốn, nên ông bà nguyên tổ của chúng ta đã nghe theo lời của Satan không nhìn nhận Thiên Chúa là đấng đã taọ dựng nên mình. Vì thế qua bài học này các em hãy tập sống khiêm tốn bằng sự vâng lời cha mẹ thầy cô, các cha các dì, các anh chị giáo lí viên,…
 
4. Bài làm ở nhà:
Em viết lời nguyện sau: “Xin chớ để chúng con sa trước cám dỗ nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ “.
V.      KẾT THÚC.
GLV: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng dễ dàng nghe theo lời cám dỗ của Satan để làm điều xấu. xin Chúa giúp chúng ta luôn khôn ngoan để chọn điều tốt.
                        Đọc kinh Sáng danh                                                                    
 
……………………………..
 
Bài 3:  SA NGà ( tiết 2)
 
Lời Chúa: “Bấy giờ Thiên Chúa phán cùng con người: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng dõi mi và dòng dõi người ấy, dòng dõi đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St3,15)
Ý chính: 1. Tội nguyên tổ
2. Lời hứa cứu độ 
Tâm tình: Tin tưởng vào Chúa là Đấng hay tha thứ
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón Tiếp
2. Thánh Hóa: Các em thân mến, cùng với Chúa Giêsu chúng ta hãy dâng lên Thiên  Chúa Cha lời cầu nguyện mà chính Ngài đã dạy chúng ta (đọc kinh lạy cha ).
3. Giới thiệu bài mới:
Các em có muốn biết sau khi phạm tội nguyên tổ của chúng ta sẽ ra sao, và Thiên Chúa có hủy diệt con người không ? Mời các em đi vào tiết hai của  bài “Sa ngã”.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
 
A. Dẫn Nhập:
Trong một gia đình kia, có một cậu bé luôn luôn hỗn láo và  không biết  vâng lời  mẹ mình. Ngày kia cậu đòi mẹ mua cho một máy điện tử. Người mẹ nghèo nên không  thể mua được. thế nên cậu bé rất giận dữ, bất chấp mọi lời  khuyên can năn nỉ, giải thích của mẹ, cậu quyết định bỏ nhà ra đi bụi đời và để lại cho mẹ  những lời nguyền rủa hỗn láo khiến người mẹ rất đau lòng.
Bỏ nhà ra đi, cậu nhập băng nhóm trộm cướp… Và lần kia, cậu và đồng bọn bị bắt… Vài ngày sau cậu được một người bảo lãnh. Các em đoàn được người bảo lãnh là ai không? Người đó chính là mẹ cậu. Vì  thương con, không một lời oán trách, bà đã âm thầm bán ngôi nhà và cả những giọt máu của mình, đến nỗi thân xác bà gần như quyệt quệ chỉ còn da bọc xương để có đủ tiền bảo lãnh con ra…
Thiên Chúa rất yêu thương con người hơn nữa, nên ngay sau khi nguyên tổ phạm tội Thiên Chúa không bỏ con người mà còn  hứa ban Đấng Cứu độ để tẩy xóa mọi vết nhơ của tội. Chị mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.
 
B.  Công Bố  Lời Chúa: (St 3,15)
(Thinh lặng giây lát )
Các em thân mến,
Chúng ta luôn làm mất lòng Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ. Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. 
 
C.        Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜi CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
St 3,13 –24
 
 
Rm 5, 15a.
        17a. 19a
2. TỘI NGUYÊN TỔ VÀ LỜI HỨA CỨU ĐỘ
  1. Tội nguyên tổ:
  • Thiên Chúa có yêu thương con người không?
  • Các em có thể đưa ra bằng chứng? (Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa. Chúa chăm sóc đời sống con người.v.v…)
  • Nhưng con người có trung thành yêu mến Chúa, vâng lời Chúa không? (Con người đầu tiên đã lạm dụng sự tự do Thiên Chúa ân ban mà không vâng lời Chúa)
  • Nguyên tổ của loài người tên là gì? (Ađam và Evà)
  • Vì Ông bà nguyên tổ ( thủy tổ ) của loài người đã phạm tội nên tội này gọi là “tội tổ tông”, hay còn gọi là “nguyên tội”. Tội này lưu truyền hậu quả lại cho con cháu, nên gọi là “tội tổ tông truyền.”
 
Tổ tông loài người đã lạm dụng tự do mà không vâng phục Thiên Chúa , từ chối tình yêu và sống đối nghịch với Người. Đó là tội tổ tông.( 11)
 
 
St 3, 8
       
 
    c  23
 
 
 
 
    c  18-19
b.    Hậu quả của Tội Tổ tông
  • Sau khi tổ tông phạm tội không vâng lời Chúa, loài người có còn được sống thân mật với Chúa nữa không? Không, vì mất ân sủng của Chúa
  • Có được gọi Chúa là Cha, và được hạnh phúc là con cái  để xứng đáng hưởng Nước Trời nữa không? Không, vì bị đuổi ra khỏi vườn điạ đàng, tức là mất thiên chức làm con Thiên Chúa.
  • Lòng hướng về sự dữ ( sự tội)
  • Phải vất vả phần xác và đau khổ phần hồn.
  • Sau cùng phải Chết
 
 
 
 
St 3, 15.
 
Ga 3:16
 
 
 
 
 
  1. Lời hứa cứu độ:
  • Dù con người đă phản bội và tự khước từ tình yêu Thiên Chúa – nhưng Thiên Chúa có  bỏ mặc con người không ? (Không vì Thiên Chúa rất yêu thương con người…).
  • Vậy Thiên đã hứa ban điều gì? (Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ. GLV đọc  chậm St 3, 15 cho các em nghe ).
  • Để xác tín hơn, các em mở  và đọc Ga 3:16
  • Qua Lời Chúa các em vừa đọc, em thấy tại sao Thiên Chúa lại tặng ban Con Một Người? (Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa thực hiện lời hứa…)
  • Tất cả chúng ta cùng thinh lặng giây lát để cảm tạ Chúa Cha đã ban Con Một yêu dấu của Ngài để cứu chúng ta.
 
Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ loài người, nhưng lại hứa  ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài  người.  ( 12.)
 
1 Pr 5, 8
Ep 4, 27
 
 
 
Ga 17, 15
 
Ga 10, 10.
  • Các em quý mến, tội nguyên tổ gây tác hại cho cả nhân loại thì tội riêng của từng người  phạm hằng ngày cũng làm phiền lòng Chúa và gây thiệt hại cho tha nhân. Vì thế, em hãy:
  • Tránh xa tội lỗi ! Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng làm hại em…
  • Em siêng năng đọc Lời Chúa và xin Lời của Thiên Chúa giúp chúng ta chiến thắng sự dữ... Chính Chúa Giêsu luôn xin Cha của Người ân ban  cho chúng ta sức mạnh chống lại sự dữ. 
  • Nhờ Chúa Giêsu, Đấng đến cho chúng ta được sống dồi dào, em hãy luôn làm việc tốt, sống ngoan để Chúa vui và mọi người quý mến
 
  1. Cầu nguyện: Lạy chúa, qua bài học hôm nay chúng con càng cảm nhận được tình yêu của Chúa dành cho chúng con chúng con cám ơn Chúa. Và chúng con hứa sẽ sống ngoan nơn nữa để Chúa sẽ không buồn vì chúng con nữa Amen.  
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: St3,15 ; GL c10 -12
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
1. Bài học: c10-12
2.Sinh hoạt: Băng Reo: CHÚA THƯƠNG /  Hoặc Hát:  Bốn phương trời và vỗ tay.
NĐK: Chúa thương ai ?        -Tất cả:   Thương anh (chỉ người bên phải ).
NĐK:Chúa thương ai ?       -  tất cả:    Thương chị  (chỉ người bên trái ).
NĐKChúa thương ai ?          -Tất cả:    thương  em  (hai tay chĩ vào mình ).
NĐK Chúa thương   ?           -Tất cả:    chúng ta A..A    ……A
Hát bài:   MÌNH VỚI TA (vỗ tay )
 3.  Thực hành
Mặc dù nguyên tổ của chúng ta đã phạm tội, chố bỏ Thiên Chúa nhưng ngài vẫn yêu thương nhân hậu tha thứ. Trong cuộc sống của chúng ta, rất nhiều lần chúng ta cũng nghe lời của sa tan chối  bỏ Thiên  Chúa khi chúng ta không ngoan…nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ cho chúng ta.Vậy chúng ta hãy cám ơn, và cố gắng sống ngoan là luôn lễ phép khi tiếp xúc với người lớn.
4.  Bài tập về nhà:
 Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, vậy chúng ta cũng hãy tỏ tình yêu đối với những người khác. về nhà các em hãy mỉm cười và chào hỏi những người nghèo khổ.
V.  KẾT THÚC
Đọc kinh Sáng Danh
 
……………………………….
 
                      Bài 4: CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI (tiết 1)                 
Lời Chúa:  “ Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa  chúng ta” ( Ga 1, 4)
Ý chính:    Ngôi hai xuống thế làm người
Tâm tình: Vui mừng và cảm tạ tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho loài người. 
I. ỔN ĐINH 
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa:
             Lạy Cha, ta ơn Cha đã yêu thương tặng ban cho chúng con Người Con Một yêu dấu của Cha là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà chúng con đang mong mỏi được học biết về Ngài. Xin Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con và giúp chúng con trong giờ giáo lý này.
  1. Giới thiệu bài mới:
  • Lần trước các em đã học bài gì? ( bài sa ngã)
  • Khi tổ tông loài người sa ngã, Thiên Chúa có bỏ loài người không? (không, Thiên Chúa chẳng bỏ mà lại hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người). Đó cũng chính là bài học hôm nay: Con Thiên Chúa làm người.
III.EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
  • Đố các em,  25- 12 là ngày lễ gì ? ( lễ Giáng Sinh)
  • Trong lễ Giáng Sinh chúng ta mừng điều gì? ( mừng Con Thiên Chúa giáng sinh làm Người)
  • Vậy để biết Ngôi Hai Thiên Chúa làm người như thế nào, chị (anh) mời các em đứng lên nghe Lời Chúa qua Thánh sử                   Lc 2, 4- 7.
  1. Công bố Lời Chúa: Lc 2, 4 -7
  2. Diễn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
St 3, 15
 
 
Lc 1, 26-38
Lc 1, 31
 
Lc 1, 37
 
Lc 1, 31-32
 
 
 
Lc 1, 35
Ngôi hai xuống thế làm người
a/ Truyền tin:
  • Sau khi Nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa hứa ban điều gì? (Thiên Chúa hứa  ban Đấng cứu thế)
  • Các em có biết câu chuyện Sứ thần truyền tin cho Đức Maria không?
  • GLV theo TM Luca và hướng dẫn các em đọc TM để trả lời.
  • Thiên Chúa đã sai sứ thần Gabriel đến nhà ai ở Nazaret? (đến với Đức Maria thuộc miền Galilê, gọi là Nadarét)
  • Sứ thần chào Đức Maria thế nào? (Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà)
  • Sư thần nói với Đức Maria thế nào? ( “bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối cao…)
  • Khi thấy Đức Maria ngỡ ngàng bối rối, Sứ thần đã trấn tĩnh thế nào? Các em đọc c. 35 và 37 (“Thánh thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”… Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được).
  • Khi nghe Sứ thần dẫn giải, Đức Maria đã khiêm tốn trả lời Sứ thần thế nào? Các em đọc c.38: (“Vâng, đây tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”).
 
 
Thiên Chúa dùng quyền năng Chúa Thánh Thần cho “Ngôi Hai nhập thể trong lòng trinh nữ và đã làm người”( 14) 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 2, 1-7
 
 
 
 
 
Ga 1,11.
Lc 2, 7
 
 
Pl 2, 6- 7
Lc 2, 14.
Ga 3, 16
b/ Chúa Giêsu sinh ra:
  • Khi Đức Maria nhậm lời Sứ thần truyền Tin thì Ngôi Hai đã nhập thể trong lòng Trình Nữ bởi phép Chúa Thánh Thần. Nhưng các em có biết Chúa Giêsu sinh ra trong hoàn cảnh nào không?
  • Kể chuyện: Khi hoàng đế Augustô ra chiếu chỉ kiểm tra dân số, Cha mẹ Đức Giêsu từ Nazarét, phía bắc Palestin đã trở về nguyên quán thánh Bêlem, phía nam Palestin để khai hộ khẩu, (vì Thánh Giuse thuộc gia đình dòng tộc Đavít) đang lúc Đức Maria có thai Đức Giêsu
  • Vì thế, Đức Maria đã sinh Chúa Giêsu tại cánh đồng Belem, trong hang trú súc vật, vì không tìm được chỗ trọ, bởi chẳng ai chịu tiếp đón Người …
  • Tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận sinh ra trong cảnh nghèo hèn như thế?  (Chỉ vì yêu thương con người. “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.”)
  • Như các Thiên thần, chúng ta cùng tôn vinh cảm tạ Chúa Cha đã ban Chúa Giêsu cho chúng ta, vì nhờ Người mà chúng ta được cứu độ. Người chính là ánh sáng, là niềm vui và là sự bình an…
 
 
 
 
 
 
 
Chúa Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người để cứu nhân loại ( 13)
 
 
 
 
 
 
 
       D. CẦU NGUYỆN 
Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa. Vì yêu chúng con, Chúa đã sinh ra trong cảnh nghèo hèn, nơi hang đá Belem. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa sống tốt với mọi người, đặc biệt các bạn nghèo. Amen.
 
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:    “ Ngôi lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa  chúng ta” ( Ga 1, 4)
GL:  C13 – 14
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
  1. Sinh hoạt:
`                Băng reo: THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI.
  • Nghe đây nghe đây                     _          nghe chi nghe chi (Lắng tai nghe)
  • Thiên Chúa làm Người               _          Ở cùng chúng ta (Nắm tay nhau)
  • Nào ta mau đến                          _          Bái phục tôn thờ  (Quỳ)
  • Thành tâm sám hối                     _         Đổi mới cuộc đời  (Đứng lên vỗ tay)
  • Nhảy lên  A…….A….A…..A…..A
Hoặc Bài hát: “Chúa Hài Đồng” (Hát và vỗ tay)
  1. Thực hành:
Noi gương Chúa Giêsu, em sống hòa thuận với mọi người.
  1. Bài làm ở nhà
           Viết đẹp câu: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14)
  1. KẾT THÚC
Qua bài học “Con Thiên Chúa làm người”, các em hãy cảm tạ lòng yêu thương của Chúa Cha, đã tặng ban Con Một yêu dấu của Người là Chúa Giêsu cho chúng ta. Các em hãy tin tưởng Chúa Giêsu luôn ở với các em. Chính Chúa Giêsu dạy cho các em biết sống đẹp lòng Thiên Chúa Cha như  Chúa Giêsu đã sống và làm gương:
  • Là Con Thiên Chúa: Chúa Giêsu luôn vâng lời và làm đẹp lòng Cha.
  • Là anh em với loài người: Chúa Giêsu luôn yêu thương, giúp đỡ và đem niềm vui đến cho mọi người.
Các em có thể làm cho người khác nhận ra các em là con cái của Thiên Chúa, là anh em với mọi người, khi các em quyết tâm sống theo mẫu mực và lời giảng dạy của Chúa Giêsu.
Chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa: Sáng Danh…..
 
……………………………

 
                      Bài 4: CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI (tiết 2)                
Lời Chúa:  “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40 )
Ý chính:    Cuộc sống trần thế của Đức Giêsu.
Tâm tình: Noi gương Chúa Giêsu em chăm chỉ học hành và luôn biết vâng lời
I.ỔN ĐINH 
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa:Hát kinh Chúa Thánh Thần
  3. Dẫn vào bài mới:
Các em thân mến, trong bài học tuần trước, chúng ta đã cùng nhau t́m về hang đá Belem và chiêm ngắm Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc sống trần thế của Người.
II.   EM NGHE LỜI CHÚA
A.        Dẫn nhập:
Gia đình của Chúa Giêsu gồm mấy người? Các em hãy kể tên? Thánh Giuse làm nghề gì? Đức Mẹ làm gì? Còn Chúa Giêsu thì sao? Các biết không, khi sống ở trần gian Chúa Giêsu đã làm rất nhiều việc.Vậy để biết Chúa Giêsu đã làm những việc gì chị mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa theo thánh sử Mc 1, 32-34
B.         Công bố lời Chúa: Mc 1, 32- 34

C.        Diễn giải
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 2, 19- 23
 
 
Lc 2, 22 –28
 
 
Lc 2, 51- 52
 
 
 Mt 5…
 
 
Ga 2, 1-12
Ga 6, 1-15
Mc1, 1- 12
Ga 11
Ga 11, 53
 
 
Mt 28.
 
 
 
 
 
Ga 3, 16
2.Cuộc sống trần Thế Đức Giêsu: (kể chuyện)
  • Sau khi sinh ra, vì Vua Hêrôđê tìm giết, Sứ thần báo cho Thánh Giuse đem Chúa Giêsu trốn sang Aicập ; khi Vua Hêrôđê băng hà, Ngài trở về Nazarét sinh sống…
  • Thánh Giuse và Đức Maria dâng Đức Chúa Giêsu vào đền thờ.
  • Như bao trẻ em khác, Chúa Giêsu sống và lớn lên trong một gia đình êm đềm và hạnh phúc, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ân nghĩa trước mặt Thiên Chúa và người ta.
  • Trong 30 nămChúa Giêsu sống ẩn dật với tâm tình cầu nguyện, siêng năng làm việc, chăm chỉ học hành, và luôn biết vâng lời.
  • Sau đó, Ngài đã lên đường thi hành sứ mệnh của Chúa Cha, đó là rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho mọi người
  • Bên cạnh lời rao giảng, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ:
  • Biến nước thành rượu
  • Hoá bành ra nhiều
  • Chữa nguời bệnh tật, xua trừa ma qủi…
  • Cho người chết sống lại
  • Lời giảng dạy và những phép lạ Chúa GIêsu làm đã thu hút nhiều người  làm cho giới lãnh đạo Do Thái giáo ghen tức (Luật sĩ và Pharisiêu) lập mưu giết Chúa Giêsu. Người đã phải chết trên thập giá, nhưng Người đã sống lại
  • Vậy, Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu được chia làm 3 giai đoạn:
  • Thời ẩn dật tại Nagiarét: 30 năm.
  • Thời công khai rao giảng Nước Trời: 3 năm
  • Cuộc khổ nạn – phục sinh: vào dịp lễ vượt qua.
  • Chúng ta cùng cám ơn Chúa Cha đã ban tặng Chúa Giêsu là Con Một yêu dấu của Ngài cho chúng ta, vì Chúa Cha rất yêu thương chúng ta. 
  • Noi gương Chúa Giêsu dưới mái nhà Nazarét, các em hãy sống thật ngoan, vâng lời ba mẹ, anh chị. Sẵn sàng mau mắn giúp đỡ mọi người.  Xin Chúa chúc lành cho các em.
 
 
 
 
 
 
Chúa Giêsu đã sinh ra tại làng Belem, sống ẩn dật tại Nazarét, nước Do Thái. Khoảng ba mươi tuổi, Người đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cuối cùng Người chịu chết trên thập giá thời phongxiô Philatô, rồi Người sống lại và lên trời.  ( 15)                          
 
 
 
 
 
 
 
 
D.        Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã sống thật dễ thương dưới mái nhà Nagiarét, xin Chúa dạy chúng con biết vâng lời như Chúa, biết tôn kính người trên, biết chăm chỉ học hành như Chúa, và sống tốt với mọi người, để chúng con được Chúa yêu thương và mọi người quý mến. Amen. 
  1.  EM NHỚ LỜI CHÚA:
 “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40 )
                                            GL: c  15
IV.   EM SỐNG LỜI CHÚA:
  1. Sinh hoạt:   Hát: “Sống vâng lời” ( Thiếu nhi vui ca,  tr. 9)
  2. Thực hành:
Theo gương Chúa Giêsu, em hãy cố gắng học hành chăm chỉ.
  1. Bài làm ở nhà: Tìm một hình ảnh đẹp về Chúa Giêsu và trang trí vào tập vở bài làm của em.
V.    KẾT THÚC
Qua bài học “cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu” các em hãy dâng lên Chúa Giêsu lời cảm tạ tri ân, vì biết bao hồng ân Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Các em có thể làm cho mọi người nhận ra các em là môn đệ của Chúa Giêsu khi các em biết vâng lời ông bà, ba mẹ, thầy cô… và yêu thương giúp đỡ các bạn xung quanh.
Giờ đây, mời các em đứng chúng ta cùng dâng lời cám ơn Chúa: Sáng danh…
 
……………………………..
 
         Bài 5  : CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU   
 
Lời Chúa:   “Con Người phải chịu nhiều đau khổ  do các kỳ mục, do các thượng tế và các kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại “( Mt 16, 21)  
Ý chính:        1.   Chúa Giêsu chịu chết vì  yêu thương.
                      2.   Chúa Giêsu chịu chết như thế nào?
Tâm tình:   Hãy mặc lấy tâm tình cảm tạ và sám hối.
Chuẩn bị:  Hình ảnh cuộc tử nạn của Chúa Giêsu
  1. ỔN ĐINH:
1.  Đón tiếp:
  1. Thánh hoá: (GLV có thể cho các em hát một bài về Chúa-hoặc  đọc lời nguyện mở đầu:)
Các em hãy nhìn lên Thánh giá Chúa ,Thánh giá minh chứng cho các em thấy: Chúa Giê-su đã yêu thương chúng ta, Người đã hy sinh mạng sống vì chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta cảm nhận được điều đó.                      
    3.  Giới thiệu bài mới:
       Để cảm nghiệm sâu hơn tình yêu mà Chúa dành cho các em và cho tất cả mọi người, hôm nay chị mời các em chúng ta học sang bài mới “CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU”.
 II.    EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
Đức Tổng Giám Mục Rômêô đứng yên lặng trong ngôi nhà thờ nhỏ. Bên ngoài, xác chết của một vị Linh mục vừa bị giết nằm trên nền nhà thờ. Nhà thờ mỗi lúc thêm đông người. Họ kêu khóc vì cha xứ của họ vừa bị giết. Cha bị giết vì Cha đã giúp những người cần đến Cha. Cha  là một Linh mục hoạt  động cho công lý và  hoà bình tại El Salva dor.
Đức Tổng Giám Mục Rômeô tự nghĩ: “Chúa Giêsu luôn luôn ở với ngưòi nghèo. Vậy Hội Thánh  cũng phải là của người nghèo. Tôi phải làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ dân tôi và chặn đứng  những vụ giết hại này”. Và Ngài đã rao giảng hoà bình và hoạt động cho công lý, dầu biết rằng mình có thể bị nguy hiểm, nhưng theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho mọi người được sống. Và quả thực ngày 24 thang 3 năm 1980, khi đang dâng thánh lễ, Đức Cha Rômêô đã bị bắn chết. Những người nghèo khổ ở El Salva dor gọi Ngài là “Cha của người nghèo.”
 
Các em thân mến,
Ai cũng muốn sống không ai muốn chết. Thế nhưng Đức Cha Rômêô dám chêt cho  ngưòi nghèo, chết cho công lý, vì Đức Cha đã noi gương Chúa Giêsu, Đấng đã tự hiến mình cho toàn thể nhân loại được cứu sống. Mời các em đứng lên nghe Lời Chúa.
  1. Công bố Lời Chúa: Cv 2, 23 – 24.
Sau khi nghe Lời Chúa – thinh lặng – gợi ý:
Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta, Chúa yêu từng người trong chúng ta, và Chúa đã chết trên thập giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta.  Xin Chúa giúp chúng ta nhận ra tình thương của Chúa.
  1. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
Mt 16, 21-23
 
 
 
 
 
 
  1. Chúa Giêsu chịu chết vì yêu thương
  • Để biết về cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, như sách công vụ ghi lại mà các em vừa nghe, chị (anh) sẽ kể cho các em một câu chuyện ngắn nhé:
  • Hôm ấy, Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết cuộc Người phải đi Jerusalem để chịu rất nhiều đau khổ, rồi bị giết chết nữa ! Các môn đệ nghe buồn lắm, ông Phêrô tỏ ra khôn ngoan, sẽ kéo Chúa Giêsu ra một chỗ rồi nói nhỏ: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp chuyện ấy”. Chúa Giêsu nghiêm nét mặt nói với Phêrô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy, anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa, mà là của loài người”.
 
Việc Chúa Giêsu lên Giêrusalem có ý nghĩa này:
Một là để tự nguyện chịu chết.
Hai là để tỏ mình là Vua Kitô.
Ba là cho thấy nước Thiên Chúa sắp hoàn thành khi Người chịu chết và sống lại.   ( 16 )
 
Ga 6,38;17,4
 
 
 
 
 
 
Mt 21,9
 
 
 
 
Mt 17,22-23;
      20, 17-19
 
 
 
Rm 6, 5-7
 
Ep 1, 7
 
Cl 1, 20
 
  • Các em có biết tại sao không? Vì Chúa Giêsu vâng phục ý Chúa  Cha -  mà công trình Chúa Cha trao cho Chúa Giêsu là gì? Là Chúa Giêsu cứu chuộc chúng ta, nên dầu biết rõ tới Giêrusalem là bị các Thượng tế, Kỳ mục và Kinh sư thuê người bắt, nhưng Chúa Giêsu vẫn tự nguyện lên đường đi Giêrusalem để đón nhận khổ hình cho đến chết và chết trên thập giá.
  • Và khi Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem , Chúa như Vị Vua hiền từ cỡi trên lưng lừa con, khác hẳn với vua chúa trần gian. Mọi người hoan hô chúc tụng Chúa. Các bạn thiếu nhi tay cầm cành vạn tuế nghênh đón Chúa – nhưng nhanh chóng lắm, họ đã phản bội Chúa. Chúa tự tình chấp nhận không phản kháng vì Chúa yêu chúng ta.
  • Nhưng để chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ trước cái chết của Thầy, Chúa Giêsu đã cho các ông biết để an tâm và hy vọng vì  sau ba ngày Con Người sẽ sống lại. Như thế, Nước Thiên Chúa sẽ hoàn tất khi Chúa Giêsu  chịu chết và sống lại.
  • Chúa Giêsu chịu chết để làm gì? (đền tội thay cho chúng ta)
  • Nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta đươc chết đi con người cũ và được sống lại con người trong Đức Giêsu Kitô. 
  • Và chính nhờ máu  Thánh Tử (là Chúa Giêsu) đổ ra chúng ta  được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi
  • Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá , Thiên Chúa đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
 
Chúa Giêsu đã suốt đời tự nguyện vâng phục Chúa Chacho đến nỗi bằng lòng chiụ chết và chết trên cây thập giá.  Pl 2, 8.   (17)
 
 
 
Nhờ cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu đã chu toàn sứ mệnh đền tội và làm cho ta nên công chính                             ( 18)
 
 
 
 
 
 
Mt 26,26…
Mc 14, 12…
Lc 2214…
Ga 18..
 
 
 
 
 
Ga 19, 25-27
 
 
 
Mt 27,57–61
 
 
  1. Chúa Giêsu đã chịu chết như thế nào?
  • Tin Mừng kể lại cho chúng ta thấy, sau khi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ, Chúa Giêsu đi cầu nguyện tại vườn Cây Dầu. GiuĐa, người môn đệ phản thầy đã dẫn quân đến bắt Chúa Giêsu một cách tàn bạo…
  • Quan tổng trấn Philatô dù biết rõ chỉ vì ghen tức mà giới lãnh đạo Do Thái xui giục dân chúng đòi kết án Chúa Giêsu, thế mà ông đã nhượng bộ trao Chúa Giêsu cho lính canh đánh đòn, sỉ nhục, hành hạ tàn tệ.và đóng đinh vào thập giá…!!!                       
  • Dầu bị muôn thương tích, vác thập giá nặng, rồi bị đóng đinh vào thập giá, Chúa Giêsu vẫn hiền từ, im lặng, không hề kêu một lời !
  • Chúa Giêsu đã chết cô đơn, chỉ có mẹ Người và môn đệ Gioan, và một vài người phụ nữ dưới chân thập giá và chiều thứ sáu trước lễ Vượt Qua. (Chúng ta thinh lặng giây lát bên Mẹ Maria trước cái chết của Chúa Giêsu…)
  • Ông Giuse thành Arimathi xin xác Chúa Giêsu chôn trong mồ.
  • Và Sau khi Chúa chết, Chúa Giêsu đã xuống ngục tổ tông, để loan báo “Tin vui” cho Adam-Eva và các  người công chính đã ly trần trước Chúa Giêsu.  Như thế, việc Người xuống ngục tổ tông mang  2 ý nghĩa:
  • Chúa Giêsu chết thật.
  • Chúa Giêsu loan báo tin cứu độ cho những người công chính chết trước khi Người đến
 
 
 
 
 
Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chết trên thập giá. Xác Người được mai táng trong mồ, còn linh hồn Nguười Xuống ngực tổ tông. ( 19)
 
Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông để loan báo tin cứu độ cho những người công chính  đã chết trước khi Người đến                                 (20)
Ga 15, 13 -  Tóm lại: Chúng ta cùng nhau cảm tạ tình thương vô biên của Chúa Giêsu, và để hiểu điều này, các em hãy đọc Ga: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”.
D. CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu chết trên thập giá để chuộc tội chúng con. Xin cho chúng con biết cố gắng chừa bỏ thói hư tật xấu để xứng đáng thừa hưởng ơn cứu độ của Chúa.
(thinh lặng giây lát).
 
III.  EM NHỚ LỜI CHÚA: “Tư lúc đó Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết:Người phải đi Giê-ru-sa-lem , phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư gây ra, rối bị giết chết,vá ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21) GL: cc16 - 20 
 
IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt: Hát:  Ngày xưa Chúa Kitô thập giá vác trên vai, vòng gai quấn trên đầu Người ra pháp trường.  Người đi chết cho tôi, Người đi chết cho anh, Người đi chết cho em , chết cho người người hôm nay. Người ơi có nhớ, Người đã chết cho đời. Người ơi có hay, xin cho người vòng tay.
  2. Thực hành:
                            Chúa Giê-suđã chịu khổ nạn để cứu chuợc chúng ta. Ngày  nay còn bao người đang chịu đau khổ về thân xác và tâm hồn. Noi gương Chúa Giê-su “Mỗi ngày em dâng một hy sinh để cầu nguyện cho nhưng người đang gặp đau khổ”.
 
V. KẾT
Các em thân mến,
Hằng ngày trong thánh lễ , chúng ta tưởng niệm việc Chúa hy sinh mạng sống mình vì chúng ta và sự sống lại của Chúa.Chúng ta tôn thờ Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể, mà chúng ta sẽ được lãnh nhận khi “Đến Bàn Tiệc Thánh”
Vậy để tỏ lòng biết ơn Chúa, em hãy vui tươi chấp nhận nhữnh hy sinh trái ý để dâng cho Chúa, và em hãy cố gắng tránh xa dịp tội, sẵn sàng sửa chữa những lầm lỗi, để Chúa luôn vui vì em sống tốt. Chúng ta cùng dâng lên Chúa kinh kết thúc ( Kinh Sáng danh…)
 
…………………………….
 
      Bài 6:  CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI (tiết 1)  
      
Lời Chúa:  Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi;  nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31)
Ý chính: 1.  Chúa Giêsu sống lại
    2. Ý nghĩa việc Chúa sống lại.
Tâm tình: Hân hoan vui mừng vì được tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô.
I.  ỔN ĐINH:
  1. Đón tiếp
  2. Thánh hoá: Hát kinh Chúa Thánh Thần
  3. Giới thiệu bài mới:
Lần trước các em đã học Chúa Giêsu vì yêu thương nhân loại,  đến nỗi Người đã bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá. Nhưng sau ba ngày Người đã sống lại. Hôm nay, chúng ta học  bài mới  “Chúa Giêsu sống lại và lên trời”
  1. EM NGHE LỜI CHÚA
         A. Dẫn nhập: Ga 20, 1- 10
Hôm ấy vào sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn đang tối. Maria Madala hối hả chạy ra mộ Chúa Giêsu. Bỗng cô giật nảy mình vì tảng đá đậy cửa mộ to lớn và nặng thế kia mà ai đã lăn nó ra hẳn một bên. Sự việc quá hãi hùng, cô liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan. Nghe tin, hai ông chạy vội ra mộ. Gioan nhanh nhẹn đến trước nhưng vẫn đứng ngoài chờ, Phêrô tuy đến sau lại tiến thẳng vào mộ cũng chẳng thấy Chúa đâu. Gioan vào sau, nhìn quanh thấy các khăn liệm và dây cột xác Chúa Giêsu xếp gọn gàng ngăn nắp. Gioan hô lên: Chúa đã sống lại rồi.
Các em vừa mới đón nhận một tin vui khi nghe thuật lại câu chuyện. Bây giờ, chị mời các em đứng lên để lắng nghe lời Chúa qua đoạn (Ga 20,1-10).
Thinh lặng  -  mời các em ngồi
B. Công bố Lời Chúa: Cv 5, 30 – 31

          C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Ga 20, 19- 28
 
 
Cv 5, 30 – 31
 
 
 
Mt 12, 40
Mc 8, 31
Lc 24, 1-3
 
 
Ga 20, 6
Ga 20, 11- 18
Ga 20, 15
Ga 20, 19 –20
Ga 20, 27
Lc 24, 13- 35
 
Lc 8,41.49-56
Lc 7, 11-16; Ga 11, 6-44
 
 
Cv 2, 24
 
1. Chúa Giêsu sống lại.
  • Chúa Giêsu có chết thật không?
  • Bằng chứng? (Người được mai táng trong mồ)
  • Chúa chết rồi có sống lại không? Mấy ngày sau khi chết?
  • Thánh Phêrô, người đã đến mộ và đã được tiếp xúc với Chúa phục sinh nói gì? (Chúa Giêsu đã bị người Do thái giết chết trên cây gỗ ( cây thập giá) Nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người chỗi dậy.
  • Việc Chúa sống lại có được Chúa báo trước không ? Có.
  • Các em đọc, hoặc GLV đọc Mt. hay Mc. cho các em nghe: chính Chúa Giêsu đã báo trước….
  • Thánh Lc còn kể:  Sáng sớm các bà đạo đức mang dầu thơm ra xức xác Chúa thì họ thấy “mồ trống”.
  • Ông Phêrô và Gioan chạy vào trong mộ có thấy Chúa không?. (Không, thấy “Mộ trống” ).
  • Khi sống lại, Chúa  hiện ra với bà Maria Madala,mà bà tưởng là người làm vườn - Chúa còn hiện ra với các môn đệ khi các ông đang cầu nguyện – Người cho Tôma sờ vào vết đinh và cạnh xườn Người - Rồi Chúa còn đồng hành với hai môn đệ trên đường Em-mau nữa…
  • Trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu có làm cho kẻ chết sống lại không ?  Có, Con gái ông Gairô, viên trưởng hội đường, con trai bà gáo thành Naim,Ladarô…
  • Những người được Chúa cho sống lại rồi có phải chết nữa không?  Có, vì ai cũng phải chết.
  • Còn Chúa Giêsu, khi được Thiên Chúa làm cho sống lại, Người có chết nữa không? Không, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người.
  • Các em hãy đọc 3 lần: Chúa đã sống lại thật, Alleuia ! (Chữ Alleluia vung tay lên cao)
 
 
 
 
Sau khi Chúa Giêsu chết và được mai táng trong mồ, điều kỳ diệu đã xảy ra là chưa đủ ba ngày, Chúa Giêsu đã sống lại như lời Người đã báo trước. ( 21)
 
 
 
 
 
 
Rm 5, 6 –11
 
 
Ep 1, 4 – 14
1 Cr 15, 13…
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Y nghĩa việc Chúa sống lại
Các em thân mến !
  • Khi ông bà nguyên tổ phạm tội đã kéo theo cả loài người cùng chịu hậu qủa của tội là phải chết. Vậy ai đã cứu chúng ta khỏi chết đời đời? (Chúa Giêsu)
  • Chúa Giêsu đã chết trên thập giá, và Người đã sống lại. Sự sống lại của Đức Giêsu đã đưa chúng ta vào sự sống mới, đó là được làm con Thiên Chúa ; được thứ tha tội lỗi, được hoà giải với Thiên Chúa.
  • Chúa Kitô đã sống lại và Người cũng bảo đảm cho chúng ta được sống lại cả hồn lẫn xác và được sống đời đời. Các em có thích không?
  • Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì chúng ta làm việc lành phúc đức có ăn thua gì…và lấy gì mà bảo đảm cho thân xác chúng ta. Nhưng qua bài học hôm nay, chúng ta tin Chúa đã sống lại thật và đó là niềm hy vọng của chúng ta…
  • Để tỏ lòng biết ơn Chúa Giêsu, các em nghĩ mỗi người chúng ta phải làm gì, mời các em góp ý?…. Mỗi chúng ta phải thay đổi cuộc sống (GLV phấn khích các em và tóm ý chính)
  • Các em ơi, chúng ta yếu đuối và dễ sai lỗi lắm, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta được sống lại thật về phần linh hồn, tức là quyết tâm xa tránh tội lỗi để được sống trong Chúa Kitô.
 
 
 
Sự sống lại Đức Giêsu có những ý nghĩa này:
  • Một là mở lối cho ta bước vào sự sống mới.
  • Hai là khơi nguồn bảo đảm sự sống lại sau này của chúng ta. (22)
 
 
 
 
 
 
  1. CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, chúng con rất vui mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Chúa sống lại từ cõi chết. và nay Chúa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống ngoan thảo với ông bà, cha mẹ và với mọi người xung quanh. Nhờ đó chúng con mới xứng đáng lãnh phần thưởng mai sau trên quê trời. Amen
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, va Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31)
                      GL:  cc 21 - 22  IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
1.   Sinh hoạt: Hát:  Chúa nay thật đã phục sinh.Alluia alluia. Người từ trong kẻ chết sống lại.    Alluia alluia. Và niềm vui tràn lan nơi nơi.
2. Thực hành: Quyết tâm chừa tội để sống với Chúa luôn
V.  KẾT THÚC
  • Các em thân mến, giờ học vừa qua các em đã cảm nhận được niềm vui phấn khởi vì Chúa đã sống lại. Sức sống mới ấy đang lan toả khắp mọi nơi trên thế giới. Và sự sống mới ấy hằng ngày vẫn luôn được tiếp diễn khi các em tham dự thánh lễ. Đó cũng là bước đầu Chúa đã chuẩn bị tâm hồn cho các em để các em có đủ điều kiện, lòng ao ước sống trọn vẹn bên Chúa trong ngày rước lễ lần đầu mà các em đang mong đợi
………………………………………………….
 
           Bài 6:   CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI (tiết 2)
 
Lời Chúa:  Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31)
Ý chính:    Chúa  Giêsu lại đến.
Tâm tình:   Hân hoan vui mừng vì được tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô.
I.          ỔN ĐINH:
1          Đón tiếp
2.  Thánh hoá: Các em thân mến, thật hạnh phúc vì Chúa đã sống lại và lên trời để chúng ta được sống và lên trời với Chúa. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa (Thinh lặng giây lát). Và xin Thánh Thần của Chúa Kitô phục sinh đến hướng dẫn chúng ta học giáo lý của Người.
3.   Ôn lại bài cũ: Tuần trước các em đã nắm được ý nghĩa việc Chúa giêsu đã sống lại như thế nào. Hôm nay, chúng ta sẽ học tiếp bài cũ. Chúng ta sẽ sang điểm thứ 3 về việc Chúa Giêsu lên trời.
II.EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập:  Như các em đã biết, việc Chúa Giêsu sống lại là để thông ban sự sống mới cho chúng ta. Vì thế, nay Chúa về trời ngự bên hữu Chúa Cha cũng là để cầu bầu cho chúng ta được thông phần vào sứ sống ấy của Chúa. Nhưng để biết việc Chúa về trời như thế nào. Chị mời các em đứng lên, chúng ta cùng lắng nghe tiếng Chúa.
  1. Công bố Lời Chúa:  Cv 1, 9-11
  2. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Cv 1, 3
 
 
Lc 24, 13-49
Ga 19-21
 
 
 
 
 
Ga 14, 2.
 
Cv 1,9-11
Chúa về trời:
  • Sau khi Chúa Giêsu sống lại Người có về trời ngay không nhỉ? Không. Người không về trời ngay nhưng Người còn ở lại với các môn đệ 40 ngày. Người  đã hiện ra nhiểu lần để thăm , an ủi, và dạy dỗ các môn đệ, như:(GLV đọc TM để dẫn chứng)
  • Người đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau.
  • Hiện ra với 11 tông đồ trong nhà tiệc ly lúc cửa đang đóng kín…
  • Gặp gỡ các môn đệ trên bờ hờ Tibêria…
  • Sau những quãng ngày sống thân tình với các môn đệ thì Sách Công vụ cho chúng ta biết Chúa đi đâu?  (Người đã về trời).
  • Chúa Giêsu về trời để làm gì? (Người về trời để dọn chỗ cho chúng ta)
  • Các em có muốn được vào Nước Trời không?
  • Chúa Giêsu đã lên trời. Các em cùng đọc xem Thánh sử Luca đã miêu tả thế nào?  Cv 1, 9-11
 
 
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu còn hiện ra dạy dỗ, an ủi các môn đệ.  (23)                  
 
 
 
 
 
 
Cv 1,9-11
Chúa Giêsu lại đến:
  • Thánh Lc thuật lại: đang khi các môn đệ chăm chú ngước mắt nhìn theo bóng dáng của Chúa Giêsu đang dần khuất trong đám mây. Bỗng có hai người mặc áo trắng xuất hiện. Đố các em biết, hai người mặc áo trắng đã nói gì với các tông đồ? (Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.)
 
Cv 1, 9 – 11
 
 
 
 
 
 
 
Mt 13,47– 49
Mt 25,31 –46.
  • Ngày Chúa trở lại trong vinh quang là ngày nào? đó là ngày tận thế , ngày cuối cùng của Thế giới, ngày kết thúc chương trình cứu độ của Thiên Chúa, ngày phán xét chung.
  • Đó chính là niềm tin chúng ta tuyên xưng. Trong kinh Tin Kính chúng ta đã tuyên xưng như thế nào? Ngày sau Chúa Giêsu bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
  • Ngày Chúa Giêsu lại đến như thế nào?
  • Để hiểu được điều này, Đức Giêsu đã dùng dụ ngôn:
  • Ngư phủ tung lưới  xuống biển cả.
  • Tách chiên và dê ( người tốt và người xấu)
 
 
Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. ( 24.)
 
 
 
 
  • Các em thân mến! Các em muốn làm người tốt hay người xấu? 
  • Nếu các em muốn làm người tốt, các em phải làm gì ?…
  • Kể chuyện anh hề và nhà Vua…trg 66
  • Như thế, ngay lúc này các em phải luyện tập sống thật dễ thương, là con ngoan của Chúa, của gia đình, của Hội Thánh…GLV dùng những câu hỏi thực tế giúp các em sống tốt…
  • Đó chính là em đang mỗi ngày trở nên ngoan hơn, tốt hơn, vui hơn và  đáng được Chúa yêu hơn
  1. CẦU NGUYỆN
        Lạy Chúa, khi các tông đồ nhìn thấy vinh quang của Chúa sáng chói trên bầu trời thì lòng các ông cứ ngẩn ngơ nhìn theo mãi. Thế nhưng nhiệm vụ của các ông lúc này là phải trở về với thực tại mà đi loan báo Tin Mừng. Loan báo những gì mà các ông đã tận mắt chứng kiến và nhìn thấy những kỳ công vĩ đại của Chúa. Xin cho cuộc sống hằng ngày của chúng con cũng trở thành lời loan báo, nhờ biết nêu gương sáng cho mọi người, để chớ gì ơn Chúa ban cho chúng con không ra vô ích nhưng sinh được nhiều kết quả như lòng Chúa mong muốn. Amen
III.EM NHỚ LỜI CHÚA
Chúa Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho người sống dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. ( Cv 5, 30 -31)   
                   GL:  cc 23 –24 
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt: Hát: Mỗi người là một cành hoa cùng đem về đây góp gió, làm thành vườn muôn màu muôn sắc tươi xinh. Mỗi người…
  2. Thực hành: Cùng bạn làm việc tốt cho nhau
V.      KẾT THÚC: Các em thân mến, chúng ta đã học biết Chúa Giêsu sống lại và lên trời, đồng thời Người sẽ trở lại để phán xét chung toàn thể nhân loại. Chúng ta hãy cố gắng sống đời sống mới mỗi ngày, để được tham dự vào sự sống của Chúa.
            Kinh Sáng Danh…                
 
………………………..
 
    Bài 7:       CHÚA THÁNH THẦN (tiết 1) 
      
         
Lời Chúa:  Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu.Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là con của cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22)
Ý chính:
  1. Chúa Thánh thần là đấng nào?
  2. Chúa thánh Thần hoạt động nơi Chúa Giêsu.
Tâm tình: Vui mừng cảm tạ và luôn tin theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.  
I. ỔN ĐINH
1.   Đón tiếp
2.   Thánh hoá: Hát cầu xin Chúa Thánh Thần
3.   Giới thiệu bài mới
Các em ơi, tuần trước các em học bài gì? À, đúng rồi, Chúa Giêsu sống lại và lên trời. Sau khi về trời, Chúa Giêsu đã không bỏ các môn đệ phải mồ côi. Ngài đã sai Thánh Thần đến.Vậy hôm nay chị em mình cùng học bài Chúa Thánh Thần nhé!
II. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập: Các em thân mến, hôm qua chị đến thăm gia đình bạn Tâm. Ba má bạn ấy đi vắng, còn Tâm thì đang làm bài tập về nhà. Các em biết không, chữ bạn Tâm rất đẹp. Chị khen: Tâm giỏi và viết chữ đẹp quá. Nhưng Tâm nói rằng: ba em dạy cho em đó, chị biết không, ba em cừ lắm. Ba em dạy em viết chữ này, ba em còn dạy cho em làm toán và làmvăn nữa đó. Các em thấy đó,trong gia đình mỗi chúng ta ai cũng được ba má dạy cho nhiều điều. Nhưng ngoài gia đình nhỏ bé này, chúng ta còn có gia đình nào nữa ?
Đúng rồi, chúng ta còn thuộc gia đình dân Thiên cChúa nữa. Nơi đây, chị em ta cũng được huớng dẫn dạy dỗ dể sống ngoan, sống tốt. Và người đó chính là Chúa Thánh Thần. Nhưng các em có nhìn thấy Ngài không và các em có biết Ngài là ai không? Vậy thì chị em mình thử đi hỏi Chúa Giêsu xem Chúa trả lời ra sao? Chịu mời các em đứng, chúng ta cùng nghe lời Chúa.
Công bố Lời Chúa:  Ga 15, 26.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tv 104,30
1. Chúa Thánh Thần là đấng nào?
  • Đố các em, trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là gì ?
  • Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, và là Đầng ban sự sống.
  • Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra
  • Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Chúa Cha và Đức Chúa Con. (các em hay đọc sai chữ cùng nên cần giúp các em đọc đúng)
  • Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy”
  • Theo lời tuyên xưng của Hội Thánh, chúng ta cùng tìm hiểu:
  • Chúa Thánh Thần có phải là Thiên Chúa không? CTT là Thiên Chúa, Ngài cũng có bản tính và quyền năng như Chúa Cha và Chúa Con.
  • Vậy, chúng ta cóphải tôn thờ Chúa Thánh Thần như Chúa Cha và Chúa Con không? Tại sao?  Có, vì chính Hội Thánh đã tuyên xưng: Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Chúa Cha và Đức Chúa Con (GLV cho các em đọc lại câu Kinh Tin Kính và số 25)
  •  Chính nhờ Thánh Thần Chúa ( Sinh Khí Chúa ) mà chúng ta được làm người. “Sinh Khí của Ngài, Ngài gửi tới là chúng con được dựng nên. ”. Hơn nữa, Thánh Thần Chúa sẽ  Thánh hoá ta.
  • Thánh Thần là Đấng thiêng liêng , chúng ta không thấy được Ngài nhưng ta có thể thấy hoạt động của Ngài. đặc biệt sự hoạt động của Thánh Thần Chúa nơi Chúa Giêsu.
 
 
 
 
 Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba, bởi Chúa  Cha và Chúa Con mà ra. Người là Con Thiên Chúa thật, cùng một bản tính và một quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy. (25)
 
 
Lc 1, 35.
Lc 3, 21  -22
Mt 4, 1
Mc 1, 12
Lc 4, 1
Lc 4, 14.
 
Lc 4, 16 – 18
 
 
Ga 3, 34..
2. Chúa thánh Thần hoạt động nơi Chúa Giêsu.
  • Ngôi Lời mặc xác phàm trong lòng Đức Mẹ Maria là do quyền năng của ai? Thánh Thần.
  • Khi bắt đầu cuộc đời công khai, lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả  tại sông Giordan, Chúa  Thánh Thần đã đỗ  xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu
  • Thánh Thần Chúa dẫn Chúa Giêsu vào hoang địa để chịu cám dỗ .
  • Thánh Thần Chúa thúc đẩy Chúa Giêsu trở về Nazarét hoạt động rao giảng Tin Mừng..
  • Trở về Nazarrét, Trong hội đường Người mở sách Thánh gặp câu  “Thánh Thần chúa ngự trên tôi...
  • Khi rao giảng , Đức Giêsu làm nhiều phép lạ và nói như một người quyền năng chứ không như những thầy luật sĩ. Bởi “ Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa vì Thiên chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn.”
  • Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn Đức Giêsu trong suốt cuộc đời , Ngài cũng hướng dẫn mỗi người chúng ta không ngừng. Vậy em hãy năng tôn kính thờ phượng Chúa Thánh Thần.
 
 
 
Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kitô từ khi nhập thể đến khi phục sinh ( 26)
 
 
 
 
 
   D.  CẦU NGUYỆN 
Lạy chúa thánh thần, hôm nay chúng con biết ngài là ngôi Ba Thiên Chúa,cùng một bản tính và một quyền năng như chúa cha và chúa con. Đặc biệt ngài hằnghướng dẫn đời sống và hoạt động của Chúa Kito. Xin ngài cũng hướng dẫn chúng con và dạy chúng con biết sống ngoan thảo để chúng con xứng đáng là đền thờ của ngài,Amen.
IV.EM NHỚ LỜI CHÚA: “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu.Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là con của cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con”
GI: cc 25-26
 
 
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:
Băng reo:CHÚA THÁNH THẦN.
QT:Chúa Thánh Thần.                  /           TC: Ngôi Ba TC
QT: Chúa Thánh Thần.     /           TC: Đấng ban sự sống.
QT: Chúa Thánh Thần.     /           TC: Quyền năng.
QT: Chúa Thánh Thần.     /           TC: Ngôi ba TC- đấng ban sự sống – quyền năng
.A A A
2. Thực hành: Em luôn cầu xin Chúa Thánh Thần trước khi làm việc
3.Bài tập về nhà: em viết thật đẹp Kinh Chúa Thánh Thần
 
V. KẾT THÚC:      Tóm ý chính – Kinh Sáng Danh – Dấu Thánh giá – chào ra về.
 
………………………….
                        
Bài 7:   CHÚA THÁNH THẦN (tiết 2)
                     
Lời Chúa:    “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu. Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22)
Ý chính:    1.   Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh.
2.   Thái độ đối với Chúa Thánh Thần.
Tâm tình:     Vui mừng cảm tạ và luôn tin theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.  
  1. ỔN ĐINH
1.  Đón tiếp
2.  Thánh hoá:Hát: cầu xin Chúa Thánh Thần
3.  Giới thiệu bài mới:
Các em thân mến, tuần trước chúng ta đã học về Chúa Thánh Thần, hôm nay chị em mình lại tiếp tục tìm hiểu về Ngài nhé!
II.  EM NGHE LỜI CHÚA
A.  Dẫn nhập:  Cv 2, 1- 47.
Các em thân mến, hôm nay chị sẽ kể cho các nghe một câu chuyện nha.
Sau khi chúa Giêsu về trời, các tông đồ vâng lệnh chúa, tụ hợp trong nhà tiệc ly, cầu nguyện cùng đức mẹ..
Lúc 8 giờ sáng, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả canh nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy thánh thần,họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Và thánh phêrô đã giảng về Đức Kitô chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để chuộc tội loài người. Ai nấy nghe ông giảng, thì hết sức cảm động và đem lòng tin cậy Chúa. Và hôm đó có thêm khoảng ba ngàn ngươì theo đạo.
Nhờ đâu mà các tông đồ nói được các tiếng lạ, khiến mọi người kinh ngạc như thế? Bởi đâu thánh Phêrô giảng cách hùng hồn như vậy, thuyết phục gần ba ngàn người như thế?
Tất cả nhờ ơn CTT…thánh thần đã giúp các tông đồ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói, đã dạy. Vậy Chúa Giêsu đã dạy những gì. Chị mời các em đứng lên nghe lời Chúa.
  1. Côn g bố Lời Chúa:  Ga 14, 26
– Thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến, Thánh Thần đã hướng dẫn Chúa Giêsu suốt cả cuộc đời thì Ngài cũng không ngừng hướng dẫn, thúc đẩy, và xây dựng Hội Thánh, vì Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh. Chúng ta tiếp tục học hỏi về Chúa Thánh Thần, xin Ngài giúp chúng ta nhận ra hoạt động của Ngài.
  1. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Ga 14, 26
 
 
 
 
 
 
 
Cv 2, 1 –  6
 
 
 
Cv 2, 14 –41
  1. Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh
  • Các em mở Ga 14,26, Đấng Bảo Trợ Chúa Giêsu nói đến là ai? Là Thánh Thần.
  • Do ai sai đến? Chúa Cha
  • Chúa Cha sai đến nhân danh ai?  Nhân danh Chúa Kitô
  • Chúa Thánh Thần được sai đến để làm gì? “ Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại…””
  • Như thế, tất cả những gì các tông đồ nhớ và rao giảng về Chúa Kitô là do ai thúc đẩy? Do Chúa T. Thần.
  • Các em mở Cv 2,1-6: có những sự kiện gì trong ngày Lễ Ngũ Tuần? tiếng động mạnh từ trời, như tiếng gió lùa vào nhà và có hình lưỡi lửa ngự trên các tông đồ, các ông nói được nhiều thứ tiếng.
  • Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh sơ khai thật lạ lùng và tuyệt vời phải không các em ? Này nhé: trước ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ và nhiều người đạo đức khác sợ hãi, phải đóng cửa ở trong nhà để cầu nguyện vì sợ người Do Thái– mà sau Lễ Ngũ Tuần biến đổi đến độ mọi người sửng sốt!
  • T. Phêrô chỉ là một người làm nghề chài lưới, ít học. Vậy mà khi có Thánh Thần ông đã đứng giữa đám đông rao giảng về Chúa Giêsu chịu chết và đã sống lại, và hơn 3000 người đã tin theo.
 
 
 
 
Thánh Thần do Chúa Giêsu Phục sinh gửi đến làm chứng về Người và giúp Hội Thánh kiện toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng.
 
 
Cv 4, 19 -20
 
 
 
Cv 6, 8-20
 
Cv 8, 26 –40
 
 
1 Cr 12, 13
 
 
Mc 16, 15
  • Thánh Thần còn ban cho các tông đồ ơn can đảm đến lạ thường. Khi các thượng tế và kỳ lão ra lệnh cho các ngài không đuợc rao giảng về Chúa Giêsu khổn nạn và phục sinh, càc tông đồ đã thẳng thắn đáp: “ Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta. Phần chúng tôi những gì tai đã nghe, mắt đã thấy thì chúng tôi không thể không nói
  • Hơn nữa, thầy phó tế Stêphanô đã sẵn sàng chết để minh chứng cho điều mình rao giảng.
  • Thánh Thần thúc đẩy Philiphê đuổi kịp viên thái giám để rao giảng Tin Mừng  và rửa tội cho ông
  • Ai đã quy tụ hợp nhất các tín hữu nên một trong Hội Thánh? Chúa Thánh Thần T. Phaolô nói: Tất cả chúng ta, Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần  Khí để trở nên một thân thể
  • Nhờ Thánh Thần, các tông đồ đã chu toàn sứ mạng Đức Giêsu giao phó trước khi Ngài về trời:” Anh em hãy đi tứ phường thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo ”
 
 
 
 
Chúa Thánh Thần ban sức sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa KiTô và thúc đẩy Hội thánh chu toàn sứ mệnh Chúa KiTô giao phó.              ( 27)
 
 
Ga 3, 5
1 Cr 3, 16 ;
              6, 19
Cv 2, 42
Tit 3, 5
Rm 8, 26
Ga 16, 13
 
Cv 2, 42
 
 
Ep 4, 30
 
  1. Thái độ đối với Chúa Thánh Thần
  • Các em có Chúa Thánh Thần không ? Em tiếp nhận Thánh Thần khi nào ? Có, khi chịu phép Rửa tội.
  • Thánh Phaolô còn nói: Mỗi người trong chúng ta đều là đền thờ Thiên Chúa và Thánh Thần ngự trong chúng ta.
  • Tất cả chúng ta đều được Thánh Thần dạy bảo, vì chúng ta là những người yếu hèn tự sức không thể làm điều tốt, hoặc biết cách cầu nguyện thế nào cho đúng, chỉ có Chúa Thánh Thần mới hướng dẫn chúng ta đi trong đường lối của Chúa Kitô. Vậy chúng ta phải sống với Chúa Thánh Thần thế nào?…
  • Để giúp chúng ta biết cách sống với Chúa Thánh Thần, các em cùng đọc Cv2,42: Lời Chúa các em vừa đọc mời gọi các em: Chuyên chăm lắng nghe Lời Chúa,học Giáo Lý – Siêng năng tham dự Thánh Lễ và sốt sắng dọn mình rước lễ – Cầu nguyện và sống yêu thương
 
 
 
Ta phải tin kính, thờ phượng, cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người. (28)
 
 
  • Mỗi lần chúng ta làm điều xấu như lười học giáo lý, nói chuyện trong nhà thờ, bất kính với Chúa, cãi nhau, chửi nhau, gian lận khi làm bài v.v… là chúng ta làm phiền lòng Chúa Thánh Thần… Chúng ta tập sống thật dễ thương, qua thái độ ngoan thảo, vâng lời…  Em sẽ tập lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
D.  CẦU NGUYỆN:  Các em thân mến, Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời Chúa Giêsu và Hội Thánh. Chúng ta hãy khẩn khoản dâng Chúa lời nguyện xin: Lạy Chúa Thánh Thần. xin ngự đến và đốt lửa kính mến Chúa trong lòng chúng con. (Có thể cho hát về Chúa Thánh Thần)
III .EM NHỚ LỜI CHÚA:
  1. Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình dáng như chim bồ câu. Lại có tiềng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con. ( Lc 3,22) /
                  GL:  cc 27 –28  
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:   Hò:      Ngôi Ba là Chúa Thánh Linh
Bình an, hy vọng
Suối nguồn tin yêu.
Bài hát sau câu hò:
Ngôi Ba (dô ta) ngự xuống toàn dân (dô ta)
Ta thành dân mới (dô ta), đầy ơn Thánh Thần (dô ta)
Lên đường mở rộng biên cương Nước Trời (dô ta).
2. Thực hành: Em luôn nhớ cầu nguyện với Chúa Thánh Thần
            3. Bài tập về nhà:  Viết một cầu nguyện với Chúa Thánh Thần
 
V. KẾT THÚC:  Tóm ý chính – Kinh Sáng Danh – Dấu Thánh giá - Chào và ra về.
 
…………………………….
 
Bài 8:   THIÊN CHÚA BA NGÔI  (tiết 1 )
 
Lời Chúa:    “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô , đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen  ( 2 Cr 13, 13 )
  Ý chính:    Chúa Giêsu dạy cho biết mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tâm tình:     Tôn thờ, yêu mến Chúa Ba Ngôi.  
I. ỔN ĐINH
1. Đón tiếp
2. Thánh hóa: Hát Kinh Chúa Thánh Thần hoặc cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu,  khi làm dấu Thánh giá, chúng con tuyên xưng Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Xin dạy con biết Chúa hơn, mến Chúa hơn và sống đẹp lòng Chúa hơn. Chúng con cám ơn Chúa. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
3.Giới thiệu bài mới
Các em đã học về Thiên Chúa là Cha rất yêu thương – Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc ta, Người là Ngôi Hai Thiên Chúa – và Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng thánh hóa. Hôm nay chúng ta cùng học và tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập: Chuyện Thánh Augustino
  2. B.Côn g bố Lời Chúa: Ga 14, 23 –26   -   Thinh lặng giây lát –
  3. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Ga 14,23-26
 
 
Lc10,21;
Ga11, 41
 
Mt 6, 9 – 13
 
Mt 6, 26
 
 
Ga 14 - 17
  1. Chúa Giêsu dạy ta biết về Chúa Cha.
-Tin Mừng Ga 14, 23-26 các em thấy Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là gì ? Là Cha -Chúa Giêsu luôn  gọi Thiên Chúa  là Cha của Ngài: 
  • Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha …
  • Lạy Cha , con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhận lời con …
  • Chúa Giêsu còn dạy ta khi cầu nguyện, hãy thân thưa với Thiên Chúa là Cha nữa. Kinh nào do chính Chúa Giêsu dạy các môn đệ?     Kinh Lạy Cha Lạy Cha cùng con ở trên trời…
  • Chúa Giêsu còn giúp chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa Cha, luôn quan phòng cho đời sống chúng ta…
  • Các em mở Ga 14 – 17, các em sẽ thấy Chúa Giêsu luôn luôn xưng hô với Thiên Chúa là Cha..
 
 
 
 
Chính Chúa Giêsu đã  dạy cho chúng ta biết: Thiên Chúa Cha: là Cha của Người và cũng là Cha của chúng ta.
 
 
 
 
 
Ga 14, 9–10
 
Ga 10, 30
 
 
Mc 1,10 –11
  1. Chúa Giêsu dạy về Chính Mình
  • Các em có muốn thấy Chúa Cha không? Ông Philipphê cũng muốm thấy Chúa Cha lắm nên  có một ngày kia đã thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Thưa thầy,  xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”’.
  •  - Chúa Giêsu đã trả lời:”Ai thấy Thấy là thấy Cha … Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ”.
  • Như thế, Chúa Giêsu  và Chúa Cha là một, như chính Chúa Giêsu đã nói “Tôi và Chúa Cha là một ” – nghĩa là Ngài cũng là Thiên Chúa
  • Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giođam có Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống và có tiếng Chúa Cha phán:” Con là con yêu dấu của Cha,Cha hài lòng về Con
  • Đố các em biết tiếng phán này của ai ? Của Chúa Cha
  • Chúa Cha hài lòng và xác nhận về “Con” của mình, Người Con đó là ai? Là Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa.
 
 
Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Ngôi Hai Thiên Chúa, là “Con Một  của Chúa Cha”, được chính Chúa Cha sai đến trần gian để cứu rỗi loài người.
            (Ga 3, 16)
 
 
 
Ga 14, 26
 
Ga 16, 13-15
3.  Chúa Giêsu dạy về ChúaThánh Thần
  • Các em mở TM. Ga trang….đoạn 14, 26; 16,13-15 để nhận ra chính Chúa Giêsu đã tỏ cho ta biết Thánh Thần cũng chính là Thiên Chúa, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, như chúng ta vẫn tuyên xưng trong Kinh Tin Kính
  • Sở dĩ gọi người là Đấng bảo trợ vì Ngài luôn gìn giữ và thánh hóa chúng ta. Tất cả những gì chúng ta nhận được nơi Tin Mừng là nhờ Thánh Thần hướng dẫn, dạy bảo. Ngài sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn là chính Chúa Giêsu.
  • GLV cho các em đọc câu: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần…”
 
 
 
 
 
 
Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra.
 
 
Ga 3, 13
 
 
Ga 1, 14
 
 
 
 
Mt 3,16-17
 
Mt 28. 19
4/  Ba ngôi là Một Chúa
  • Các em có thấy Thiên Chúa bao giờ không ? Chúa Giêsu cho chúng ta biết: “Không ai đã lên trời, mới chỉ có Đấng từ trời xuống” – Đấng ấy là ai?  Chúa Giêsu.
  • Như vậy chỉ có Chúa Giêsu, Đấng là Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng ở trên trời, đã xuống thế làm người ở giữa chúng ta, đã dùng tiếng nói loài người để dạy chúng ta biết: Chúa Cha là Thiên Chúa,  Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa.  Ba Ngôi là là một Thiên Chúa.
  • Chính khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, chúng ta nhận ra sự hiện diện của Ba Ngôi….
  • Chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ “làm Phép Rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.
  •  Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là mầu nhiệm trọng đại cao cả nhất trong đạo của chúng ta. Mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, mầu nhiệm nền tảng và là nguồn gốc của mọi mầu nhiệm.
  • Chúng ta cảm tạ Chúa Giêsu, và xin cho chúng ta lòng tin yêu Chúa Ba Ngôi.
 
 
 
 
 
Mầu nhiệm trung tâm đức tin Kitô giáo là Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (29)
 
 
Nhờ Chúa Giêsu mạc khải mà chúng ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi (30)
 
D / Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu ! chúng con cám ơn Chúa vì nhờ Chúa mà chúng con biết Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa duy nhất, là Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn chúng con được hạnh phúc.
Chúng con xin tạ ơn Chúa, thờ lạy và ngợi khen danh thánh Ba Ngôi, qua việc chuẩn bị và tôn trọng tâm hồn mình xứng đáng để Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ngự trị.Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA
Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô , đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen “ ( 2 Cr 13, 13 )
      GL cc 29-30 IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA
1/ Sinh hoạt
Băng reo: CON TIN
NĐK: Con tin      TẤT CẢ: Chúa Cha (để tay lên trán )
NĐK: Con Tin     TẤT CẢ: Chúa Con ( Để tay lên ngực)
NĐK: Con tin      TẤT CẢ: Chúa Thánh Thần (để tay lên hai vai)
NĐK: Con Tin TẤT CẢ: Chúa Ba Ngôi (ngửa hai tay lên trời).( Thiếu nhi vui chơi)
2/ Thực hành.
Em làm dấu thánh gía nghiêm túc và kính cẩn.
Làm 3 việc hy sinh trong tuần.
 
V / Kết thúc
Các em thân mến,  chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài luôn yêu thương và là mẫu mực cho đời sống chúng ta. Các em luôn nhắc nhớ mình sống ngoan ngoãn và dễ thương với cha mẹ, gia đình và biết giúp đỡ bạn bè, luôn hiệp nhất yêu thương nhau vì tâm hồn chúng ta là đền thờ Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Chúng ta dâng Chúa Ba Ngôi Kinh Sáng danh thật sốt sắng để kết thúc giờ học.
 
…………………………
 
Bài 8:   THIÊN CHÚA BA NGÔI  (tiết 2 )
 
Lời Chúa:    “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen  ( 2 Cr 13, 13 )
  Ý chính:    1.  Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa .
                     2.  Mầu nhiệm hiệp thông.
Tâm tình:     Tôn thờ, yêu mến Chúa Ba Ngôi.  
  1. ỔN ĐINH:
1. Đón tiếp:
2. Thánh hóa:  Đọc kinh: Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng …
3. Dẫn vào bài mới:
                                  Hôm nay chúng ta tiếp tục học về hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa.
 
II.  EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập: Câu chuyện VỊ THÁNH BẤT ĐẮC DĨ
Có một anh chàng nhà quê  rất  nghèo, nên không được đi học, anh chỉ âm thầm với công việc nhà và có khi đi làm mướn…
            Lần kia, người Cậu đi tu về rủ anh đi tu ở Dòng của Cậu.  Được phép của bố mẹ anh lên đường theo cậu.  Khi ở nhà dòng anh chỉ có một việc là đi chăn đàn cừu và anh chu toàn bổn phận thật tốt. Bỗng một hôm, có Đức Giám mục về thăm nhà Dòng, tối hôm đó ngài không ngủ được, ngài đi dạo trong vườn thì thấy Thầy đang nhóm lửa sưởi cho mấy con cừu mới đẻ, Ngài đến nói chuyện với Thầy.
ĐGM:  Này, Thầy suy niệm về Chúa Ba Ngôi như thế nào?
Nghe ĐGM hỏi, Thầy đứng phắt dậy cởi chiếc mền đang quấn trong người rồi xếp làm ba và giải thích: Ba Ngôi là ba nếp gấp bằng nhau trong một cái mền là một Chúa, một Chúa mà Ba Ngôi …Con cứ hiểu đơn giản thế thôi và con rất yêu mến Chúa Ba Ngôi. Con luôn cầu nguyện với Ngài.
Câu chuyện thật đơn sơ phải không các em? Giờ đây chúng ta cùng lắng nghe Lời của Chúa Giêsu thưa với Cha Người. Mời các em đứng. 
 
B. Côn g bố Lời Chúa:  Lc 10, 21  -  Thinh lặng – gợi ý cầu nguyện
Chúng ta cảm tạ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
  1. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
St 1, 1
 
Ga 3, 16
 
 
 
Ga 14, 26
 
 
 
 
2 Cr 13, 13
  1. Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa 
  • Các em thân mến, niềm tin của Hội Thánh dạy chúng ta: Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa  nên cùng thực hiện mọi việc, nhưng mỗi Ngôi có một đặc nét riêng:
  • Thiên Chúa Cha sáng tạo trời đất muôn vật.
  • Chúa Giêsu,  Ngôi Hai Thiên Chúa, được chính Chúa Cha sai đến trần gian để cứu rỗi loài người.
  • Chúa Giêsu lên  trời Ngài hứa ban Đấng tiếp tục hướng dẫn và thánh hóa Hôi thánh là Chúa Thánh Thần
  • Chúa Thánh Thần còn được gọi là gì ? (Là Đấng bảo trợ, Đấng thánh hóa Hội Thánh, hướng dẫn chúng ta nên những người con của Thiên Chúa)
  • Thiên Chúa là tình yêu. Ngài không chỉ tạo dựng nên chúng ta, Ngài còn cứu chuộc chúng ta khi chúng ta sa ngã. Hơn nữa, Ngài còn luôn tiếp tục hiện diện để gìn giữ, hướng dẫn và thánh hoá chúng ta. Để chúng ta được luôn sống trong tình thương và ân sủng của Người …
 
Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt:
  • Thiên Chúa  Cha tạo dựng
  • Chúa Con cứu chuộc
  • Chúa Thánh Thần thánh hoá
( 31)
 
 
 
 
2 Cr 13, 13
 
 
 
 
 
 
Ga 14,10
 
 
 
 
1 Cr 3, 16
2 Cr 6,16.19
 
 
 
1 Ga 4, 12
Ga 14, 23
 
 
1 Ga 4, 7
Ga 13, 35
  1. Mầu nhiện hiệp thông:
  • Cho đọc thư  2 Cr 13, 13. - Chúng ta thấy Thánh Phaolô đề cập tới: Ân sủng của Chúa Giêsu là Ngôi Lời, Ngôi Hai TC / tình của của Thiên Chúa, tức Chúa Cha là Ngôi I  / và Ơn Hiệp thông của Chúa Thánh Thần, tức là Ngôi Ba TC, là Đấng thánh hóa.
  • Qua lời cầu chúc này, các em thấy Thiên Chúa là ai? Thiên Chúa là Đầng giàu sủng, sẵn sàng tuôn đổ trên chúng ta, liên kết chúng ta lại trong Người.
  • Chúa Giêsu đã minh chứng tình yêu với Chúa Cha:  “Thầy ở trong Cha và Cha trong Thầy
  • Nhờ bí tích nào chúng ta được tham dự bào mầu nhiệm hiệp thông của Chúa Ba Ngôi? Nhờ bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi cách đặc biệt tham dự vào cuộc sống chung của Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi chúng ta được trở nên đền thờ của TC Ba Ngôi.
  • Nhưng làm sao để chúng ta để Chúa Ba Ngôi yêu thích ở trong tâm hồn chúng ta?…  Cuộc sống của TC Ba Ngôi là hiệp nhất và Yêu thương nhau. Vậy, chúng ta cũng phải biết yêu thương,  vui sống hòa đồng với mọi người,và biết tôn trọng mọi người.
  • Hơn nữa, “ phàm ai yêu thương  thì đã được Thiên Chúa  sinh ra” và “ ở điểm này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau”.
  • Qua bài học hôm nay, từng người và mọi người trong gia đình được mời gọi để sống theo mẫu mực Chúa Ba Ngôi. Thật sung sướng và hạnh phúc biết bao, vì Chúa rất yêu thương chúng ta. Các em cùng vỗ tay, tán dương tình yêu Chúa Ba Ngôi dành cho chúng ta.
  • Và để kết thúc phần “diễn giảng, xin các em cùng lặp lại “nội dung giáo lý” số 32.
 
 
 
 
Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta biết mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi để mời gọi chúng ta thông phần vào sự sống của Chúa Ba Ngôi và góp phần làm cho gia đình, cũng như dân tộc ta hiệp thông theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi
( 32 )
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  1. CẦU NGUYỆN 
Lạy Chúa Giêsu ! Chúng con xin cảm tạ Chúa, vì biết bao ơn huệ Chúa đã xuống trên chúng con, cho chúng con được làm người và được làm con Chúa. được biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi; Ngôi Cha là đấng sáng tạo, đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Cha, Chúa Con đến để chịu chết để cứu chuộc chúng con là Đấng cứu chuộc và Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóavà bảo trợ chúng con.Xin cho chúng con biết sống ngoan thảo với Chúa và là những đứa con ngoan trong gia đình biết yêu thương nhau và giúp đỡ mọi người. Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào Người yêu dấu đến nỗicho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa ! mà thật sự chúng ta là con Thiên Chúa “!
             GL  cc 31-32
.IV  EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:     *  Hát và Cử điệu:
Cả lớp đứng tại chỗ:
A. Nhìn bầu trời xanh (mắt hướng lên trời, đầu hơi lắ lư) - Em thấy Chúa quyền the (tay phải đưa lên cao)
B.Nhìn ánh trăng sao (như câu A)- Em thấy Chúa yêu thương (hai tay vòng lại vắt chéo trước ngực)
C. trông muôn cây xôn xao …) đưa tay phải chỉ ra ngoài quay một vòng) - D.Em xin dâng lên Ngài (dang hai tay lên cao, ngửa lòng bàn tay) - Ngàn ý đắm yêu thương (vòng tay lại vắt chéo lên ngực). (sưu tầm)
2. Thực hành:
Em hãy ý thức khi làm dấu Thánh giá để tuyên xưng Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
3. Bài tập về nhà:
 Các em về nhà viết thật đẹp câu 1 Cr 3, 16
V. KẾT THÚC
            Chúa cho chúng ta được học biết về Ngài , biết Thiên Chúa là Cha yêu thương tạo dựng nên chúng ta, biết Chúa Giêsu cứu chuộc chúng ta, Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta sống yêu thương hiệp nhất theo mẫu mực của Chúa Ba Ngôi. Chúng ta cảm tạ Chúa qua lời chúc tụng và dấu Thánh giá, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi.   
 
 
                                                              …………………………            
 
      Bài 9:   CỘNG ĐOÀN HỘI THÁNH (tiết 1)
 
Lời Chúa:    “ Người lập nhóm mười hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ qủy.” (Mc 3, 14-15)
Ý chính:   1.   Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh
  1. Hội Thánh gồm những yếu tố nào?
Tâm tình: Vui mừng sung sướng được thuộc về Hội Thánh Chúa KiTô
 
  1. ỔN ĐINH
  1. Đón tiếp
  2. Thánh hoá: Chúng ta nài xin Chúa Thánh Thần đến thánh hoá giờ học này. Xin Thánh Thần giúp ta hiểu và yêu mến Hội Thánh của Chúa Giêsu.
                   Hát: Kinh Chúa Thánh Thần
3    Giới thiệu bài mới: Tuần trước, các em đã học và biết được ai là người đã mạc khải cho chúng ta biết về Mầu nhiệm Ba Ngôi rồi phải không? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Chúa Giêsu đã thiết lập cộng đoàn Hội Thánh như thế nào, và cộng đoàn đó bao gồm những yếu tố gì  nhé.
 
II.EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:.
Hôm ấy, ở một nơi vắng vẻ, sau khi cầu nguyện xong, Chúa Giêsu quay sang hỏi các tông đồ bên cạnh: Các con nghe họ nói gì về Thầy không? Người ta nói Thầy là ai? Các ông kể lại cho Chúa nghe các dư luận về Chúa: họ nói Thầy là Elia, là Gioan Tẩy Giả, có người thì nói Thầy là Tiên tri nào đó. Chúa Giêsu hỏi các Tông Đồ: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?”
Nghe Chúa hỏi, ông Phêrô đáp ngay: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Các em thử đoán xem câu trả lời của ông Phêrô đúng không?
Đúng rồi, chính Chúa Giêsu khen là Phêrô giỏi lắm, Phêrô đã trả lời trúng câu hỏi của Chúa và để thưởng cho Phêrô, Chúa Giêsu đã hứa rằng: “Này anh Simon, con ông Giô-na, anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thằng nổi (Mt 16,18)
Việc thiết lập này được khởi đi từ việc Chúa Giêsu  chọn 12 tông đồ. Chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa qua Thánh sử Mác-cô
B. Công bố Lời Chúa: Mc 3, 13 –19
 
C. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mc 3,13–14
 
 
 
 
 
 
 
 
Mc 3,14b
 
 
 
 
 
Mt 16, 18
  1. Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh
  • Các em mở sách TM. Qua đoạn Tin Mừng chúng ta vừa đọc, các em thấy Chúa Giêsu đi đâu và làm gì? Chúa Giêsu lên núi để cầu nguyện. Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Cha trước bất cứ một công việc gì Người định làm.
  • Chúa Giêsu cầu nguyện để làm việc gì? Chọn gọi những kẻ Người muốn.
  • Theo Tin Mừng, những người được gọi có ở lại với Chúa không ?
  • Bao nhiêu người? 12, vì thế nên gọi là “Nhóm Mười Hai”
  • Nhóm 12 được Chúa thiết lập để làm gì? để ở với Ngưới và Người sai các ông đi rao giảng với quyền trừ quỷ.
  • Nhóm mười hai gồm những ai? (Phêrô, Anrê, Giacobê….- nhìn vào sách đọc ).
  • Nhóm mười hai có ai làm thủ lãnh? (Phêrô)
  • Như thế, chính Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ được tham dự vào sứ mạng, quyền năng và số phận của Người, để Người thiết lập Hội Thánh. Các em cùng lặp lại số 33.
 
 
 
 
Hội Thánh là một cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa qui tụ thành dân Chúa và thành  thân thể Chúa Kitô. ( 33)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 15,5
 
 
 
 
 
 
Cl 1,18
 
  1. Hội Thánh gồm những yếu tố nào?
      Hội thánh gồm 2 yếu tố: Yếu tố nhân loại - Yếu tố thần linh
 a/   Yếu tố nhân loại:
  • HT do Chúa Giêsu thiết lập ở trần gian, nên cũng có cơ cấu phẩm trật, tổ chức hữu hình (hữu là có, hình là hình ảnh), như một  tổ chức xã hội để ổn định trật tự và hướng dẫn mọi người theo đúng Lời Chúa dạy.
  • Người đứng đầu trong HT là ai, các em có biết không? Đức Giáo Hoàng.
  • Đức Giáo Hoàng hiện nay tên là gì ? (Đức Giáo Hoàng Phanxicô)
  • Người đứng đầu các Giáo phận là ai ? Đức Giám mục
  • Ai thay mặt các ĐGM để điều hành các Gx? Linh Mục
  • Hiện các em là thành phần nào trong sinh hoạt của Giáo xứ? Giới Thiếu nhi.
  • Trong Giáo xứ mình còn những giới nào nữa? ….
  • Để cộng tác với Cha xứ các em thấy có những ai ? BHG, quý chức..
b /  Yếu tố thần linh:
  • Cùng những tổ chức bên ngoài HT còn có sự sống bên trong ( sự sống thần linh ), bởi:
  • HT  do Chúa Giêsu thiết lập nên ai ở trong HT thì gắn kết với Đức Kitô như cây nho và cành nho. Chính Chúa Giêsu đã xác định như thế:  “Thầy là cây nho, anh em là cành…”. đây là sự gắn kết thân tình, hiệp thông giữa Chúa và những ai theo Chúa.
  • Các em có biết chúng ta được thuộc về Hội Thánh khi nào không? Khi chịu phép Rửa tội. –
  • Sự gắn kết  do đức tin khi chịu phép Rửa tội đã làm cho HT trở thành một cộng đoàn thiêng liêng, một thân thể nhiệm mầu vì có “Chúa KiTô là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh”.
  • Như thế, Hội Thánh được hình thành do hai yếu tố nhân loại và thần linh. Đó là một mầu nhiệm. Chúng ta lấy lòng yêu mến đón nhận niềm tin mà chúng ta đã lãnh nhận từ Hội Thánh.
  • GLV cho các em lặp lại nội dung GL. số 34
 
 
 
 
 
Hội Thánh gôm 2 yêu tố này:
  • Một là yếu tố nhân loại: là một tổ chức hữu hình với cơ cấu phẩm trật.
  • Hai là yếu tố thần linh: là một cộng đoàn thiêng liêng và là nhiệm thể Chúa Kitô. (34)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
D. CẦU NGUYỆN 
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con được học về Hội Thánh-cộng đoàn do Chúa thiết lập. Cộng đoàn mà Chúa thiết lập không chỉ mang yếu tố nhân loại mà còn mang yếu tố thần linh vì được nối kết bởi phép rửa tội và được nên một trong Đức Kitô. Chúng con xin cám ơn Chúa đã tiếp nhận chúng con vào Hội Thánh Chúa. Xin cho chúng con mỗi ngày biết yêu mến cộng đoàn hội thánh bé nhỏ là giáo xứ của chúng con hơn.Amen.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA: “ Người lập nhóm mười hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ qủy.” (Mc 3, 14-15)  /  GL cc 33 – 34 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:   Hát: CON ĐẾN NHÀ THỜ (Sh ĐBTT, tr33)
Con đến í a nhà thờ, con vào í a nhà Chúa. Con đến í a nhà thờ, con vào í a nhà Cha.
Con í a vui mừng vì Chúa Trời là Cha của con.Con í a vui mừng vì Chúa là tình thương của con.
  1. Thực hành: Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em đọc kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho Cha Sở của em.
  2. Bài tập về nhà: Em viết tên 12 Thánh Tông Đồ vào vở và học thuộc.
V.KẾT THÚC:  Đọc Kinh Sáng Danh
 
.........………………………..
 
Bài 9:   CỘNG ĐOÀN HỘI THÁNH (tiết 2)
 
Lời Chúa:    “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người” (1Pr 2,9b)
  Ý chính:   1.   Hội Thánh là Dân Thiên Chúa
  1. Ơn gọi của Dân Thiên Chúa
Tâm tình: Vui mừng sung sướng được thuộc về Hội Thánh Chúa KiTô
  1. ỔN ĐINH:
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hoá: Hát Kinh Chúa Thánh Thần
  3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu với nhau xem tại sao gọi Hội Thánh là Dân Thiên Chúa và Ơn gọi của Dân Thiên Chúa là gì.
II.EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập: Các em thân mến, các em có tin chắc mình thuộc về Hội Thánh không?  Vậy để hiểu ơn gọi và vai trò của chúng ta như thế nào trong hội thánh, xin mời các em đứng, chúng ta cùng nghe lời của Thánh Phêrô nhé.
  2. Côn g bố Lời Chúa: 1 Pr 2, 9 – 10
  3. Diễn giải nội dung
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI J.NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 22, 20
Cl 1, 19-20
Dt 7, 25
 
 
 
 
 
 
1 Pr 2,9-10
 
1 Cr 12,12-21
Cl 1,18
1.  Hội Thánh là Dân Thiên Chúa
  • Vào thời Cựu ước, để thực hiện chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã thiết lập một dân riêng và lập Giao ước với họ. Đó là dân tộc nào?  Dân Do Thái
  • Nhưng chúng ta là những người sống trong thời Tân ước còn được hạnh phúc hơn nhiều, các em có biết tại sao không? vì chính Thiên Chúa đã quy tụ chúng ta lại nhờ giao ước mới trong Máu Chúa Kitô, nhờ Người mà chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi… - GLV cho các em đọc Lc 22, 20 ; Cl 1, 19-20
  • Hiện nay các em đã thuộc về Dân Thiên Chúa chưa? Nhờ ai? Em đã thuộc về Dân TC / nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô.
  • Được gia nhập vào Nước của Chúa, là dân của Chúa, các em có cảm thấy vinh dự không? Rất vinh dự vì là công dân của Vua Giêsu
  • Để chúng ta xác tín hơn vinh dự được là dân riêng của Thiên Chúa, các em cùng đọc lại 1 Pr 2
  • Vậy chúng ta rất sung sướng và hạnh phúc vì được là Dân Thiên Chúa, là con cái của Hội Thánh, là chi thể trong một thân thể có Chúa Kitô là đầu, và mỗi chi thể đều bổ túc cho nhau, như chúng ta thấy được thực hiện trong Hội Thánh….
  • Như thế các em đã hiểu tại sao HT được gọi là Dân Thiên Chúa. GLV cho các em đọc nội dung GL số 35.
 
 
 
 
 
 
 
Hội Thánh được gọi là Dân Thiên Chúa, vì nhờ giao ước mới trong Máu Chúa Kitô, Hội Thánh tiếp tục và hoàn tất những gì Người đã khởi sự nơi dân Do Thái ngày xưa. (35)
 
 
 
 
Lc 2, 42
Mt 14, 23
Lc 6, 12
Dt 10, 7
 
 
 
 
 
Mt 5 – 7
Mc 1, 15
Lc 4, 14-15
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 20, 28
 
 
Lc 15, 4-7
 
 
 
 
  1. Ơn gọi của dân Thiên Chúa trong Hội Thánh
  • Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta được tham gia vào những chức năng nào của Chúa Giêsu? Chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Chúa Giêsu
  • Tham dự vào chức năng Tư tế của Chúa Giêsu tức là được dự phần vào việc Chúa Giêsu tôn thờ, cầu nguyện và tế lễ Chúa Cha, như các em đã đọc trong Tin Mừng….
  • Vậy khi chúng ta được tham dự vào chức năng Tư Tế, Chúa muốn em làm những gì? Mời các em góp ý?   Làm những việc thờ phượng Thiên Chúa như: tham dự Thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, chuyên chăm cầu nguyện, hy sinh, làm việc bác ái…
  • Tham dự vào chức năng ngôn sứ của Chúa Giêsu tức là được dự phần vào việc rao giảng Lời Chúa, như chính Chúa Giêsu đã rao giảng về Nước Thiên Chúa.
  • Là một thiếu nhi, em không thể đi rao giảng như các Linh mục, tu sĩ, hay người lớn, vậy làm cách nào để các em có thể thi hành chức năng Ngôn sứ của mình? Mời các em….. Bằng chính đời sống chứng nhân của em như: sống ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, thầy cô, các anh chị GLV trong những điều phải đạo, chăm chỉ học tập Giáo lý và văn hóa…  Khi em chu toàn bổn phận với Chúa, với gia đình, với chính mình, và với tha nhân, em sẽ trở thành người tốt và dễ thương.
  • Chúa Giêsu đã thi hành chức năng Vương đế của Người thế nào?  Các em mở Mt 20, 28.
  • Các em thấy đó, Chúa Giêsu chính là Mục tử hy sinh mạng sống để phục vụ đoàn chiên là chính từng người chúng ta và Hội Thánh.
  • Dầu chúng ta như chiên lạc xa đàn thì Chúa cũng kiên nhẫn kiếm tìm. Chúa yêu chúng ta hơn tất cả mọi sự và Chúa mong chúng ta được hạnh phúc, được sống vui – Chúa chỉ thực hiện được những điều đó khi chúng ta sống ngoan thảo lắng nghe lời Chúa dạy dỗ qua Hội Thánh của Người…
  • Vậy chúng ta phải ngoan thảo vâng lời Hội Thánh, đồng thời sống tốt để nhiều người muốn gia nhập Hội Thánh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ơn gọi của Dân Thiên Chúa là tham dự vào chức năng Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế của Chúa Kitô, tức là thờ phượng Thiên Chúa, loan báo Tin Mừng và phục vụ mọi người. (36)
 
  1. CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng được làm con  Hội Thánh, được tham dự vào chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế Chúa. Xin cho chúng con lòng yêu mến và vâng phục Hội Thánh, can đảm tránh xa điều xấu và thực hành điều tốt, để dựng xây Hội Thánh ngày càng tốt đẹp hơn.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:
“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người” (1Pr 2,9b)
GL cc 35 – 36
 
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:   Sách sinh hoạt cấp I tr. 32: HÁT:  Hội Thánh
    1. Em hân hoan vui sống, vui sống trong lòng Hội Thánh. Em trung kiên sống thánh xứng đáng với Hội Thánh Cha. Hội Thánh Chúa Kitô bền vững đến thiên thu. Quỉ sứ dẫu mưu mô trăm phần sẽ thua.
  2. Thực hành: Mỗi khi vào Nhà Thờ, em không nói chuyện.
  3. Bài tập về nhà:  Em viết thật đẹp câu Lời Chúa 1Pr 2,9-10
 
V.KẾT THÚC
Kinh Sáng Danh
 
……………………………….
 
  Bài 10: TỔ CHỨC HỘI THÁNH (Tiết 1)
Lời Chúa
“Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5)
Ý chính:  Tín hữu công giáo là ai?
 Tâm tình: Yêu mến và sống liên kết với mọi thành phần trong Hội thánh
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp
2. Thánh hoá: Lạy Chúa, chúng con xin dâng giờ học này lên Chúa, xin Chúa chúc lành cho chúng con. - Kinh “ Lạy Cha”
3.Dẫn vào bài mới:
Hôm trước các em đã học bài gì?  Cộng đoàn Hội Thánh. Hôm nay chúng ta sẽ học về Tổ Chức Hội Thánh, các em cùng lắng nghe.
 II. EM NGHE LỜI CHÚA
A.  Dẫn nhập:
Các em thuộc dân tộc nào? Dân  tộc Kinh
Quốc tịch nào? Việt Nam
Các em có hãnh diện vì chúng ta là người Việt Nam không?
Là người công dân Việt Nam, em yêu mến tổ quốc Việt Nam, chúng ta tự hào vì dân tộc của mình với những chiến công hiển hách qua bao đời mà sử sách còn ghi lại.
Là người Công giáo, chúng ta vui sướng hạnh phúc vì được làm con Hội Thánh. Chúng ta có một đoàn anh em đông đảo cùng chung niềm tin với mình.
Là người Công giáo Việt Nam, chúng ta lại tự hào vì dòng máu anh hùng của các Thánh tử đạo Việt Nam, các ngài đã can đảm anh dũng tuyên xưng niềm tin của mình để trở thành hạt giống đức tin cho chúng ta.
Chúng ta thât hạnh phúc vì chúng ta thuộc về thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô, trong đó, mỗi người tuỳ theo bổn phận của mình mà chu toàn cách tốt nhất, như Thánh Phaolô nói với giáo đoàn Roma. Mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.
 B.  Công bố Lời Chúa Rm 12, 4-8.
“Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Ki-tô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. Ai chủ toạ, thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm”.
Thinh lặng giây lát – mời các em ngồi
C. Diễn giải
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
Rm12, 4 -8
  • Thánh Phaolô nói: trong một thân thể của chúng ta có những gì? (có nhiều bộ phận…)
  • Mắt có nghe được không?  Tai có nếm được không v.v?
  • Cũng như một thân thể, Giáo hội cũng có cơ cấu, phẩm trật. Mỗi người đều có những đặc sủng khác nhau tùy theo Chúa ban …
  1. Tín hữu công giáo là ai?
  • Các em có phải là Tín hữu (hay Kitô hữu) Công giáo không?
  • Các tu sĩ có phải là Tín hữu Công giáo không?
  • Các Linh mục có phải là Kitô hữu không?
  • Tại sao tất cả những thành phần khác nhau đó đều là Tín hữu? (Tín hữu Công giáo là danh xưng của tất cả những tin vào Chúa Kitô, đã lãnh nhận bí tích Rửa tội và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng)
  • Chúng ta được gia nhập Hội Thánh khi nào? (Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Vì Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm Đức Kitô nên tất cả những ai đã chịp Phép Rửa tội đều được gia nhập thân thể mầu nhiệm ấy).
  • Nhưng nếu chỉ chịu phép Rửa tội mà không tham dự vào đời sống của Hội Thánh thì có phải là Kitô hữu Công giáo không? (Không phải cứ chịu phép Rửa tội là đương nhiên trở thành Kitô hữu, nhưng phải tin vào Chúa Kitô và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.)
  • Như vậy Tín hữu Công giáo là người hội đủ mấy điều kiện? (3 điều kiện: Tin vào Chúa Kitô/  Lãnh nhận Bí tích Rửa tội / hiệp thông với Đức Giáo Hoàng)
  • Các em thân mến, chúng ta tạ ơn Chúa, vì Chúa đã ban đức tin cho chúng ta, cho chúng ta thuộc gia đình Hội Thánh mà Chúa Giêsu là đầu. Trong gia đình này, mỗi người có một trách nhiệm nhưng tất cả đều phục vụ lợi ích chung.
  • Phần các em là những thiếu nhi của Chúa, của Hội Thánh, của giáo xứ… Chúa mong muốn các em sống tốt đời sống Kitô hữu của mình: đơn sơ, ngoan ngoãn, vâng lời, chu toàn nhiệm vụ học giáo lý, học văn hóa và tham dự thánh lễ, cầu nguyện…
 
 
Tín hữu Công giáo là những người tin vào Chúa Kitô, đã lãnh nhận bí tích Rửa tội và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. (37)
 
 D. Cầu nguyện:
Lạy Chúa nhờ bí tích Rửa Tộichúng con được làm con Hội Thánh. Xin ban cho chúng con, được trung thành yêu mến Chúa và Hội Thánh, đoàn kết yêu thương nhau, sống công bình bác ái, luôn biết tìm hiểu và vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh với tình con thảo để luôn biết sống tâm tình cảm tạ Chúa muôn đời.
 III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5)
GL:  cc 37  IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:    Tất cả trong Đức Kitô
NĐK: Đối với tôi. /   Tất cả: An trong Đức Kitô (tay phải đưa lên miệng)
NĐK: Đối với tôi. /   Tất cả: Uống trong Đức Kito (tay phải đưa lên miệng)
NĐK: Đối với tôi. /   Tất cả:Làm trong Đức Kitô ( 2 tay cử điệu làm việc)
NĐK: Đối với tôi. /   Tất cả: Là trong Đức Kitô ( vung tay nhảy lên hai lần)
2.Thực hành: “Em siêng năng cầu nguyện và vâng phục Hội thánh”
3.Bài tập về nhà: …
 
V.         KẾT THÚC:  Kinh sáng danh

 
.........…………………………
 
Bài 10:  TỔ CHỨC HỘI THÁNH ( Tiết 2)
Lời Chúa:
“Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà cá bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đưc Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5)
Ý chính:   Các thành phần trong Hội thánh.
Tâm tình: Yêu mến và sống liên kết với mọi thành phần trong Hội thánh
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hóa: Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa thương nhìn đến Hội Thánh và làm cho mỗi thành phần trong Hội Thánh đều nên Thánh. Xin cho chúng con lòng yêu mến Hội Thánh là Mẹ sinh ra chúng con trong đức tin, để chúng con nên thánh như Chúa muốn. Kinh “Lạy Cha”
 
 
3. Dẫn vào bài mới
Chúng ta đã học biết Tín hữu Công giáo là ai. Hôm nay chúng ta cùng học hiểu “Các thành phần Hội thánh”.
II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập
Bất cứ một quốc gia nào cũng đều luật pháp, có cơ cấu tổ chức. Trong công sở, một trường học các em cũng nhận thấy hệ thống tổ chức, điều hành như thế, để đảm bảo trật tự và thăng tiến con người về mọi mặt.
Giáo hội hiện diện ở trần gian cách hữu hình nên cũng có cơ cấu, phẩm trật như chúng ta đang sống. Đó chính là những tổ chức của Giáo hội. Tổ chức ấy được sánh ví như thế nào chúng ta cùng lắng nghe lời thánh Phaolô tông đồ nói với giáo đoàn Roma.
 
B. Công bố Lời Chúa Rm 12, 4-8.  -  Thinh lặng giây lát.
C.Diễn giải nội dung
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Cr 12, 12-28
  1. Các thành phần của Hội Thánh:
  • Gia đình của các em gồm những thành phần nào?… Ông bà, cha mẹ, con cái (anh, chị, em).
  • Các em quan sát thân thể của chúng ta gồm có những gì? … Đầu, mắt, mũi, miệng, tay, chân…
  • Chân có thay mắt để nhìn được không?
  • Miệng có thể thay tai để nghe được không?
  • Cũng thế, Hội Thánh là thân mình mầu nhiệm của Chúa Giêsu cũng có những thành phần khác nhau để chu toàn sứ mạng Chúa trao, tùy theo ơn gọi của mỗi người, như Thánh Phaolô tông đồ nói về Hội Thánh qua hình ảnh thân thể mà các em vừa nghe
 
Hội Thánh Công giáo gồm có những thành phần: Giáo sĩ, Tu sĩ và giáo dân. (38)
 
 
 
 
 
 
a/  Giáo sĩ:
  • Người đứng đầu Hội Thánh là ai?… ĐGH
  • Đức Thánh Cha đương kim tên là gì? ….
  • Người đứng đầu giáo phận ? Các Đức Giám Mục
  • Đức GM chánh Giáo phận Xuân Lộc hiện nay  tên là gì?….
  • Người đứng đầu giáo xứ là ai? Các Linh mục
  • Cha chánh xứ của chúng ta tên là gì?…
  • Trong hàng giáo sĩ còn có các thầy phó tế, cũng gọi là thầy sáu.  Tóm tắt nội dung GL số 38, 39.
Hàng Giáo sĩ gồm có Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, các Linh mục và Phó tế. (39)
 
b/  Tu sĩ:
  • Trong giáo xứ, ngoài các Linh mục, tức là quý Cha, các em thấy còn có những thành phần nào ?… Tu sĩ nam nữ và giáo dân.
  • Trong Giáo xứ chúng ta có  Hội Dòng nào? Các em còn biết Dòng tu nào khác nữa?…
  • Những người này thuộc thành phần giáo sĩ hay tu sĩ?…
  • Như thế, tu sĩ là những người hiến dâng cho Chúa trong cộng đoàn tu trì, được Hội Thánh phê chuẩn, sống 3 lời khuyên Phúc Am: Trinh Khiết, Khó nghèo và Vâng phục.
  • Các nam tu có chức thánh (Linh mục) thì gọi là tu sĩ giáo sĩ.
  • Các tu sĩ không có chức thánh thì gọi là tu sĩ giáo dân.
  • GLV. Phân biệt cho các em nhắc lại cho hiểu và nhớ.
Các Tu sĩ  là những Kitô hữu muốn bước theo Chúa Giêsu cách triệt để, nên tự nguyện khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, theo những hình thức đã được Hội Thánh phê chuẩn. (40)
 
c/  Giáo dân:
  • Thành phần thứ ba là ai? - Các em thuộc thành phần nào?… Đố các em biết, thành phần nào nhiều nhất trong Hội Thánh?… Giáo dân là thành phần đông nhất trong Hội Thánh.
  • Chính vì con số đông đảo giáo dân hiện diện và làm nên sức mạnh trong Hội Thánh, mà HT luôn chú ý tới việc thăng tiến đời sống giáo dân trong mọi lãnh vực, vì họ đã được tham dự vào chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Chúa Kitô.
  • Các em lặp lại nội dung GL số 41
Giáo dân là các tín hữu không có chức thánh và không ở trong bậc tu trì. Nhờ Phép Rửa tội họ được dự phần theo cách của họ vào chức Tư Tế, Ngôn sứ và Vương dế của Chúa Kitô. (41)
  • Qua bài học GL các em thấy Hội Thánh gồm mấy thành phần?
  • Tất cả những thành phần có có chung một tên gọi là gì?… Kitô hữu.
Chính vì thế, mỗi người tùy theo bậc sống của mình mà hiệp nhất, cộng tác vào công việc chung của Hội Thánh, vì tất cả chúng ta là một trong Chúa Kitô. Các em cùng đọc 1 Cr 12, 25-27  trg….  - 
GLV có thể kể câu chuyện … Ga trg 90.
D. Cầu nguyện: Hát: Con yêu Nhà Chúa
Con yêu là yêu nhà Chúa. Con yêu là yêu đền thờ. Con yêu là yêu Giáo Hội. Chính là thân thể của Đức Kitô (Ca hát: “đến bàn tiệc thánh” b.52, trang 36)
Lạy Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh. Xin cho chúng con luôn biết vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh qua các đấng kế vị của Chúa để luôn biết sống ngoan hầu góp phần xây dựng Hội Thánh ngày tốt hơn.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:  “Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà cá bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bô phận của một thân thể.”(Rm12, 2-5) -  GL: cc 37_41
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:      GIÁO HỘI  NGÀY NAY
NĐK: Giáo hội ngày nay  -  Tất cả: Làm gì,làm gì (hô to)
NĐK:Giáo hội ngày nay   -  Tất cả: Mời gọi tình thương (2 tay giơ lên cao)
NĐK: Giáo hội ngày nay  -  Tất cả:Phát triển công cộng( nắm tay nhau lắc mạnh)
NĐK: Giáo hội ngày nay  -  Tất cả: Thăng tiến con người(cười vui và vỗ tay)
 
2.Thực hành: “Em siêng năng cầu nguyện và vâng phục Hội thánh”
Đây là Lời Chúa đã dạy chúng ta
Tuần này các em tập sống khiêm nhường, lễ phép với mọi người.
 
3. Bài tập ở nhà:
Em hãy nêu thành phần trong Hội thánh gồm những ai?
K.V.KẾT THÚC
Hôm nay, chúng ta đã học về tổ chức Hội thánh các em nhớ ngoan ngoãn, vâng phục Hội thánh và cầu nguyện cho mọi thành phần trong Hội thánh biết tích cực góp phần xây dựng Hội thánh ngày tốt hơn.
_ Kinh sáng danh.
 
...........………………………..
 
 Bài 11:  ĐỨC MARIA MẸ CHÚA GIÊSU VÀ MẸ HỘI THÁNH  (t. 1)          
(GA.ĐBTT. trg 93 - 98  )
 
Lời Chúa:    “Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)
Ý chính:         Những đặc ân của Mẹ Maria.
Tâm tình: yêu mến và tôn kính đức Maria.
L.ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hoá:
Lạy chúa Giêsu, hôm nay chúng con lại đến đây để học giáo lý, xin Chúa hãy chúc lành cho giờ học này của chúng con để mỗi ngày chúng con biết Chúa hơn, yêu Chúa hơn vàchúng con sống tốt hơn. – Kinh Kính Mừng.
3. Dẫn vào bài mới:
Chúng ta đã học hiểu về Hội Thánh và Chú Giêsu là đầu Hội Thánh. Hôm nay chúng ta sẽ học và chiêm ngưỡng Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Hội Thánh.
 II. EM NGHE LÓI CHÚA
A. Dẫn nhập:
Em yêu ai nhấ trên đời? Mẹ. Tại sao? ….
Chị mời các em cùng hát: “Em có ba là em có má, Má yêu em yêu nhất trên đời. từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa, mẹ ôm vào lòng”.
Ai cũng có một người mẹ, người sinh ra ta. Và Chúa Giêsu cũng có một người mẹ. Người mẹ ấy là ai mà nhiều người tôn kính và hết lòng yêu mến. Mời các em Thánh sử Luca kể về người.
B.Công bố Lời Chúa: Lc 1,26-33.38
C. Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Lc 1, 26
 
Lc 1, 28
 
Lc 1, 30-33
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 1, 35
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 1, 18
Những đặc ân của Mẹ Maria
      Các em mở sách Tin Mừng để cùng học nhé:
  • Sứ thần Gabriem được Thiên Chúa sai tới đâu?…tới thành Na-da-ret..
  • Thiên Thần chào trinh nữ như thế nào?…  Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà. (Cho các em lặp lại 1 lần nữa)
  • Nhờ lòng khiênm tốn và vâng phục thánh ý Chúa, Đức Maria đã trở thành “Đấng đầy ơn sủng”. Thiên Chúa đã làm như thế để thực hiện lời hứa là ban Đấng cứu thế cho nhân loại, và Ngài đã chọn Mẹ Maria, và ban cho Mẹ 4 đặc ân rất cao trọn, các em cùng tìm hiểu:
1.  Ơn vô nhiễm nguyên tội:
  • Là con người, khi sinh ra đều mắc tội tồ tông, riêng chỉ mình Đức Maria được Thiên Chúa giữ gìn, Mẹ không lây nhiễm tội tổ tông.
  • Tại sao?  Chính vì muốn cho Ngôi Lời Thiên Chúa mặc xác phàm được sinh ra bởi một người mẹ thánh thiện tuyệt vời, không hề lây nhiễm bợn nhơ, mà Thiên Chúa ban cho Đức Maria đặc ân đầu tiên, để chuẩn bị làm Mẹ Thiên Chúa, đó là Ơn vô nhiễm nguyên tội, tức là không mắc tội nguyên tổ.
  • Các em nhắc lại: đặc ân thứ nhất là ơn gì?  vô nhiễm nguyên tội
 
  1. Ơn làm Mẹ Thiên Chúa
  • Đọc Lc 1,35 qua Lời Chúa, chúng ta tin rằng: Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa -  là Ngôi Hai Thiên Chúa.
  • Ai sinh ra Chúa Giêsu?… Mẹ Maria sinh Chúa Giêsu bởi phép CTT.
Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa thì Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu cũng được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đó là đặc ân thứ hai mà Thiên Chúa ban cho Mẹ. - GLV cho các em lặp lại ơn thứ hai…
3.   Ơn đồng trinh trọn đời
  • Các em được sinh ra bởi ai?… bởi Cha và mẹ
  • Còn Ngôi Hai Thiên Chúa được hình thành thành thân xác trong lòng Đức Maria là bởi phép ai?… bởi phép Chúa Thánh Thần.
  • Các em đi dâng lễ ngày Chúa nhật, khi đọc Kinh Tin Kính Kính, chúng ta đã tuyên xưng về mầu nhiệm này thế nào? … “Bởi phép Đức CTT  mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh”
  • Vậy, đặc ân thứ ba Thiên Chúa ban cho Mẹ là gì?
4.  Ơn Hồn xác lên trời.
  • Và khi sống ở trần gian, đố các em biết: Chúa Giêsu chết trước hay Đức Mẹ chết trước? … Chúa Giêsu
  • Chúa Giêsu chết rồi có sống lại không?…
  • Không ai yêu Đức Maria bằng Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Mẹ. Trong cuộc sống trần thế, Mẹ Maria hoàn toàn sống theo ý Chúa, Mẹ luôn đồng hành với Chúa, nhất là trên đường thương khó, Suốt cuộc đời, Mẹ không từ chối Chúa điều gì. Chính vì thế, sau khi Mẹ chết, Thiên Chúa đã đưa Mẹ về trời cả hồn lẫn xác, để hưởng vinh quang bên cạnh Con là Chúa Giêsu. Và đó là đặc ân gì?. Đọc câu  42
 
 
 
 
 
Thiên Chúa đã đã  ban cho đức Maria những đặc ân này:
  • Một là ơn vô nhiễm nguyên tội
  • Hai là ơn làm Mẹ Thiên Chúa
  • Ba là ơn đồng trinh trọn đời.
  • Bốn là ơn Hồn Xác lên trời 
                 ( 42 )
 
  Chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa là Cha nhân hậu, đã ban cho Đức Mẹ những đặc ân cao trọng, bởi vì đối với Thiên Chúa, Ngài là Đấng toàn năng, Ngài làm được tất cả những gì Ngài muốn. Và những đặc ân Đức Mẹ được đó chính vinh dự cho loài người chúng ta.
Chúng ta hãy yêu mến Mẹ và vâng lời Mẹ, để biết yêu mến Chúa Giêsu.
D.CẦU NGUYỆN: Với tấmlòng yêu mến Mẹ, chúng ta cùng hát một bài dâng kính Mẹ 
 
  1. EM NHỚ LỜI CHÚA: Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)  / GL:  c 42

………………………….........
 
Bài 11: ĐỨC MARIA MẸ CHÚA GIÊSU VÀ MẸ HỘI THÁNH  (t. 2)
(GA.ĐBTT. trg 93 - 98  )

 
Lời Chúa:    “Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)
Ý chính:         1. Vị trí của Đức Mẹ trong Hội Thánh
2. Lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria
Tâm tình:    Yêu mến và tôn kính Đức Maria.
 
I.ỔN ĐỊNH
1.Đón tiếp:
2.Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con lại tụ họp nhau để học biết giáo lý của Chúa. Chúng con không thể yêu mến Chúa nếu chúng con không biết Chúa. Xin Chúa chúc lành và thánh hoá giờ học này của chúng con, giúp chúng con mỗi ngày một yêu mến Chúa hơn.
3.Giới thiệu bài mới:
Hôm nay chúng ta tiếp tục học về Đức Maria trong đời sống Hội Thánh và lòng yêu mến chúng ta dâng tiến Mẹ.
II.EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:    Có một người phụ nữ rất duyên dáng tuyệt vời, người phụ nữ ấy cao trổi hơn tất cả mọi người nữ khác ở trần gian, người ấy được Sứ Thần Gabriel chào là “Đấng đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà”.  Đố các em biết người phụ nữ đó là ai?…. Là Đức Maria.  (Chúng ta cùng vỗ tay chúc mừng Mẹ)  Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ là một người nữ khiêm tốn của thành Nazarét, Mẹ lúc nào cũng chìm ngập trong suy niệm và cầu nguyện nên được Thiên Chúa yêu thương rất đặc biệt. Mời các em cùng đọc Lời Chúa qua trình thuật của sách Công vụ Tông đồ, để thấy sự thật đó nhé. Mời các em đứng
  2. Côn g bố Lời Chúa: Cv 1, 12-14 (cho các em đọc chung)
– thinh lặng – gợi ý:
Qua bài Lời Chúa các em vừa đọc, chúng ta thấy Đức Maria đã hiện diện cùng với các Tông đồ của Chúa Giêsu để cầu nguyện. Chúng ta cũng xin Mẹ giúp chúng ta biết luôn quây quần bên Mẹ, để Mẹ giúp chúng ta cầu nguyện. Sốt sắng, đẹp lòng Chúa Giêsu.
  1. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 16, 18
 
Cl 1,9-24
 
 
 
Cv 1, 14
  1. Vị trí của Đức Maria trong Hội Thánh
  • Trong bài 9 các em đã học về việc thiết lập Hội Thánh. Ai đã lập Hội Thánh? Chính Chúa Giêsu đã lập Hội Thánh.
  • Ai là đầu của Hội Thánh? Chính Chúa Giêsu
  • Ai là Mẹ của Chúa Giêsu?… Đức Maria
  • Như thế, vì Đức Maria là Mẹ của Chúa Giêsu nên Đức Maria cũng là Mẹ của Hội Thánh, vì nếu Người đã là Mẹ của Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh thì cũng là Mẹ của toàn thân.  GLV dẫn giải bằng chính hình thể con người để các em hiểu.
  • Mời các em đọc lại Cv 1, 14.
  • Trong câu các em vừa đọc, chỉ có ai là được nhắc tới tên?… Đức Maria.. Như thế chúng ta thấy nổi bật lên Đức Maria giữa Hội Thánh, ngay từ thuở sơ khai và cho tới hôm nay, Mẹ vẫn luôn là Mẹ của Hội Thánh, Mẹ của từng người chúng ta. Các em có cảm thấy sung sướng vì được Đức Maria là Mẹ không.
Đức Maria là chi thể trổi vượt và là gương mầu sáng ngời của Hội Thánh, vì Người đã là Mẹ của Đầu là Chúa Kitô thì cũng là Mẹ của toàn thân là Hội Thánh. (43)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 19,  27
Ga 2, 3-12
 
Lc 2,19.51
  1. Lòng tôn kính Đức Trinh Nữ Maria
  • GLV kể một câu chuyện thích hợp với lứa tuổi các em, về lòng sùng kính Đức Maria, và từ câu chuyện đó, chúng ta giúp các em nhận định và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Vd Ba trẻ tại Fatima, Lộ Đức v.v.
  • Qua câu chuyện mà chúng ta vừa nghe, chúng ta có thể tôn kính, yêu mến Mẹ Maria bằng cách nào trong đời sống của một em thiếu nhi?… GLV lắng nghe, tổng hợp ý các em và phấn khích bằng những việc làm cụ thể.
  • Đức Maria là một người Mẹ rất yêu thương chúng ta. Mẹ luôn mong chúng ta đến với Mẹ, thưa chuyện với Mẹ về cuộc sống của chúng ta, nhất là khi gặp khó khăn của bản thân hay gia đình… Các em ơi, không có ai đến với Mẹ mà Mẹ lại chối từ, vì chính Chúa Giêsu đã trao chúng ta vào tay Mẹ Người, và Chúa Giêsu không chối từ lời yêu cầu của Mẹ Người, như tại tiệc cưới Cana.
  • Đặc biệt, chúng ta hãy bắt chước gương nhân đức của Mẹ, tập biết cầu nguyện, lắng nghe và thực hành Lời Chúa như Mẹ.
Chúng ta phải đẵc biệt tôn kính, mến yêu, cầu xin và trông cậy  Đức Maria. Nhất là chúng ta bắt chước các nhân đức của Mẹ, đi theo con đường Mẹ đã đi, để được đến nơi Mẹ đã đến. (44)
  1. CẦU NGUYỆN : Giờ đây, chúng ta cùng sốt sắng dâng lời chúc tụng Mẹ, bằng chính lời chào mừng của Sứ thần Gabriel và lời cầu xin Hội Thánh: Kính Mừng Maria….
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:
Tất cả cac ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Chúa Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.” (Cv1,14)
GL:  cc 43+44 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:   Hát lại bài Ave Maria hoặc bài ca về Đức Mẹ.
  2. Thực hành: Em siêng năng đọc Kinh Kính Mừng và cầu nguyện với Đức Mẹ
V. KẾT THÚC: Đức Maria thật diễm phúc vì là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Giáo Hội. Chúng ta là con cái của Mẹ hãy biết sống tốt với Mẹ mình. Chúa Giêsu rất vui, rất hài lòng, khi thấy chúng ta luôn đến với Mẹ Người, vì Chúa Giêsu rất yêu Mẹ, và mong cho Mẹ mình được mọi người yêu mên, tôn kính. Chúc các em vui khỏe trong tình yêu của Mẹ. Chúng ta đọc Kinh Sáng Danh…
 
……………………………….
 
Bài 12 :   ƠN THA TỘI  (tiết 1)
(GA.ĐBTT. trg 99 - 103)
 
Lời Chúa:      “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23)
Ý chính:     Quyền tha tội
Tâm tình:  Cảm tạ và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa
M.I. ỔN ĐỊNH
1.   Đón tiếp:
2.    Thánh hoá: GLV hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-Su, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện nơi đây,Chúa nhìn thấy từng người chúng con. Xin Chúa ban ChúaThánh Thần đến hướng dẫn chúng con trong giờ học Giáo lý hôm nay, để chúng con biết lắng nghe điều Chúa dạy. A-Men.
3.    Giới thiệu bài mới: Các em thân mến, hôm nay anh (chị) mời các em, chúng ta cùng học bài 12 với tựa đề: Ơn tha tội, để hiểu rõ lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được tình yêu thương đó.
N.II. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
Văn hào Victor Hugo viết một tác phẩm tường thuật câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật tên là Văn Giang, một tên cướp sát  nhân đã từng ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã bị mọi người khinh dể xa lánh: bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; Vào trong nhà trọ thì người gác cửa đóng sập cửa ngay trước mặt; Đi qua ổ chó, thấy bộ dạng bề ngoài nhếch nhác của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi… Chỉ khi bước vào nhà Đức Giám Mục My-ri-ê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quý giá, anh không cưỡng nổi máu tham, đã nhẹ nhàng lấy 5 cái chân đèn cho vào bao và vác lên vai chuồn mất.
Nhìn thấy bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền khám xét và bắt được mấy chân đèn bạc giấu kỹ trong bao. Anh liền bị giải đến trước mặt vị Giám Mục để làm rõ. Nhưng Ngài không những không la mắng kết tội, mà còn bao che tội của anh bằng cách nhận trước cảnh sát là đã tặng anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa Ngài còn tặng thêm 2 chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: “ Ta không kết tội con đâu. Nhưng phải mau ăn năn sám hối để làm lại cuộc đời”.
Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị Giám Mục và xúc động trước tình thương khoan dung của Ngài. Anh quyết tâm hối lỗi và trở thành người lương thiện.
Các em thân mến,
Tại sao anh Văn Giang quyết tâm sửa đổi?  (đó là nhờ lòng khoan dung của vị Giám Mục).
Thiên Chúa của chúng ta cũng giàu lòng yêu thương và Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết ăn năn sám hối ,  biết nhận ra mình yếu đuối và trông cậy vào Chúa. Các em có thấy Thiên Chúa của chúng ta tuyệt vời không?
Mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe lời Chúa và tìm hiểu về lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa.
  1. Công bố Lời Chúa: Ga 20, 19-23
Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."
Thinh lặng – gợi ý:
Chúa Giêsu sống lại đem lại bình an và niềm vui cho các môn đệ, giữa lúc các môn đệ lo âu, sợ hãi. Sự hiện diện của Chúa làm cho các môn đệ được hạnh phúc. Mỗi người chúng ta trong cuộc đời, cho dầu còn bé nhỏ, cũng cần có Chúa Giêsu phục sinh hiện diện. Chúng ta hãy sẵn sàng để Chúa ở giữa chúng ta và hướng dẫn chúng ta.
  1. Dẫn giải nội dung Giáo Lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Ga 20
Ga 20, 19
 
 
 
Ga 20, 20
 
 
 
 
Ga 20, 21
 
Ga 20, 22-23
 
Mc 2, 10
 
 
 
 
 
 
  1. Quyền tha tội (Các em nhìn bản văn Tin Mừng để trả lời)
  • Tin Mừng các em vừa nghe do Thánh sử nào viết?…. Gioan
  • Tại sao các môn đệ ở trong nhà cầu nguyện mà lại phải đóng kín các cửa? ..vì các ông sợ người Do Thái, vì chính những con người này đã giết Chúa Giêsu…
  • Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện đến giữa các môn đệ, và Chúa Giêsu nói thế nào?… Bình an cho anh em.
  • Thấy Chúa Giêsu, thái độ của các môn đệ thế nào?… Khi Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn, các ông nhận ra đúng Thầy của mình, các ông vui mừng lắm vì được thấy Chúa đến. Có Chúa là Đấng yêu thương bảo trợ, các ông tràn ngập hân hoan vui mừng.
  • Sau câu chúc bình an lần hai, Chúa Giêsu sai các môn đệ thế nào?… Như Cha….sai anh em.
  • Chúa Giêsu làm cử chỉ gì trên các môn đệ?… Thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần……cầm giữ”.
  • Chính Chúa Giêsu đã xác nhận quyền tha tội của Người qua những phép lạ Người đã làm hoặc khi chữa bệnh tật: “Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội”.
  • Như thế, chúng ta hiểu rằng chính trong lời nói, cử chỉ, hành động của Chúa Giêsu mà Hội Thánh, qua các Tông đồ đón nhận quyền tha tội.
  • Ai đã trao ban cho các Tông đồ quyền tha tội?… Chính Chúa Giêsu, và quyền ấy tiếp tục được trao ban cho các Đấng kế vị các Tông đồ là các Giám Mục, linh mục được quyền ban bí tích Hòa giải.
  • Vậy Hội Thánh đón nhận quyền tha tội khi nào?  (số 45)
 
 
 
Chúa Giêsu ban cho Hội Thánh quyền tha tội sau khi sống lại. Chúa Giêsu hiện ra thổi hơi trên các Tông đồ và ban cho các ngài quyền tha tội: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (45)
D.  Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chúng con hết lòng tạ ơn lòng nhân từ thương xót vô biên của Chúa, đã trao ban quyền tha tội cho Hội Thánh. Xin cho chúng con lòng tin tưởng, khiêm tốn  đến với Hội Thánh để được ơn tha thứ và sống đời sống mới. O.III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23)   /    GL:  c 45 V.EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:  Băng reo: Tha thứ
  • NĐK: Bỏ /           TC    : Giận hờn ( tay phài làm động tác ném)
  • NĐK: Tránh /     TC    : Kêu ca (tay trái xua trước mặt)
  • NĐK:Xa /           TC   : Thù hận (Tay phải đấm vào lòng tay trái)
  • NĐK: Chúng ta  /  TC  : Thứ tha ( 2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài).                                                 
  1. Thực hành
Mỗi tối trước khi ngủ, em  xét mình, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà em đã xúc phạm đến Chúa và quyết tâm ngày mai sẽ sống tốt hơn.
  1. Bài tập về nhà:  Chọn và viết đẹp câu Kinh Thánh nói về lòng tha thứ của Thiên Chúa.
 
V. KẾT THÚC: Tóm tắt bài – Nhắc nhớ – Kinh Sáng Danh.

 
........……………………….
 
Bài 12 :   ƠN THA TỘI  (tiết 2)
(GA.ĐBTT. trg 99 - 103)
 
Lời Chúa:      “Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23)
Ý chính:     Lãnh nhận ơn tha tội
Tâm tình:  Cảm tạ và tin tưởng vào lòng nhân từ  của Chúa
 
I.ỔN ĐỊNH
1.   Đón tiếp
2.    Thánh hoá:  Lạy Chúa Giê-Su, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện nơi đây, Chúa nhìn thấy từng người chúng con. Xin Chúa ban Chúa Thánh Thần đến hướng dẫn chúng con trong giờ học Giáo lý hôm nay, để chúng con biết lắng nghe và hiểu điều Chúa dạy. A-Men.
3.    Giới thiệu bài mới: Tuần trước chúng ta học bài gì ?
( Bài 12: Ơn tha tội với ý chính: Quyền tha tội ). Hôm nay anh (chị) mời các em, chúng ta cùng tiếp tục học bài 12, nhưng ý chính lại là: Lãnh nhận ơn tha tội, để hiểu rõ lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta, và chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được tình yêu thương đó.
 
II.EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
Trong bộ truyện sưu tập về các vị ẩn tu , có một chuyện kể rằng: Có hai tội nhân nọ quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nguyên một năm ròng rã mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội cầu nguyện. Ngày ngày các tu sĩ của một nhà dòng mang thức ăn và nước uống cho hai ông.
Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người: một thì khoẻ mạnh vui vẻ- một thì lại ốm o buồn phiền. Cả hai đến trình diện trước bề trên của cộng đoàn chờ đợi phán quyết họ có xứng đáng gia nhập vào cộng đoàn không.
Khi được hỏi trong suốt năm qua đã suy niệm và nghĩ những gì, ông ốm o  buồn phiền trả lời như sau: trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại tội tôi đã phạm, từng giây từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu. Tôi sợ hãi đến độ mất ăn mất ngủ. Tôi nghĩ tội tôi phạm quá nhiều, sợ Thiên Chúa không tha thứ cho tôi.
Đến lượt mình, ông kia trình bày như sau: suốt năm qua từng giây phút tôi hằng nhớ đến những ơn lành và tình thương của Chúa. Dù biết rằng tôi tội lỗi, bất xứng trước mặt Chúa, tôi vẫn tin rằng Chúa đầy khoan nhân sẽ tha thứ cho tôi. Tôi được an bình và tôi cảm thấy đời vui sướng hạnh phúc.
Các em thân mến,
Càng ý thức về thân phận tội lỗi yếu hèn của mình, chúng ta càng cần nhìn nhận tình yêu của Thiên Chúa. Dù chúng ta có tội lỗi xấu xa thế nào, thì Thiên Chúa vẫn yêu thương và đón nhận chúng ta. Chúa sẵn sàng tha thứ cho ta, vì chính Chúa Giêsu Phục Sinh đã ban cho hội thánh tha tội chúng ta như lời Chúa sau đây. Anh ( Chị ) mời các em đứng, chúng ta cùng đọc Lời Chúa.
 
B.   Công bố Lời Chúa: Ga 3, 16-17
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.
Thinh lặng – gợi ý
Các em có nhận ra tình thương của qua bài Tin Mừng chúng ta vừa cùng nhau đọc không? Chúa Cha quá yêu thương chúng ta đến nỗi ban Con Một, để ai tin Con của Người thi khỏi phải chết. Chúng ta xin Chúa ban thêm đức tin, để chúng ta mở lòng đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
  1. Dẫn giải nội dung Giáo Lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Ga 3 , 5
 
 
 
Mt 28,18-19
 
Rm 5, 12
  1. Lãnh nhận ơn tha tội
  • Các em có làm điều không tốt bao giờ không? Trong một ngày sống, từ khi mở mắt đến lúc nhắm mắt đi ngủ đêm, nếu khiêm tốn, chúng ta thấy mình đã làm nhiều điều không tốt, vì thế, trước khi đi ngủ, chúng ta thường nhìn lại chính mình, để xin lỗi Chúa, và có khi xin lỗi anh em nữa. Và đó là điều tốt  lành, nếu chúng ta muốn sống đẹp lòng Chúa.
  • (Các em mở Ga 3,5) Trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu xác quyết với ông cần phải thay đổi lối sống thế nào ở câu 5:  (“Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi Nước và Thần Khí”.)
  • “Sinh ra bởi Nước và Thần Khí”. Đố em nào biết Chúa Giêsu muốn ám chỉ điều gì? … Chúa Giêsu có ý nói tới Bí tích Rửa tội.  Mời các em đọc Mt 28,18-19.
  • Tại sao khi mới sinh ra, chúng ta cần đón nhận ơn tha thứ qua  Bí tích Rửa tội?  Vì mỗi người chúng ta đều đã phạm tội …
  • Bí tích Rửa tội để tha tội nào? Tội tổ tông (nếu là người lớn thì cả tội riêng), giao hòa chúng ta lại với Thiên Chúa, được làm con Thiên Chúa và đồng hưởng gia nghiệp Nước Trời, nhờ Chúa Giêsu Kitô.
  • Khi lớn lên, các em có phạm tội không?…GLV dùng vd để giúp các em nhận ra sự yếu đuối của con người và cần ơn tha thứ của Chúa.
  • Vậy Chúa Giêsu đã lập bí tích nào để tiếp tục ban ơn tha tội cho ta?  Bí tích Hòa giải.
  • Tất cả mọi người đều được mời gọi để đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Các em đọc NDGL số 46
 
 
 
 
 
 
 
Mọi người có thể lãnh nhận ơn tha tội trước hết nhờ Bí tích Rửa tội là Bí tích kết hợp họ với Chúa Kitô khổ nạn và Phục sinh. Sau đó người tín hữu còn được tha các tội riêng nhờ Bí tích Hòa giải. (46)
 
 
Ga 3, 16
Lc 15
  1. Thiên Chúa giàu lòng xót thương
  • Các em có biết tại sao chúng ta là kẻ có tội, luôn xúc phạm đến Thiên Chúa mà Thiên Chúa lại sẵn sàng ban ơn tha thứ cho ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, không chỉ một lần mà mãi mãi trong cuộc đời, nếu ta thành tâm sám hối và xin ơn tha thứ của Chúa. Tại sao Chúa lại làm thế? Vì Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn yêu thương chúng ta là hình ảnh của Người.
  • Qua Hội Thánh, qua các bí tích, chúng ta đón nhận được ơn tha thứ của Chúa. Chúng ta hãy tỏ ra là những người con ngoan thảo, biết cảm nhận lòng nhân từ bao dung của Chúa, và luôn cố gắng sống như một em ngoan, biết ơn Chúa, để được Chúa yêu thương và mọi người quý mến.
  • Khi lầm lỗi, em khiêm tốn nhận lỗi và mau mắn đến với Chúa là Cha nhân từ, vì Chúa rất yêu thương em.
Quyền tha tội của Hội Thánh nhắc ta nhớ Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã ban cho những phương thế thích hợp để ta được ơn tha tội. Vì thế, ta luôn vững tin đến với lòng thương xót ấy trong tâm tình biết ơn. (47)
  1. Cầu Nguyện  : Lạy Chúa Giê-Su, là Đấng giàu thứ tha. Chúng con nhận rằng mình nhỏ bé yếu đuối, hay xúc phạm đến Chúa, thế mà Chúa vẫn yêu thương tha thứ cho chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa và hứa sẽ sống ngoan, năng đến với Chúa Giê-Su Thánh Thể để được Chúa dạy cho con biết tránh xa dịp tội và làm điều tốt. A-Men.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:
Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23)
GL:  cc 45 -47
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:  Băng reo: Tha thứ
- NĐK: Bỏ   /          -TC    : Giận hờn (tay phài làm động tác ném)
- NĐK: Tránh  /     -TC    : Kêu ca (tay trái xua trước mặt)
- NĐK:Xa.   /         -TC   : Thù hận (Tay phải đấm vào lòng tay trái)
- NĐK: Chúng ta  /  -TC  : Thứ tha ( 2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài).                                                 
2. Thực hành
Mỗi tối trước khi ngủ, em  xét mình, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm mà em đã xúc phạm đến Chúa và quyết tâm ngày mai sẽ sống tốt hơn.
  1. Bài tập về nhà:  Chọn và viết đẹp câu Ga 3, 16.
V. KẾT THÚC:
      Đọc kinh Sáng Danh…
 
…………………………………
 
BÀI 13: ƠN PHỤC SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU ( TIẾT 1)
 
LờiChúa: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người Con , thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga,40)
Ý chính:     1. Niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh.
2.Tín điều thân  xác con người sẽ sống lại
Tâm tình:Tạ ơn Chúa vì Chúa cho em có thể được sống mãi với Chúa.
 
I           ỔN ĐỊNH.
1 Đón tiếp:
2.Thánh hoá:
Lạy Chúa Giêsu , hôm nay chúng con lại được quy tụ nơi đây để học hỏi và lắng nghe lời Chúa. Xin Chúa giúp chúng con qua bài học hôm nay, biết yêu Chúa hơn và yêu mến anh em mình hơn.
3.Dẫn vào bài bài mới: Lần trước chúng ta đã học bài gì ? (“Ơn tha tội” )
Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ cho những lầm lỗi của chúng ta để chúng ta được sống hạnh phúc bên Chúa mãi mãi. Sống hạnh phúc bên Chúa chính là ‘Ơn phục sinh và đời sống vĩnh cửu”.
 
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A          Dẫn nhập
Các em  thấy người chết bao giờ chưa? Chết thì như thế nào nhỉ? Sau khi chết người ta có thể làm gì cho mình, cho người  nữa không?  Người ta sẽ làm gì cho người chết? – chôn vào lòng đất. Như vậy là hết rồi phải không các em?
Các em có thuộc bài hát “Sự sống thay đổi” thường hát trong lễ tang không ? Các em cùng hát với chị (anh) (hoặc chị hát các em nghe nhé:)
 “Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi lúc con người nằm yên giấc ngủ mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai. Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười nhưng con tin rằng ngày mai trong Chúa chẳng có nỗi buồn đẹp mãi niềm vui. Sự sống không mất nhưng chỉ đôỉ thay đã qua bao ngày trọn một kiếp này. Dù sống hay chết tin còn ngày mai sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay.”. Mời các em lắng nghe Lời Chúa
B. Công bố Lời Chúa  Ga 6, 35.38-40
Đức Giê-su bảo họ: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!…Vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết."
C.   Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Mc 8,31;9,31
                                  
                      
1. Niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh
  • Các em đã chứng kiến một người nào đã chết mà sau đó sông lại chưa? …
  • Trong Tin Mừng các em thấy ai đã chết mà Chúa cho sống lại không ? (Lazarô  và con bà goá thành Naim)
  • Vậy Lazarô và con bà góa thành Naim có chết nữa không? (có)
  • Còn Chúa Giêsu, khi Người chết, Người có sống lại không? Chúa Giêsu chết và sau 3 ngày Người đã sống lại. Người đã sống lại và không bao gìơ chết nữa. Và chính sự phục sinh của Chúa Kitô đã đem lại niềm hy vọng cho chúng ta.
 
 
 
Chúa Giêsu Đấng đã chết nhưng người đã phục sinh và không bao gìơ Người chết nữa.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 6, 39–40
2. Tín điều thân xác con người sẽ sống lại
  1. Các em đã thấy người chết bao giờ chưa?
  2. Cái chết có phân biệt ai không?
  3. Thân xác chết được đưa đi đâu? Thân xác ta được chôn vào lòng đất hay hỏa táng, và trở thành mục nát tro bụi
  4. Khi con người chết linh hồn có chết không?   Không.
  5. Tại sao?   Vì linh hồn thiêng liêng. Vì thế ta mới nói “chết là linh hồn lìa khỏi xác”.
  6. Trong bài Lời Chúa chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta một niềm hy vọng. Các em có biết đó là điều gì không? Các em cùng đọc chậm Ga 6,  39 – 40 để có câu trả lời.
  7. Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta biết: Chúa Cha rất  yêu thương chúng ta, Người không muốn một ai trong chúng ta bị hư mất. Và khi đã chết, đều được Người cho sống lại vào “ngày sau hết”.
  8. Các em có biết ngày sau hết là ngày nào không? Đó là ngày tận thế, ngày tận cùng của thế gian
  9. Ai đã cho chúng ta biết chúng ta sẽ được sống lại trong ngày sau hết? Chính Chúa Giêsu
  10. Chúng ta còn tuyên xưng niềm tin này khi nào? Khi đọc  KINH TIN KÍNH: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”. Nghĩa là dầu thân xác đã nát tan như tro bụi thì chính quyền năng của Thiên Chúa làm cho ta được sống lại.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Khi tuyên xưng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” ta phải hiểu là thân xác con người sau khi chết sẽ hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy sống lại trong ngày tận thề. (c 48)
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hứa cho những ai tin vào Chúa thì được sống và sống muôn đời. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con sống tốt hơn mỗi ngày hầu thân xác chúng con được phục sinh vinh hiển với Chúa. Amen
III          EM NHỚ LỜI CHÚA
“Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (Ga,40)
      GL:  c 48
IV.       EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt: Tập lại bài hát “Sự sống thay đổi”
  2. Thực hành: Em quyết tâm chu toàn bổn phận hằng ngày để được sống hạng phúc với Chúa
  3. Bài tập ở nhà:...
 
V         KẾT THÚC
Chúa Giêsu đã phục sinh , là con cái của Chúa chúng ta sẽ được sống lại với Chúa. Chị mời các em cùng đứng để chúc tụng tạ ơn Chúa.
 Đọc kinh sáng danh. ( Chào nhau)
 
……………………………
 
 
BÀI 13:   ƠN PHỤC SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU  (TIẾT 2)   
 
Lời Chúa:    Đến ngày mùa , tôi sẽ bảo thợ gặt hãy gom cỏ lùng lại, bó thành từng bó mà đốt đi , còn lúa thì thu vào kho lẫmcho tôi” (Mt 13,30 )
Ý Chính:     1.  Thiên đàng – hoả ngục – luyện ngục
                    2.  Phán xét chung                      
Tâm tình:   Xin Chúa giúp ý thức về 4 sự sau
I.          ỔN ĐỊNH:
1.  Đón tiếp:
  1. Thánh hóa: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống lại để chúng con được sống và sống đời đời, xin giúp con luôn biết sống ngoan, sống tốt từng ngày, để bất cứ giờ nào Chúa đến, con cũng sẵn sàng.
3.  Giới thiệu bài mới.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Trâu chết để da người ta chết để tiếng”. Như vậy chết đâu phải là “dấu chấm hết” mà trái lại - chết là bắt đầu đi vào cuộc hành trình mới “Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.  Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cuộc sống sau cái chết qua tiết 2 của bài “Ơn phục sinh và đời sống vĩnh cửu
II         EM NGHE LỜI CHÚA
A  Dẫn nhập:
Một hôm ban giáo sư trường muốn trắc nghiệm các thiếu niên đang chơi, bèn đặt một câu hỏi:”Nếu anh được biết anh sắp chết trong một gìơ nữa thì anh sẽ làm gì”.  Có nhiều câu trả lời khác nhau: Tôi sẽ vào nhà thờ cầu nguyện / Tôi sẽ dọn mình xưng tội / Tôi sẽ tìm gặp cha mẹ và người thân cuới cùng /  Còn tôi, nếu tôi biết tôi sắp chết tôi vẫn tiếp tục chơi …
Câu trả lời của cậu Aloysio Gonzaga làm ban gáo sư vô cùng bỡ ngỡ: “Làm sao trước gìơ phút nghiêm trọng như vậy mà anh cả gan tiếp tục chơi ?”
Ví Chúa dạy luôn luôn sẵn sàng, mà bổn phận hiện giờ của tôi là chơi nên tôi cứ tiếp tục chơi. Thánh ý Chúa tronh giây phút hiện tại này đối với tôi là chơi, nên tôi chơi là làm đẹp lòng Ngài vậy. Aloysio thường nói: “Tôi nhìn mọi sự và đánh gía mọi sự dưới khía cạnh đời đời”. Cái gì không có gía trị đời đời”, không xây dưng cuôc sống “đời đời”,  không dẫn ta tới cùng đích “đời đời”, thì đối với tôi đó là hư vô cả
Câu trả lời thật là tuyệt vời phải không các em. Bây giờ mời các em lắng nghe chính Chúa Giêsu nói với từng người chúng ta nhé. (Mời đứng)
B.Công bố Lời Chúa: Lc 16,20-26   (Thinh lặng gợi ý:)
Chúa Giêsu vừa gửi đến chúng ta một dụ ngôn để giáo dục chúng ta, giúp ta hiểu “chết không phải là hết, nhưng phải biết sống tốt để xứng đáng vào Nước Trời, nơi Chúa đã đi trước để chuẩn bị cho chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được điều Chúa dạy chúng ta trong bài giáo lý này.
C.    Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI P.NỘI DUNG GL
 
 
 
Lc 16,19–26
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Pr 1, 3-5
 
 
1.  Thiên đàng – hoả ngục – luyện ngục
  • GLV thuật lại dụ Dụ ngôn Ladarô và người phú hộ
  • Qua dụ ngôn Ladarô và người phú hộ,  các em biết rằng sau khi chết, con người có phải chịu phán xét …
  • Chúa phán xét về những gì? Về tất cả tư tưởng, lời nói, việc làm...GLVùng những ví dụ cụ thể để giúp các em…
  • Sau khi Chúa phán xét linh hồn đi đâu? Tùy cuộc sống của mình mà được lên Thiên đàng như La-da-rô hay bị phạt trong hỏa ngục như phú hộ: Sống sao thác vậy…
a.Thiên đàng
  • Để các em có thể hiểu phần nào về Thiên đàng, chị hỏi các em: Khi các em sống giữa gia đình, có cha mẹ, anh chị rất yêu thương em, cảm thấy thế nào? Rất vui sướng hạnh phúc
  • Có cha mẹ và mọi người trong gia đình yêu mến, em có sợ hãi, lo lắng không? Không sợ gì, vì đã có cha mẹ.
  • Từ cuộc sống hạnh phúc đó, em hãy nghĩ về Thiên đàng. Thiên đàng còn được gọi là Nước trời. Nước trời không phải ở trên tầng mây xanh, để người ta đi máy bay là vào được. Nhưng Nước trời là tình trạng tâm hồn ta được vui sướng hạnh phúc, sống hiệp thông với Thiên Chúa Ba ngôi, với Đức Mẹ và các Thánh, nghĩa là với gia đình Thiên Chúa.
Khi linh hồn  đến trước toà Chúa Kitô để chịu phán xét riêng  về quảng đời đã sống trên trần gian. Sau đó linh hồn  lên thiêng đàng, hoặc vào hoả ngục, hay chịu thanh tẩy  trong luyện ngục. ( 49)
 
Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi và cộng đoàn các thánh( 50)
 
Kh 14, 13
 
Ga 14, 15
  • Em có thích được vào Thiên đàng không?
  • Nhưng Thiên đàng dành cho những ai? Cho những người chết trong ân nghĩa Chúa tức không còn vướng mắc tội lỗi hay đã được thanh luyện toàn hảo.
  • Chúa Giêsu đã chuẩn bị Nước Trời cho những người mến yêu và tuân giữ lời Chúa, cho những em sống ngoan, sống tốt.
 
 
 
 
 
 
Mt 13, 41-42
 
  1. Hoả ngục
  • Nếu Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc sung sướng vì được sống với Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc thì hỏa ngục sẽ là tình trạng nào?  Đau khổ tột cùng vì xa cách Thiên Chúa.
  • Chúa Giêsu đã diễn tả tình trạng khủng khiếp nhất của hỏa ngục như thế nào. Các em đọc Mt 13, 41-42
  • Ai phải vào hoả ngục? – những người cố tình từ chối Thiên Chúa, cố tình phạm tội trọng không ăn năn, không hiệp thông với Chúa và Giáo Hội
 
Hoả ngục là tình trạng đau khổ cùng cựu vì phải vĩnh viễn xa cách Thiên Chúa là nguồn sự sống và hạnh phúc ( 51)
 
 
 
 
 
1 Cr 3, 13 –15
 
 
  1. Luyện ngục
  • Ngoài thiên đàng và hoả ngục, còn có một tình trạng linh hồn được thanh luyện một thời gian, ta gọi là luyện ngục.
  • Các Thánh có ở luyện ngục không? Không
  • Những người phạm tội trọng có thanh luyện ở luyện ngục không?
  • Vậy luyện ngục dành cho những ai?… Cho những người đã tuân theo Lời Chúa, sống theo Lời Chúa, nhưng vì mang phận người, có những yếu đuối, những lỗi nhẹ, cần phải được thanh luyện tinh tuyền để hưởng thánh nhân Chúa, vì Chúa là Đấng cực thánh. (đọc số 52)
Luyện ngục là tình trạng thanh tẩy dành cho những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa đạt  tới sự thánh thiện cần thiết để được hạnh phúc TĐ ( 52)
 
 
 
 
 
 
Mt 25, 31 - 40
3. Phán xét chung
  • Ngay sau khi chết, mỗi người được phán xét riêng, nhưng còn một cuộc phán chung, còn gọi là ngày tận thế. Ai cho chúng ta biết sẽ có ngày tận thế? Chính Chúa Giêsu.
  • Ngày ấy đến vào giờ nào, ngày nào… có ai biết không?
  • Ai sẽ trở lại phán xét nhân loại? Đức Kitô vinh quang trở lại
  • Cuộc phán xét như thế nào? – Người sẽ tách người lành và người dữ riêng ra như tách  chiên và dê. Và người lành được hưởng phúc Chúa ban là nước Thiên đàng và kẻ dữ sẽ vào hoả ngục vĩnh viễn.
  • Các em thấy đó, trong ngày phán xét chung hay riêng, mọi người đều phải chịu trả lẽ trước mặt Chúa về mọi hành vi của mình...
  • Các em thích được thưởng hay bị phạt?
  • Muốn được thưởng và sống hạnh phúc Nước Trời em sẽ sống thế nào? Hãy thực thi Lời Chúa để làm lành lánh dữ
 
Sẽ có phán xét chung vào ngày Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. Lúc ấy , tất cả mọi người sẽ trình diện trước toà Chúa Kitô để trả lẽ về hành vi của mình ( 53)
D  Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết và phục sinh để cứu độ chúng con. Xin Chúa dạy chúng con biết chết đi cho tội lỗi và sống trong ân sủng để sau này được hưởng hạnh phúc trên thiên đàng với Chúa
III        EM NHỚ LỜI CHÚA: 
Đến ngày mùa , tôi sẽ bảo thợ gặt hãy gom cỏ lùng lại, bó thành từng bó mà đốt đi , còn lúa thì thu vào kho lẫmcho tôi” (Mt 13,30 )
                   GL:   48 – 53
IV        EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt: HÁT “Một lần” (trong Sh ĐBTT – Trang 39)
Làm người ai cũng một lần, một lần sống chết, một lần phán xét. Nếu ai trung tín, ngoan hiền, được tặng ban. Tặng ban Nước Chúa. Nếu ai tội lỗi, biếng lười bị phạt gian khổ đau đời đời.
2. Thực hành: Em luôn xét mình trước khi đi ngủ để sám hối và thay đổi đời sống.
3. Bài tập ở nhà: Ghi bản xét mình hằng ngày vào tập làm bài
V         KẾT THÚC
Các em thân mến , qua bài học hôm nay chúng ta biết thêm được là nhờ sự phục sinh của Chúa thân xác chúng ta mai ngày cũng được phục sinh.Vậy ngay từ bây giờ chúng ta cố gắng sống ngoan vâng lờiChúa để cùng Chuá sống hạnh phúc đời đời.
 Đọc kinh Sáng danh ( chào nhau)
 
................................................
Nhóm Huấn giáo Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp  
Thông tin khác:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log