Thứ bảy, 23/11/2024

Giáo Án Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh Phần II

Cập nhật lúc 17:51 22/05/2018
   
Phần II: ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ

Bài 14: CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA (tiết 1 )    
    
Lời Chúa:Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,” (Ep 4,23)
Y chính: 1. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa
               2. Con người làm hoen ố hình ảnh Thiên Chúa.
Tâm tình: Sung sướng và cám ơn Chúa đã dựng nên con giống hình ảnh Chúa.
I.ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hóa: Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, vì yêu thương cha đã dựng nên chúng con theo hình ảnh của Cha, một hồng ân vượt qúa lòng mơ ước của chúng con. Xin Cha cho mỗi người chúng con ý thức sự cao qúy được làm con Cha, giúp chúng con cảm nhận  niềm hạnh phúc và cố gắng không bao giờ phạm tội để không làm hoen ố hình ảnh của Cha.
3. Dẫn vào bài mới:
II.  EM NGHE LỜI CHÚA:   
  1. Dẫn nhập
Tuấn là bé trai duy nhất trong một gia đình, từ nhỏ em là một đứa trẻ ngoan, học giỏi. Khi lên 14 tuổi thì ba mất! Kể từ đó Tuấn rất buồn - lại không may gặp phải những bạn không tốt, nên mất dần những đức tính tốt lành và thay vào đó là ham chơi, lười học và thiếu lễ phép với mẹ, thầy cô…. Mẹ Tuấn rất khổ tâm, đã nhiều lần phải rơi nước mắt vì không thấy được kết qủa giáo dục của mình. Có lần Tuấn thấy mẹ khóc thì hỏi, và mẹ Tuấn nhân cơ hội này với tất cả ưu tư của một người mẹ về đứa con của mình từ trước tới nay liền tâm sự cho Tuấn nghe, từ đó Tuấn đã suy nghĩ lại và nói lời xin lỗi mẹ và tỏ ra rất hối hận về qúa khứ của mình.
Các em thân mến, câu chuyện này không chỉ đúng trong trường hợp của Tuấn mà cho cả chúng ta, cho chị và các em nữa. Chúng ta hãy sớm tỉnh ngộ nghe lời khuyên củaThánh Phaolô( mời các em đứng).
   B: Công bố Lời Chúa  (Ep 4, 23-25)
Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện. Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau.
– Thinh lặng – gợi ý:
Thánh Phaolô Tông đồ mời gọi chúng ta hãy biết mở lòng ra đón nhận hoạt động của Thánh Thần. Các em hãy sẵn sàng và xin Chúa soi sáng tâm trí để hiểu Chúa muốn nói gì với chúng ta, là những con người giống hình ảnh Chúa.

C. Diễn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
St 1, 26.27
     2, 7-8
 
 
 
 
 
 
 
Cl 3, 10
 
1. Con người là hình ảnh Thiên Chúa:
Các em biết TC đã tạo dựng nên trời đất muôn vật: mặt trời, mặt trăng, chim trời, cá biển v.v. và sau cùng là thụ tạo cao trổi, đặc biệt nhất, các em biết là ai không? Con người
  • Thiên Chúa đã tạo dựng con người qua 5 bước:
Bước 1: Có ý định: “Ta hãy làm ra con người”
Bước 2: Chọn kiểu mẫu: “Giống hình ảnh Ta”
Bước 3: Thực hiện: Lấy đất nắn nên hình người
Bước 4: Ban sự sống: Thổi hơi vào mũi
Bước 5: Đặt con người vào sự sống hạnh phúc: Con người ở trong vườn địa đàng, làm chủ muôn loài.
  • Các em có thể nhắc lại từng bước nhé:……
  • Thật là tuyệt vời, các em vỗ tay để chúc tụng tình thương Chúa Người đã dựng nên chúng ta giống hình ảnh Người, thông ban cho chúng ta sự tốt lành của Ngài như trí thông hiểu, ý chí vững vàng, tình yêu nồng thắm, nhất là linh hồn thiêng liêng, để con người hướng tới sự thiện đích thực và hạnh phúc muôn đời…
Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Người, ban cho có linh hồn thiêng liêng, có trí tuệ và ý chí tự do. Cho nên ngay từ trong lòng mẹ, con người đã hướng về sự thiện đích thực và hạnh phúc muôn đời (54)
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm 5, 12
 
 
 
1 Cr 11,3
Rm 7,19-20
Rm 3, 23
  1. Con người làm hoen ố hình ảnh của TC:
  • TC đã yêu thương con người như thế đó, nhưng con người có trung thành với tình yêu của Chúa không?  Kinh Thánh trả lời cho chúng ta.
a/  Do tội không vâng phục của Adam, Eva:
Adam Eva đã nghe lời dụ dỗ của rắn (ma quỉ) làm theo ý riêng, sở thích của mình. Từ đó, sự tội đã xâm nhập vào thế gian
b/  Do tội lỗi của mỗi người:
  • Tội nguyên tổ ảnh hưởng trên con người, làm cho hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người bị hoen ố…(x.GA tr 114). Thánh Phaolô minh chứng điều đó trong thư gửi giáo đoàn Côrintô, mời các em mở 1 Cr 11,3 ; Rm 7, 19-20.
  • Và như thế mọi người đều là tội nhân. Dùng một số ví dụ cụ thể trong  đời sống các em cho dễ hiểu…
 
 
 
 
Tội lỗi đã làm hoen úa hình ảnh Thiên Chúa nơi con người, khiến họ dễ hướng về điều xấu và dễ bị sai lầm. (55)
 
3.  Kết:
  • Chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận ra sự yếu đuối bất lực của chính mình để biết ước mong đón nhận tình thương giáo dục của Chúa, qua Lời Chúa, qua Hội Thánh, quí Cha, quí Dì, GLV, Thầy cô, những người bạn tốt, để giữ mãi hình ảnh Chúa trong tâm hồn.
  • Các em có quyết tâm sống ngoan để gìn giữ hình ảnh Chúa trong tâm hồn không?
  • Mời các em thinh lặng giây lát, trước khi chúng ta cầu nguyện, và xin Chúa giúp để sống tốt hơn mỗi ngày.
D. Cầu nguyện:   Cảm nhận được tình Chúa yêu thương ta ngay cả khi chúng ta phạm tội, chúng ta cùng dâng lên Chúa tâm tìng cảm tạ và cầu xin: “Lạy cha là Thiên Chúa yêu thương, Cha đã dựng nên con theo hình ảnh Cha. Xin giúp con luôn biết sống đẹp lòng Cha, đừng bao giờ phạm tội, vì tội làm hoen ố hình ảnh Cha” Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA.
Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,” (Ep 4,23)
GL:  c 54, 55
 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA: 
1/ Sinh hoạt: trò chơi “soi gương”: có thể xếp thành vòng tròn, người quản trò đứng trong vòng tròn, và hễ người quản trò tới chỗ ai làm gì thì người đối diện phải làm y như vậy.                                                       
2/ Thực hành: Siêng năng tham dự thánh lễ, học GL để biết sống đẹp lòng Chúa
3/ Bài làm ở nhà: Viết đẹp câu: “Thà chết không phạm tội mất lòng Chúa”
V. KẾT: GLV. nhắc ý chính – nhắc về việc không nói chuyện, không chạy trong nhà thờ v.v.
 
………………..............................
              
Bài 14: CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA (tiết 2 )   
Lời Chúa:  “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,” (Ep 4,23)
Y chính: 1. Chúa Giêsu Kitô phục hồi hình ảnh TC nơi con người
                2. Sống như môn đệ Chúa Kitô
Tâm tình: Sung sướng và cám ơn Chúa đã dựng nên con giống hình ảnh Chúa.
I.  ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hóa: Hát Kinh Chúa Thần
3. Dẫn vào bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục học tiết 2 của bài con người là hình ảnh Thiên Chúa.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA  
  1. Dẫn nhập:  Người ta thường nói “con nhà tông không giống lông thì giống cánh”. Đúng hay sai?  Điều này có nghĩa là con cái bao giờ cũng mang một nét nào đó giống cha hay mẹ của mình; Cũng vậy, chúng ta là con cái Thiên Chúa, nên mỗi người chúng ta cũng được giống hình ảnh Thiên Chúa. Đó là niềm hạnh phúc của chúng ta, nhưng các em sẽ thấy mình được Chúa yêu thương chừng nào, khi các em học và hiểu một cách sâu xa rằng: Khi hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người đầu tiên là Nguyên tổ của chúng ta bị trở thành “lọ lem” thì Thiên Chúa lại cứu chữa chúng ta. Muốn biết Thiên Chúa cứu chữa như thế nào, mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.
B. Công bố Lời Chúa: Rm 5, 18-19
Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.
Thinh lặng sau khi đọc LC – gợi ý:
Thiên Chúa yêu thương chúng ta, vì chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh của Chúa, nên dầu chúng ta phạm tội, Chúa không nỡ ruồng bỏ, nhưng đã sai Con Một là ĐGK. đến, để cứu chuộc chúng ta, cho chúng ta được sống đời đời. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được hồng ân cao cả mà Chúa Cha thương yêu chúng ta trong ĐGK.

C.  Diễn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Lc  2, 7. 15-16
 
Ga 3, 16
 
Rm 8, 3b
 
Rm 5,15b
  1. Chúa GKT. phục hồi hình ảnh TC nơi con người
a/  CGK đã xuống thế làm người
  • CG xuống thế làm người sinh bởi ai? Mẹ Maria
  • Chúa Giêsu là quà tặng quí nhất Chúa Cha ban cho chúng ta để làm gì? …Để Người sống giữa chúng ta, làm gương cho chúng ta và đền tội chúng ta
  • Ai đã xuống thế làm người để phục hồi lại hình ảnh TC nơi chúng ta đã bị mất do tội Adam? Chúa Giêsu
  • Mời các em cùng đọc Rm 5, 15b: “Nếu vì…
 
 
 
Chúa Kitô đã chết và sống lại để phục hồi hình ảnh ấy cho những ai tin vào Người và sống như môn đệ Người. (56)                      
 
 
Mt 26-28
Mc 14-16
Lc 22-24
Ga 18-20
 
 
 
Cl 1, 22
 
b/  Chúa Giêsu chịu chết và sống lại
  • Cả 4 Sách Tin Mừng đều kể lại cho chúng ta về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.   Vậy cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa đem lại cho chúng ta điều gì? Mời các em phát biểu? ….
  •  đem lại ơn cứu độ cho chúng ta:
Nhờ Người
Với Người
Và trong Người,
mà chúng ta được mặc lại hình ảnh của TC, tức là sự giao hòa với TC, lãnh nhận ân sủng: làm con và thừa tự gia nghiệp Nước Trời. Để xác tín hơn, mời các em đọc thư Cl 1, 22 trang…..   từ chữ: “Nhờ ĐG….trước mặt Người
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt. 5,1-12
 
 
 
Ep 4,23-24
  1. Sống như môn đệ Chúa:
  • GLV đặt câu hỏi và mời gọi các em góp ý – lắng nghe và tổng hợp ý của các em để chuyển vào chính lời Chúa Giêsu dạy.
  • Là những con ngoan, chúng ta cảm nhận tình yêu thương của Chúa đã phục hồi hình ảnh Người trong tâm hồn chúng ta. Các em biết mình phải làm gì để sống như môn đệ Chúa không?….   Tất cả chúng ta cùng đọc lại giáo huấn Chúa Giêsu dạy. Mời các em mở Mt 5, 1-12
  • Các mối phúc mà Chúa Giêsu dạy, chúng ta chỉ có thể thực hiện được nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đúng như Thánh Phaolô nói với giáo đoàn Ephêso: “Anh em phải để Thánh Thần đổi mới…thánh thiện” (cho các em đọc)
  • Muốn đổi mới thì phải từ bỏ những thói cũ như: những thói hư tật xấu như hay gây gổ, cãi ba má, thiếu lễ giáo với Thầy cô, quay cóp bài thi, lười biếng học giáo lý, nói chuyện trong nhà thờ…
  • Mặc lấy con người mới để sống như môn đệ là sống thế nào? Chuyên chăm học và thực hành Lời Chúa. Sống ngoan thảo, vâng lời cha mẹ, thầy cô. Siêng năng tham dự thánh lễ, cầu nguyện…
 
 
 
Sống như môn đệ Chúa Kitô là thực hiện tinh thần bài giảng trên núi (còn gọi là Hiến chương Nước Trời) được gồm tóm trong các mối phúc thật mà mọi người chúng ta phải tuân giữ (57)
 
 
 
D.  Cầu nguyện: Lạy Chúa, để làm một điều tốt không phải là dễ, xin Chúa Thánh Thần đến đổi mới tâm trí chúng con, mặc cho chúng con một trái tim mới, một tinh thần mới, tinh thần của người muốn làm môn đệ của Chúa, để được Chúa dạy dỗ bảo ban. Lạy Chúa Giêsu, xin nhậm lời chúng con cầu nguyện.
 
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:     Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em,” (Ep 4,23)      GL:  cc. 56-57
  1. EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt: Băng reo: TẤT CẢ TRONG CHÚA KITÔ
Tôi ăn:     Trong ĐKT   (Tay phải đưa lên miệng}
Tôi uống: Trong ĐKT   (Tay trái đưa lên miệng)
Tôi làm:    Trong ĐKT  (2 tay làm cử điệu làm việc: quét nhà)
Tôi ăn, tôi uống tôi làm:   Tất cả trong Chúa Kitô  (vỗ tay)
  1. Thực hành:   Sáng thức dậy dâng ngày
           Xin Chúa giúp sống tốt hơn
  1. Bài tập ở nhà:  Em viết một lời nguyện vắn tắt để tỏ lòng yêu Chúa.
V.         KẾT THÚC: GLV nhắc lại ý chính và việc thực hành. Kinh Sáng Danh – Chào nhau ra về.
 
……………………………………….
 
            Bài 15:    LƯƠNG TÂM (tiết 1)                        
 
Lời Chúa:    “Dân ngoại là những người không có Luật Môi-sê, nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy thì họ là Luật cho chính mình” (Rm 2,14)
Y chính:      1. Lương tâm là gì?
2. Nghĩa vụ nghe theo tiếng lương tâm
Tâm tình:       Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho lương tâm ngay thẳng
Khao khát sống đẹp lòng Chúa
I.          ỔN ĐỊNH:
 1. Thánh hóa:
 Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc chúng con. Xin Chúa giúp chúng con biết say mê học hiểu Lời Chúa và đem ra thực hành để Lời Chúa biến đổi chúng con thành những tâm hồn đẹp lòng Chúa.
2. Dẫn vào bài mới:
Các em thân mến, ở bài trước, chúng ta đã được biết Thiên Chúa yêu thương tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá thêm một ơn ban đặc biệt Chúa dành cho mỗi chúng ta, đó là khả năng biết phân biệt phải – trái, tốt – xấu để hành động cho phải lẽ. Người ta còn gọi khả năng đó là Lương Tâm. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Lương Tâm các em nhé.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA: 
A. Dẫn nhập: Tuấn và Phương là đôi bạn chơi với nhau rất thân nhưng khác tôn giáo. Tuấn thường khoe và cũng hay thắc mắc với ba má: “Phương là người ngoại giáo không được học 10 giới răn của Chúa, cũng như  6 điều răn Hội Thánh, bạn  mình cũng chẳng biết gì về luật Chúa, sao bạn mình sống rất tốt. Ai gặp khó khăn, bạn sẵn sàng giúp đỡ. Bạn không biết nói dối, gian tham …
Má Tuấn thong thả giải thích: “Con đã học con người là tạo vật mang hình ảnh và sự sống của Thiên Chúa. Nên con người luôn hướng về sự thiện và hạnh phúc muôn đời. Biết được sự thiện. Đó là nhờ lương tâm mà Chúa đã đặt trong mỗi người, dù Công giáo hay ngoại giáo”.
Vậy Lương tâm là gì, chúng ta lắng nghe Lời Chúa (mời các em đứng).
B. Công bố Lời Chúa: Rm 2, 14-16
Dân ngoại là những người không có Luật Mô-sê; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy, thì họ là Luật cho chính mình, mặc dầu họ không có Luật Mô-sê. Họ cho thấy là điều gì Luật đòi hỏi, thì đã được ghi khắc trong lòng họ. Lương tâm họ cũng chứng thực điều đó, vì họ tự phán đoán trong lòng, khi thì cho mình là trái, khi thì cho mình là phải. Người ta sẽ thấy điều đó, trong ngày Thiên Chúa cho Đức Ki-tô Giê-su đến xét xử những gì bí ẩn nơi con người theo Tin Mừng tôi rao giảng.
- Thinh lặng – gợi ý:
Xin Chúa mở lòng trí chúng con, giúp chúng con biết lắng nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn chúng con, để hiểu được giáo lý Chúa dạy chúng con trong bài học này

C. Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Rm 2, 14
Qua câu “theo lẽ tự nhiên mà làm những gì luật dậy” Thánh Phaolô có ý nói  theo luật tự nhiên mà TC ghi vào trong tâm khảm mỗi người, luật tự nhiên đó chính là “lương tâm”. (GLV cho các em nhắc lại để nhớ).
Như thế, người không theo đạo Công giáo có lương tâm không? Có. Vd: gây gổ nhau…  thì dầu một bạn không có đạo cũng biết đó là một hành động xấu. Nhận thức đó chính là lương tâm Chúa ban sẵn trong tâm hồn mỗi người.
Em có biết tại sao mà Chúa ban cho mọi người đều có lương tâmkhông? …    Vì Thiên Chúa là Cha nhân lành, Người đã đặt sẵn nơi đáy lòng mỗi người một tiếng nói nội tâm, không phân biệt tôn giáo hay địa vị xã hội. Tiếng nói ấy vọng lên trong ta thúc giục ta làm điều tốt, hoặc cảnh tỉnh … và ngăn cản những hành động sai trái.
  • Các em lặp lại nội dung GL số 58
 
 
 
 
Lương tâm chính luật tự nhiên Chúa phú ban cho mọi người, để làm biết làm lành lánh dữ.
                         (58)
 
 
 
 
1 Tim 1,5
 
 
 
 
 
 
Rm 2,15
 
     
     c 16
 
Cv 5,1-10
 
 
 
 Nghĩa vụ theo tiếng lương tâm
  • Lương tâm chính là tiếng nói của Chúa ở đâu?… trong lòng ta, và Chúa luôn muốn mọi hành động của ta phải xuất phát từ một lương tâm ngay thẳng.
  • Các em còn nhớ câu chuyện: Chúa cho Adam Eva được sử dụng mọi thứ cây trong vườn, chỉ trừ có một cây, Chúa nói: ăn vào sẽ chết!   Nhưng Eva đã lý luận với con rắn, bà đã phân vân… cuối cùng Bà có nghe theo tiếng nói của Chúa trong tâm hồn, tức là tiếng lương tâm không? Không
  • Các em mở Rm 2, 15 chúng ta đọc chậm để hiểu: Chúng ta phải lắng nghe và hành động theo lương tâm.
  • Khi không nghe theo lương tâm chỉ dẫn, chúng ta sẽ bị chính Đức Kitô xét xử. các em đọc c 16
  • Truyện Khanania và Xaphira gian lận
  • GLV dùng những việc cụ thể để giúp các em biết phân biệt sống ngay thẳng theo lương tâm. Vd: Dâng lễ - trốn lễ / Lười học, làm bài quay cóp /  Học GL nói chuyện, nô nghịch.
  • Như thế, Lương tâm là tiếng nói của Chúa trong tâm hồn mỗi người để hướng dẫn cuộc sống. Vì thế muốn hiểu và hành động theo lương tâm em phải siêng năng học Giáo lý, để được Chúa hướng dẫn và không đi vào sai lầm.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ta phải luôn lắng nghe và làm theo tiếng lương tâm.                                     
                    (59)
 
 
 
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin Chúa ban Thánh Thần Chúa để Người hướng dẫn chúng con, giúp chúng con có một lương tâm nhạy bén, luôn biết nói và làm những điều hay, lẽ phải đẹp ý Chúa.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:
Dân ngoại là những người không có Luật Môi-sê, nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy thì họ là Luật cho chính mình” (Rm 2,14)  /  GL: c. 58 - 59
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1.         Sinh hoạt: HÒ:          Lương tâm tiếng Chúa đã ghi
Nhắc ta tuân giữ thực thi Lời Ngài
Để ta dễ nhận Lời Ngài
Giữ lòng trong trắng tránh xa lỗi lầm
Vâng nghe giáo huấn thực tâm
Cầu xin gắn bó Phúc âm chuyên cần.
2.         Thực hành: Luôn sống thật thà /  Không nói dối, không gian lận.
Hướng về Mẹ Mân Côi, em năng đọc kinh Kính Mừng dâng Mẹ.
V. KẾT THÚC
 Các em thân mến, chúng ta đã được học hiểu về lương tâm, nghĩa là luật tự nhiên Chúa ghi tạc vào tâm khảm chúng ta. Vậy mỗi chúng ta hãy cố gắng để làm lành lánh dữ theo sự mách bảo của lương tâm
 
…………………………………..
 
       Bài 15:    LƯƠNG TÂM (tiết 2)  
             
           
Lời Chúa:  Rm 2,14
Y chính:     Huấn luyện lương tâm
Tâm tình:  Khao khát lắng nghe Chúa dậy bảo và sống đẹp lòng Chúa
  1. ỔN ĐỊNH
 1. Thánh hóa: Hát bài “Hãy chiếu soi lửa hồng vào đêm tối sâu thẳm hồn con …”
  2. Dẫn vào bài mới: Khi phải lựa chọn một điều gì đó, trong thâm tâm chúng ta luôn có tiếng nhắc nhở: hãy làm điều này, tránh điều kia … đó là tiếng lương tâm. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về LT.
II.   EM NGHE LỜI CHÚA:
  1. Dẫn nhập:  A sang nhà B chơi và thấy B có một chiếc xe điện tử rất đẹp. Nhân lúc không có ai trông thấy, A nghĩ thầm: mình lấy chiếc xe đem về nhà chơi, sẽ chẳng có ai biết đâu. Nhưng A chợt nhớ đến lời dặn của cha xứ, của mẹ và các anh chị GLV: không được lấy của người khác. A thấy xấu hổ vì ý định của mình và quyết tâm xin lỗi bạn. 
  2. Công bố Lời Chúa: Rm 12, 1-2
Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.
Thinh lặng– gợi ý:
Thánh Phaolô nói: Của lễ đẹp lòng Chúa nhất là dâng mạng sống mình, đừng chạy theo theo thói người đời, tức là những tính hư tật xấu, nhưng hãy biến cải con người mình để sống đẹp lòng Chúa.
Xin Chúa mở lòng chúng ta trong giờ giáo lý này để biết lắng nghe Chúa dạy

 
C.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI  NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
Rm 7,14b-15
            c 19
       
 
 
 
Rm 7, 25
 
 
 
Rm 12, 2
Ep 4,22
Ep 4, 23
 
Huấn Luyện Lương Tâm:
  • Điều gì đã làm hoen ố hình ảnh Thiên Chúa nơi con người? Tội lỗi.
  • Con người chúng ta có dễ hướng về điều xấu không? … GLV dùng những thí dụ đời thường để giúp các em hiểu cần phải cố gắng thật nhiều mới có thể thắng được những điểm tiêu cực...
  • Chúng ta cùng đọc thư của Thánh Phaolô để hiểu hơn về điều này. Các em mở Rm 7, 14b-15. 19
  • Thánh Phaolô cho ta thấy chính tội lỗi đã làm hoen ố hình ảnh Thiên Chúa nơi con người, làm cho lương tâm con người lu mờ, bị lệch lạc: điều tốt cho là xấu, còn điều xấu lại cho là tốt.
  • Vậy để có thể thực hiện điều tốt chúng ta chúng ta có cần phải làm gì?. Chúng ta phải nghe và hành động theo tiếng nói của lương tâm vì đó là luật tự nhiên mà Chúa ghi sâu trong tâm hồn. để chúng ta biết chọn điều tốt và tránh xa điều xấu.
  • Các em hãy tin tưởng vào Chúa Giêsu, Đấng sẽ giải thoát và giúp chúng ta sống tốt hơn.
Những cách huấn luyện lương tâm bằng cách:
  • Đừng chạy theo thói xấu, đua đòi theo các bạn xấu, tránh những trò chơi giải trí, sách báo không lành mạnh
  • Xa tránh dịp tội
  • Cải tiến con người bằng cách cầu nguyện
  • Học hỏi Lời Chúa và sống Lời Chúa
  • Vâng theo giáo huấn Hội Thánh
  • Vâng lời cha mẹ, thầy cô, các anh chị GLV….
  • Tham dự giờ Kinh tối gia đình.
  • Đọc TM mỗi tối trước khi đi ngủ v.v.
  • Chỉ có Chúa Giêsu mới dạy chúng ta điều chỉnh ý nghĩ, lời nói, hành động và huấn luyện lương tâm chúng ta theo đường lối của Người.. Các em có tin như thế không?
 
 
 
 
Tội lỗi đã làm hoen ố hình ảnh Thiên Chúa nơi con người, làm cho lương tâm con người bị lu mờ, trí phán đoán  lệch lạc, không phân định tốt xấu…
 
 
 
 
Để đào tạo lương tâm, ta phải xa lánh tội lỗi, phải cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, nghe theo các giáo huấn của Hội Thánh, vâng lời những người có trách nhiệm dạy dỗ và năng bàn hỏi với những người đạo đức khôn ngoan. (60)
 
D.Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ánh sáng, là đường đi, là lẽ sống. Xin Chúa soi sáng trí lòng chúng con  để chúng con luôn biết nghe theo tiếng lương tâm, mà tuân giữ Lời Chúa, sống đẹp lòng Chúa , để chúng con trở thành chứng nhân cho tình yêu Chúa. III.EM NHỚ LỜI CHÚA:
Dân ngoại là những người không có Luật Mô-sê, nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật dạy thì họ là Luật cho chính mình” (Rm 2,14)
GL:  c. 60
  1. EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:                  Băng reo: TỐT – XẤU
NĐK:   Kính Chúa                    TC:       Hoan hô, hoan hô (vỗ tay 2 cái)
NĐK:   Bỏ Chúa                        TC:      Xấu xa, xấu xa (gục đầu, tay úp mặt)
NĐK:   Yêu người                     TC:      Hoan hô, hoan hô  (vỗ tay 2 cái)
NĐK:   Đánh nhau                    TC:       xấu xa, xấu xa
NĐK:   Kính Chúa yêu người    TC:       Đó là tất cả lề luật ! Hoan hô hoan hô ! (vỗ tay)
2.    Thực hành:: Đọc Tin Mừng mỗi tối trước khi đi ngủ.
V.         KẾT THÚC
Các em ơi, tội lỗi làm cho lương tâm của chúng ta bị lu mờ, không thực hành những việc tốt. Chúng ta hãy cố gắng cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, nghe theo những lời dạy bảo của Giáo Hội … để sống tốt hơn nhé. Chúng ta cùng đọc Kinh Sáng Danh.
 
…………………………………………
 
Bài 16: NHÂN ĐỨC (tiết 1)
 
Lời Chúa: “Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8)
Ý chính:      Nhân đức là gì?
Tâm tình:   Cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho ta được làm con Chúa và ban cho ta những thói quen tốt lành.
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hoá: Hát bài: “ Cầu xin Chúa Thánh Thần”
3. Dẫn vào bài mới:
Thiên Chúa dựng nên con người tự bản chất là tốt đẹp, thế nhưng do tội lỗi thống trị nên con người dễ hướng chiều về điều xấu. Vì thế, con người luôn phải cố gắng để làm những điều tốt mà những điều tốt đó chúng ta thường gọi là các nhân đức. Đó chính là đề tài mà chúng ta học hôm nay.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:
Có một em bé được mẹ dạy là mỗi tối trước khi đi ngủ phải cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho một giấc ngủ ngon và ngày nào cũng vậy, trước khi lên giường em đều chắp tay nhắm mắt cầu nguyện rồi mới đi ngủ. Một hôm, em bị bênh nặng và phải giải phẫu. Trước khi mổ, bác sĩ cho biết là em sẽ ngủ một giấc ngủ dài.Vừa nghe Bác sĩ nói là em sẽ được ngủ một giấc ngủ dài, em liền xin bác sĩ cho em được cầu nguyện trước khi ngủ, bác sĩ ngạc nhiên hỏi: tại sao em lại làm như vậy? Em trả lời: vì mẹ em dạy là trước khi đi ngủ phải cầu nguyện.
Các em thân mến, có lẽ nhiều em cũng đã có thói quen cầu nguyện trước khi đi ngủ như em bé trong câu chuyện chị vừa kể. Đó là những thói quen rất tốt, những thói quen tốt ấy chúng ta gọi là nhân đức.Vậy, mời các em đứng để nghe Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta trong thư gởi Philipphê sau đây.
B. Công bố lời Chúa: Pl 4, 8 –9
Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý. Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa là nguồn bình an sẽ ở với anh em.
– thinh lặng - gợi ý -
Trong cuộc sống, có lẽ nhiều lần  chúng ta cảm thấy như phải tìm kiếm một cái gì đó, có thể là của ăn, có khi là tập vở, cây bút, có khi là một người nào đó… Nhưng trong mọi sự, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm những gì là tốt đẹp nhất để sinh ích cho tâm hồn.  Xin Chúa giúp chúng ta hiểu bài học sắp được trình bày.

 
C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
NHÂN ĐỨC LÀ GÌ?
  • Để biết nhân đức là gì, các em lắng nghe Chị hỏi nhé:
  • Mỗi sáng khi thức dậy, em có thói quen cầu nguyện với Chúa không, em làm những gì?… Làm dấu, tạ ơn Chúa đã cho em qua đêm bình an, đọc kinh dâng mình, xin Chúa giúp sống tốt hơn ngày hôm qua…
  •  Thói quen này tốt hay xấu?.. Thói quen này rất tốt.
  • Nếu là thói quen tốt chúng mình có nên thực hiện thường xuyên không ? Phải thực hiện mỗi ngày để luyện tập thói quen tốt.
  • Các em có thói quen tập thể dục buổi sáng không? Thói quen này tốt hay xấu ? Thói quen tập thể dục vào buổi sáng là tốt lắm, sẽ làm cho thân xác khỏe mạnh, thoải mái.
  • Những em nào có thói quen đi tham dự Thánh Lễ hàng ngày? … Thật là tuyệt vời, vì khi tham dự Thánh Lễ là em được tham dự vào chính bàn tiệc Lời Chúa và chuẩn bị hiệp thông với Người trong bàn tiệc Thánh Thể.
  • Đố các em biết thói quen được phân làm mấy loại?… Hai loại: Thói quen tốt – thói quen làm điều xấu?
  • Các em cho biết những thói quen nào bị liệt vào thói quen xấu, chúng ta phải tránh? GLV mời các em góp ý…
  • Và  đâu là những thói quen tốt mà chúng ta phải cố gắng kiên trì luyện tập ? GLV cho các em phát biểu và giúp các em ý thức tập những thói quen tốt, như vâng lời ba mẹ, siêng năng học hành, tới lớp đúng giờ, tham dự Phụng vụ, không nói chuyện trong nhà thờ v.v…
 
 
 
 
 
 
 
Thói quen là cách sống hay hành động do việc lặp đi lặp lại lâu ngày trở thành tập quán giúp chúng ta thực hiện thường xuyên một việc nào đó  cách dễ dàng mỗi ngày hay mỗi tuần
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2 Mach 6,31
  • Những thói quen tốt ấy được gọi là nhân đức. Như thế các em có thể nói: Nhân đức là những thói quen tốt và bền vững, giúp chúng ta thực hiện những việc tốt cách dễ dàng.
  • Vd. Một bạn có thói quen luôn chuẩn bị cả về thể xác lẫn tinh thần để tham dự Thánh lễ hàng ngày, hoặc tôn thờ Thánh Thể cách nghiêm trang sốt sắng. Thói quen tốt đó gọi là nhân đức thờ phượng.
  • Một bạn có thói quen tốt là không hay ăn quà vặt, bạ lúc nào ăn lúc ấy, nhưng ăn uống đúng giờ  và đúng mức, v.v.  Thói quen tốt đó sẽ gọi là nhân đức Tiết độ.
  • Có nhiều vd có thể đưa ra giúp các em nhận thức như về đức can đảm, khôn ngoan, công bằng, yêu thương, v.v.
  • Vd: Cái chết của ông Machabêô đã để lại không những cho các thanh niên, mà còn cho đại đa số dân chúng một tấm gương về lòng cao thượng và một hình ảnh đáng ghi nhớ về nhân đức mà ông đã thực thi để tôn thờ Chúa và yêu thương anh em mình.
 
 
 
 
Nhân đức là thói quen tốt và bền vững giúp ta làm sự thánh thiện cách dễ dàng hơn (61)
 
1Tm 4, 8
 
 
 
Kh 14, 12
  • Muốn có nhân đức chúng ta cần phải làm gì? Sau khi góp ý -   đọc lại 1 Tm 4, 8
  • Để có những tập quán tốt các em cần cố gắng luyện tập mỗi ngày cách kiên trì mà không nản chí…
  • Phải kiên nhẫn sống theo Lời Chúa,
  • Như thế, các em sẽ có thói quen tốt, luôn thích thú với điều lành và trở thành người được Chúa yêu thương và mọi người quý mến.
Kiên trì luyện tập điều tốt, tránh xa điều xầu
 
 
D. Cầu nguyện:
 Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con mỗi ngày nên giống Chúa hơn, sống ngoan hơn đặc biệt cho con biết tận dụng thời gian Chúa ban để rèn luyện những thói quen tốt là các nhân đức hầu con được xứng đáng là con ngoan của Chúa.
  1. EM NHỚ LỜI CHÚA:
“Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8)
GL:  c. 61
 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.Sinh hoạt:
Bài hát “ Sống nhân đức” (Sách sinh hoạt GL ĐBTT trang 42)
2. Thực hành: Tập một nhân đức cụ thể như: Tham dự Thánh Lễ hằng ngày, đọc kinh trước khi đi ngủ…
V. KẾT THÚC:
Các em thân mến, để có được những tập quán, thói quen tốt chúng ta cần phải cố gắng rất nhiều. Các em hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày một cách kiên nhẫn để chúng ta trở nên những người con ngoan của Chúa và của Giáo hội.
- Đọc kinh Sáng danh  

 
…………………………………………………
 
Bài 16:     NHÂN ĐỨC (tiết 2)
 
Lời Chúa:  “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.”
                   (1 Cr 13, 13)                                                                                                                          
Y chính:    Ba nhân đức đối thần
Tâm tình:  Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta đức tin, đức cậy và đức mến.
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2.Thánh hoá:
Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Ngài đến hướng dẫn chúng con, đổi mới tâm hồn nhỏ bé của chúng con. Xin thánh hoá chúng con đặc biệt trong giờ học Giáo lý này để chúng con hiểu được những gì Chúa muốn dạy chúng con hầu chúng con biết áp dụng trong cuộc sống của chúng con.
(Có thể hát bài: “Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con Thần khí tác tại của Chúa..”)
3. Dẫn vào bài mới:
Các em thân mến, lần trước chúng ta đã tìm hiểu nhân đức là gì rồi và các em cũng đã biết đó là những thói quen tốt do sức con người tự luyện tập. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những nhân đức mà tự sức con người không thể luyện tập được nếu như không có ơn Chúa. Những nhân đức này gọi là nhân đức siêu nhiên trong đó ba nhân đức đối thần là căn bản nhất.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
  A. Dẫn nhập:
Đứng trước một thế giới đầy dẫy những quyến rũ như hiện nay: vât chất, tiện nghi, hưởng thụ… Chúng ta thật khó để chu toàn tốt bổn phận của một người Kitô hữu. Vì vậy chúng ta chỉ có thể phát huy đời sống kitô hữu qua các nhân đức cụ thể là các nhân đức đối thần. Vậy, để giúp các em hiểu về các nhân đức đối thần, mời các em cùng đứng để nghe thánh Phaolô viết trong thư gửi tín hữu Côrintô.
B. Công bố Lời Chúa:  1 Cr 12,31; 13,13
Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả…Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.
– Thinh lặng – gợi ý:
Thánh Phaolô giới thiệu cho chúng ta nhân đức trổi vượt hơn cả chính là đức tin, đức cậy và đức mến. Xin Chúa giúp chúng ta biết chọn phần tốt nhất.

 
C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
1 Cr 13, 13
  • Trong thư 1 Cr. Các em vừa nghe, Thánh Phaolô nhắc đến mấy nhân đức? 3 nhân đức: đức tin, đức cậy, đức mến.
  • Ba nhân đức này gọi là nhân đức đối thần, tức là quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa. Và bây giờ chúng ta cùng học hỏi từng nhân đức nhé:
 
 
Mt 16, 13-17
 
 
Mt 16, 16
 
 
Mt 16, 17b
 
 
 
Mt 8, 5-13
Mt 8,  8
Mt 8,  13b
 
 
 
 
 
 
 
 
Gc 2, 14. 17
  1. Đức tin:
  • Các em mở Mt 16, 13-17 và các em nhìn vào bản văn Tin Mừng để trả lời câu hỏi: 
  • Khi Chúa Giêsu thấy dân chúng chưa biết Chúa là ai, Người liền quay sang hỏi môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”  Các môn đệ trả lời thế nào? …    c 16
  • Có phải tự nhiên mà Phêrô nhận ra Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” không ?
  • Ai đã tỏ cho Phêrô biết điều đó? …  Chính Chúa Cha đã tỏ cho Phêrô biết điều đó, như thế, đức tin chính là ơn Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta khi chịu phép Rửa tội.
  • Các em mở Mt 8, 5-8: Tại sao Chúa Giêsu lại khen lòng tin của viên đại đội trưởng thành Ca-phác-na-um mạnh hơn mọi người Israel?  … c 8
  • Kết quả của lòng tin là gì?  c 13b Khỏi bệnh ngay.
  • Viên đội trưởng này đã bày tỏ một lòng tin mạnh mẽ vào Chúa Giêsu, đồng thời ông cũng rất khiêm tốn và đầy lòng kính trọng Chúa Giêsu, ông hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng của Chúa, mặc dầu ông là người ngoại giáo. Thái độ và lòng tin của ông có phải là bài học cho chúng ta không?
  • Vậy chúng ta đã được lãnh nhận đức tin khi nào? Khi chịu phép Rửa tội.
  • Các em thuộc giáo lý về đức tin đã đủ chưa ? chưa
  • Đức tin phải được minh chứng bằng việc làm….Vd…
  • GLV cho các em đọc NDGL số 62
 
Đức tin là do ơn Thiên Chúa ban, giúp ta trao phó trọn bản thân và đời mình cho Thiên Chúa, cùng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải mà Hội Thánh truyền lại cho ta (62)
 
 
 
 
 
 
St 18,1-14 ;
     21, 1-7
 
 
 
 
 
Ga 3, 16
 
 
Mt 6, 32b
 
Ga 16, 24
Ga 6, 51
 
Ga 14 26
2. Đức cậy
  • Cũng như đức tin, đức cậy là ơn Thiên Chúa ban khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa tội, để chúng ta hy vọng vào Chúa.
  • Thiên gọi và chọn Abraham làm tổ phụ một dân tộc vĩ đại ; Lúc đó Abraham già hay trẻ? Đã có người con nào chưa? Ông đã già, và bà Sara vợ ông cũng cao niên mà chưa có con !
  • Abraham có trông cậy vào Lời hứa của Chúa không ? Có, vì Ông tin cậy. Thiên Chúa là Đấng trung thành, không thất hứa bao giờ.
  • Thiên Chúa đã thực hiện Lời hứa của Người thế nào? Ban Con Một yêu dấu cho nhân loại là chính Chúa Giêsu Kitô.
  • Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy tín thác và cậy trông vào Thiên Chúa là Cha nhân từ, vì Ngài biết chúng ta cần gì.
  • Chúa Giêsu phấn khích chúng ta cậy trông vào Cha của Người cũng là Cha của chúng ta, và Chúa Giêsu hứa ban sự sống đời đời cho những ai siêng năng lãnh nhận Mình Máu Thánh Người.
  • Chính Chúa Thánh Thần sẽ là Đấng khởi động và giúp chúng ta vững lòng tin cậy để đạt hạnh phúc Nước Trời.
 
 
 
 
 
Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban giúp ta dựa vào sức mạnh Chúa Thánh Thần mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời Chúa Giêsu hứa ban (63)
 
 
 
 
 
 
 
1 Cr 13, 1-3
 
 
 
 
 
1 Cr 13, 13
Mt 22, 37
Lc 10, 27
3. Đức mến:
  • Đức tin, đức cậy, đức mến, chúng ta được lãnh nhận khi nào?... Khi chịu phép Rửa tội
  • Và để biết đức mến cao trọng thế nào, các em mở Thư 1 Cô-rin-tô 13, 1-3, chúng ta cùng đọc nhé…..
  • Theo tinh thần Thánh Phaolô mà chúng ta vừa đọc: Nếu các em là học sinh giỏi, xuất sắc mà đi nhà thờ nói chuyện, nô nghịch, vì không có lòng mến Chúa, có ích gì không?
  • Các em chia sẻ cho bạn nghèo rồi đi đánh nhau với bạn khác thì có ích gì không?
  • Trong 3 nhân đức, đức nào cao trọng hơn?  Đức mến.
  • Một người sống Đức mến phải thế nào?… Thờ phượng, yêu mến Chúa trên hết và yêu thương anh em như chính mình.
  • Các em đọc NDGL số 64
  • Nếu các em được Chúa chất vấn như Người hỏi Phêrô: “Tất cả chúng con có yêu mến Thầy không?” Các em sẽ thưa thế nào?…
  • Mong các em đừng nói dối Chúa nhé.
 
 
 
 
Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sụ và lại vì Chúa mà yêu thương hết mọi người như chính bản thân. (64)
 
D. Cầu nguyện:
 Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con biết Chúa là một Cha đầy quyền năng và yêu thương. Xin Chúa thêm đức tin – đức cậy và đức mến cho chúng con để chúng con dám phó thác tất cả cuộc sống của chúng con cho tình yêu của Chúa. Amen
 
III.EM NHỚ LỜI CHÚA: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.”  (1 Cr 13, 13)                                                                                                                           GL:  cc. 62 - 64
  1. EM SỐNG LỜI CHÚA:
  1. Sinh hoạt: Băng reo: TIN VÀO CHÚA:   
    • Ta đi                     -     với Chúa
    • Ta không              -     sợ chi
    • Ta đi                    -     với Chúa
    • Ta không              -     Thiếu gì. A, A, A.
 
  1. Thực hành:   Sốt sắng tham dự Thánh Lễ và sống tốt với mọi người
  2. Bài làm ở nhà: Em hãy viết một lời cầu nguỵện với Chúa, xin Ngài ban cho ta ơn lành.
V.        KẾT THÚC
Các em thân mến, Đức tin – cậy – mến là những nhân đức Chúa ban và chúng ta chỉ có thể tâp luyện nhờ ân sủng của Chúa. Các em luôn ý thức điều đó để luôn nổ lực cộng tác với ơn Chúa để đức tin – cậy – mến của chúng ta mỗi ngày mỗi lớn lên.
Kinh Sáng Damh – Chào ra về.
………………………………
 
Bài 17:     TỘI LỖI  (tiết 1)
 
Lời Chúa:   “Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta.”   (1 Ga 1,8)
Y chính:      1. Tội là gì?
2. Tội trọng, tội nhẹ
Tâm tình:  Hối hận vì đã phạm tội, quyết tâm chừa cải, vì tội làm mất lòng Chúa.
I.   ỔN ĐỊNH
1.  Đón tiếp
2.  Thánh hóa
Các em thân mến, tội lỗi vẫn luôn tạo nên những vực thẳm làm chúng ta xa cách Chúa. Chúng ta hãy nài xin Chúa cho chúng ta luôn khiêm tốn để nhận ra mình lầm lỗi, luôn thành thật để không tự dối mình và luôn say yêu học hỏi chân lý, để chân lý giải thoát chúng ta.
3.  Giới thiệu bài mới
Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh của Thiên Chúa và Thiên Chúa ban cho con người được hạnh phúc, nhưng con người đã sa ngã phạm tội. Không những tổ tông của chúng ta  phạm tội mà cả chúng ta cũng đã phạm tội, vậy chúng ta cần phải tránh sa dịp tội và quyết tâm chừa cải, vì tội đã làm mất lòng Chúa.
II. EM NGHE LỜI CHÚA       A. Dẫn nhập:
Một hôm Tê- rê-sa đang  chơi ngoài sân với các bạn rất vui thích, bỗng nhiên ba gọi: “Tê- rê-sa lại đây, ba bảo”. Tê-rê-sa đứng lên nhìn ba, cô có vẻ nuối tiếc cuộc chơivới các bạn. Cô nói: “ba lại đây với con đi”. Ong Mar-tin buồn, cúi đầu đi vào nhà!.
Lúc đó chị Pau-line cũng đang chơi ở đó, thấy thế liền trách em: “Em láo quá, dám thưa với ba như thế à?”. Tê-rê-sa nhận ra lỗi vội chạy vào nhà tìm ba để xin lỗi. Ong Mar-tin liền ôm con vào lòng tỏ vẻ âu yếm và tha thứ.
Tê-rê-sa đã có lỗi không mau mắn vâng lời ba. Cũng tương tự mỗi người chúng ta đều có lỗi, lỗi này lỗi kia vì con người đã ra suy yếu sau khi tổ tông phạm tội. vì thế Thiên Chúa không chấp những tội lỗi chúng ta, miễn là chúng ta biết khiêm tốn nhận lỗi như Lời Chúa trong thư Gio-an tông đồ đã dạy:( mời các em đứng)
B. Công bố Lời Chúa:  1 Ga 1, 8-10
 “Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch  mọi điều bất chính. Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối và lời của Người không ở trong chúng ta.”
– Thinh lặng – gợi ý -
Các em thân mến,
Mỗi người chúng ta đều là tội nhân trước mặt Chúa. Chúng ta hãy khiêm tốn thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin xót thương con là kẻ có tội !”

 
C.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
St  3, 13
 
 
Lc 23, 18
 
1.  Tội là gì?
  • Mời các em góp ý “tội là gì?” – GLV lắng nghe và tổng hợp ý kiến của các em – Sau đó giúp các em hiểu hơn qua một số vấn đề đặt ra, vd:
  • Bà Evà, đã được nghe chính Chúa dậy bảo, nhưng khi rắn già Satan đến cám dỗ, bà đã lựa chọn theo ai?  Đúng hay sai?
  • Đọc Tin Mừng Lc các em thấy, dân Do Thái vì nghe lời xúi giục của các thầy Thượng tế và Pharisiêu, nên khi Philatô hỏi “muốn tha Baraba, hay tha Chúa Giêsu”. Các em biết họ đã chọn tha ai?  Lựa chọn đó đúng hay sai?
  • Chúng ta nhìn vào chính mình để dễ nhận ra tội là gì nhé:
Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn nghịch với Luật Chúa. Tội xúc phạm đến Thiên Chúa, gây tổn thương cho bản thân và tình liên đới với tha nhân. (65)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gc 4, 17
 
 
 
 
 
  • Tới giờ học Giáo lý, em nghe bạn rủ đi chơi, em đã trốn học.  Lựa chọn hành động như thế tốt hay xấu?
  • Nhà thờ được gọi là nhà cầu nguyện, nhưng em coi thường sự hiện diện của Chúa, lời khuyên của GLV, em theo các bạn để nói chuyện, nghịch phá… Khi lựa chọn làm điều không tốt, cảm thấy thế nào đối với Chúa, với những bạn cùng dự lễ?…
  • Vì ham chơi với chúng bạn, em đã lén lút lấy trộm tiền của ba má mà không ai biết hết, kể cả ba má nữa? Em nhận định hành động đó thế nào?  Chúa có biết không?
  • Mời các em đọc thư Giacôbê 4, 17
  • Qua một số ví dụ, chúng ta có thể nói: Tội chính là một sự lựa chọn sai lầm, trái với Lời Chúa, Luật Chúa, Luật Hội Thánh. Hơn nữa, tội chính là sự xúc phạm đến tình yêu của Chúa, và làm tổn thương cho đời sống Hội Thánh nữa.
  • Các em lặp lại nội dung GL số 65
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Ga 5,16.17
2. Tội trọng, tội nhẹ:
a/ Tội trọng:
  • Trước khi phân biệt tội nặng, tội nhẹ, các em cùng nhận định điều này: Khi vì một lý do nào đó, em giơ tay tát mạnh vào mặt bạn. Em có lỗi không?  Nhưng nếu em tát vào mặt cha mẹ thì lỗi có nặng hơn không? v.v… Vậy Chúa là Đấng cao cả, Đấng tạo dựng nên chúng ta, là Đấng thánh thiện và yêu thương chúng ta vô cùng thì tội nào xúc phạm đến Chúa cũng là tội nặng, nhưng vì chúng ta là con người, nên Hội Thánh phân biệt hành động của con người… theo tội nặng, tội nhẹ...   
  • Các em đọc 1 Ga 5, 16-17.
  • Thánh Gioan phân biệt mấy loại tội?  Hai loại tội
  • Tội đưa đến sự chết là tội nào?  Tội trọng
  • Tội không đưa đến cái chết là tội gì? Tội nhẹ
  • Vd. Chúa nhật là ngày phải dâng lễ theo luật buộc. Họ hiểu biết rõ nhưng họ cố tình coi thường và không tham dự Thánh Lễ…GLV dùng Vd để giúp các em phân biệt và cho các em thuộc 3 điều kiện để thành tội trọng:
  • Phạm một điều luật nặng
  • Biết rõ việc việc mình làm là xấu và là tội nặng
  • Hoàn toàn chủ tâm  /           Đọc NDGL số 66
 
 
 
 
 
Tội trọng là tội cố tình phạm luật Thiên Chúa trong những điều quan trọng mà ta kịp suy biết. (66)
                        
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gc 4, 17
b/  Tội nhẹ:
  • Một tội được coi là nhẹ nếu thiếu một trong ba điều kiện nói trên.  Vd. Không phải là điều luật buộc nặng  -  hoặc  không ý thức đủ khi hành động… vì tội phát xuất từ lòng người, do ý muốn của con người.
  • GLV đưa ra những thí dụ thích hợp với lứa tuổi, trình độ…
  • Theo em, tội nhẹ có làm hại ta không? Có chứ, giống một vết thương nhỏ cũng gây đau cho thân xác thì tội nhẹ cũng làm cho chúng ta xúc phạm đến sự thánh thiện của Chúa.
  • Một người coi thường điều nhỏ thì có dễ sa phạm trong điều lớn không? Có.
c/   Bẩy mối tội đầu:
  • Là nguyên cớ gây nên những điều ác mà chúng ta phải hết sức xa tránh, bởi vì nó đã hủy hoại chính đời sống hạnh phúc của ông bà nguyên tổ, và tiếp tục làm hại những người coi thường Lời Chúa dạy bảo, hướng dẫn.  Vì thế, những tội ta phạm thường do bẩy nết xấu, hay còn gọi là bẩy mối tội đầu. Các em cùng đọc bảy nết xấu này để quyết tâm xa tránh (số 71)
  • Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu: Khi chúng ta làm điều xấu là tội -  nhưng nếu bỏ không làm điều tốt phải làm, hay có thể làm cũng là tội. Các em đọc thư  Gc 4, 17
Tội nhẹ là khi lỗi một điều luật nhẹ hoặc một điều luật nặng nhưng chưa kịp suy biết đầy đủ hoặc chưa hoàn toàn ưng theo, (69)
 
Tội nhẹ khiến ta giảm bớt lòng mến Chúa
 
Một là kiêu ngạo
Hai là hà tiện
Ba là dâm ô
Bốn là hờn giận
Năm là mê ăn uống
Sáu là ghen ghét
Bẩy là lười biếng                           (71)
 
D. Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giê-su, con biết Chúa rất yêu thương con trong khi con chỉ là đứa trẻ chưa ngoan, chưa dễ thương, con hay sai lỗi. Xin Chúa hay tha thứ cho con và ban Thánh Thần Chúa xuống trên con để  mỗi ngày con ngoan hơn, dễ thương hơn.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:
“Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta.”   (1 Ga 1,8)
GL: cc. 65, 66, 69, 71
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
             1.  Sinh hoạt:   hát ( Theo tập sinh hoạt cấp I)
Băng reo: ma quỷ
  • Nđk: ma quỷ.   /    Tất cả: cha gian dối (đá chân phải)
  • Nđk: ma quỷ.  /     Tất cả: mẹ điêu ngoa (đá chân trái)
  • Nđk: ma quỷ.  /     Tất cả: trong hoả ngục ( rùng mình từ từ ngồi xuống)
       2. Thực hành:   Em cố gắng làm điều tốt, và quyết tâm tránh xa điều xấu.
           V.  KẾT THÚC. Các em thân mến, mỗi người chúng ta đều là tội nhân trước mặt Chúa, vậy chúng ta phải khiêm tốn cầu xin Chúa thứ tha tội lỗi cho ta và xin Chúa ban cho  ta biết xa tránh tội để mỗi ngày  ta trở nên tốt hơn trước mặt Chúa.
             Sáng danh…
…………………………………………..
 
  Bài 17:     TỘI LỖI (tiết 2)
 
Lời Chúa:  “   Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi thì làm sao còn sống mãi trong tội được.”  
(Rm 6,2)
Y chính:      1. Hậu quả của tội?
2. Sám hối và canh tân
Tâm tình:   Hối hận vì đã phạm tội, quyết tâm chừa cải, vì tội làm mất lòng Chúa.
I.   ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp
2. Thánh hoá
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp để biểu lộ cho chúng con thấy sự thiện hảo và tình yêu bao la của Chúa đối với chúng con. Xin cho chúng con luôn biết nhận ra những điều tốt và tránh xa những điều xấu, để mỗi ngày chúng con luôn sống xứng đáng là con ngoan của Chúa.
3.  Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục học bài 17 về tội lỗ. Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của tội và cần phải sám hối canh tân thế nào.
  II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập:   Khi Nguyên tổ của chúng ta phạm tội thì có còn hạnh phúc không? Không, Sách Sáng thế cho chúng thấy sau lời tuyên án của Chúa thì Sứ thần đã cầm gươm lửa chắn lối vào địa đàng, nghĩa là do việc phạm tội, ông bà mất đi hạnh phúc và chuốc lấy khổ đau cho mình và cho con cháu sau này. Nhưng các em sẽ thấy kỳ diệu lắm vì Chúa quá yêu chúng ta trong Đức Kitô. Mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.
 
B. Công bố Lời Chúa:  Rm 5, 16 – 17
“Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên công chính. Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị”.
 – Thinh lặng – gợi ý:
       Thánh Phaolô cho chúng ta thấy tình thương của Chúa đối với chúng ta là tội nhân thật là cao cả. Chính nhờ Chúa Kitô mà chúng ta được cứu độ, được nên công chính. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe.

 
C.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Rm 5, 15b
 
Rm 5, 12
 
 
 
 
 
 
Lc 15,14-16
 
 
 
 
 
1 Ga 5,16b
1. Hậu quả của tội:
  • Trong Thư Roma chúng ta vừa nghe, Thánh Phaolô nói “vì một người duy nhất đã phạm tội”, người đó là ai? Adam – Eva
  • Nhờ bí tích nào chúng ta được tha tội tổ tông ? Bí tích Rửa tội
  • Là con cháu Adam-Eva, chúng ta có phải lãnh nhận hậu quả tội  nguyên tổ không? Có
  • Vậy chúng ta cùng học hỏi để biết hậu quả tai hại của tội.
a/  Tội trọng:
  • Các em còn nhớ dụ ngôn người con hoang đàng: Anh không vâng lời khuyên dậy của Cha, nhất quyết bỏ nhà Cha ra đi, sau khi tiêu hết tiền rồi trở thành kẻ trắng tay ! Anh đi làm cái nghề khốn cùng nhất đó là chăn heo, nhưng đói quá, anh phải ăn cám heo ! Khi chủ biết thì cám heo cũng không được ăn nữa (mất phẩm giá con người) ! Anh sống nhục nhằn tủi hổ trong cô đơn!!!
  • Đây là hình ảnh ám chỉ người mắc tội trọng, tự mình cắt đứt tình nghĩa với Chúa, hoàn toàn tuyệt giao với Thiên Chúa (ra khỏi nhà cha) là mất tất cả ! Không còn ơn thánh nên mất mọi công phúc.
  • Chính vì thế, Thánh Gioan tông đồ gọi là tội đưa tới cái chết. Các em đọc lại dụ ngôn “Người con hoang đáng “ của Lc 15 sẽ thấy hậu quả đáng sợ của tội trọng.
 
 
 
 
 
 
Tội trọng phá hủy sự sống và phẩm giá cao quý của con người; đồng thời cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa, và nếu không hối cải, thì sẽ xa cách Người đời đời (67)
 
b/  Tội nhẹ:
  • Nhiều tội nhẹ cộng lại có ra một tội nặng không ? Không, nhưng nếu chúng ta coi thường thì sẽ dẫn đến những sa ngã nặng cách dễ dàng… Một vết thương nhỏ, nếu không chữa sẽ thành cái ung lớn… Vì thế, người dễ dàng phạm tội nhẹ, sẽ làm suy giảm Ơn thánh Chúa ban cho ta, vì ta coi thường, nên không còn phấn khởi, quảng đại theo đường lối và lời răn dậy của Chúa nữa, và dễ ngả theo điều xấu.
  • GLV đưa những thí dụ thích hợp giúp các em hiểu hơn…
 
Tội nhẹ khiến ta giảm bớt  lòng mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn. (70)
 
Lv 20, 26
Mt 6, 24
 
Mt 18, 8-9
 
  
 
 
 
 
 
 
Lc 15
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 15,21
Lc 15, 18-19
 
Ep 4, 22-24
2. Sám hối và canh tân:
  • Tội lỗi làm ta xa cách Chúa, vì Thiên Chúa là Đấng thánh thiện vô cùng.
  • Chúng ta có thể vừa theo Chúa vừa theo ma quỷ được không ?
  • Các em nhìn vào Mt 18, 8-9 và trả lời nhé: Để dậy chúng ta phải sẵn sàng dứt khoát với tội lỗi, khi tay hay chân nên dịp tội thì Chúa dậy thế nào?  Tại sao?
  • Nếu con mắt làm chúng ta sa ngã phạm tội, Chúa dạy thế nào ? Tại sao?
  • Lời Chúa muốn nói với em điều gì? (GLV phấn khích các em phát biểu). Chúa Giêsu có ý mời gọi chúng ta phải quyết tâm và dứt khoát với tội lỗi, để khỏi làm nô lệ tội lỗi.
  • Chúa Giêsu có ghét người có tội không? Chúa Giêsu rất yêu thương các tội và tìm mọi cách cho họ trở về với Thiên Chúa.
  • Em nào có thể nhớ một trong những dụ ngôn Tin Mừng minh chứng điều đó? Dụ ngôn “Con chiên bị mất”, “Đồng bạc bị đánh mất”, “Người cha nhân hậu”.
  • Biết Chúa yêu thương sẵn sàng thứ, khi chúng ta lỗi phạm đến Chúa, hoặc tha nhân, chúng ta phải làm gì? Thực lòng sám hối, quyết tâm chừa tội, và mau mắn đến với bí tích Hòa Giải để lãnh nhận ơn tha thứ.
  • Câu nào trong dụ ngôn “người con hoang đàng” nói lên lòng sám hối thực sự? Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...'
  • Việc sám hối này chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng ta chấp nhận thay đổi chính mình. Các em cùng đọc Ep 4, 22-24
  • Các em ơ! Chúng ta hãy vâng lời Thánh Phaolô khuyên bảo để sám hối và canh tân đời sống, vì đó là điều đẹp ý Chúa.
 
 
Khi ta lỡ phạm tội trọng thì phải thực lòng thống hối và lo liệu đi xưng tội ngay, đồng thời dung mọi phương thế để không tái phạm nữa (68)
 
Đối với tội nhân, Chúa hằng tỏ lòng từ bi thương xót và sẵn sàng tha thứ cho những người thật lòng sám hối ăn năn. (72)
 
Đối với tội lỗi, ta phải dứt khoát với tội lỗi, xa tránh dịp tội, siêng năng xưng tội rước lễ và cố gắng đổi mới đời sống hàng ngày.(73)
 
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin soi lòng mở trí cho con để con khám phá sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong đời sống con. Xin cho con nhạy bén và quảng đại để từ bỏ những thói hư tật xấu, những tính toán hẹp hòi, nhỏ nhen, để sống cho Chúa và cho tha nhân.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA: “Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi thì làm sao còn sống mãi trong tội được.”   (Rm 6,2) GL:  cc. 68. 70. 72-73
  1. EM SỐNG LỜI CHÚA
1.  Sinh hoạt: Theo tập sinh hoạt cấp I 
NĐK: Xin Chúa  /      TC: Giúp con
NĐK: Tránh xa  /       TC: Tội lỗi
NĐK: Để con     /       TC: Mến Ngài
NĐK: Suốt đời    /      TC: Yêu thương
2. Thực hành:   Em cố gắng làm một việc tốt mỗi ngày, và quyết tâm xa tránh điều xấu
  1. KẾT THÚC.  Các em thân mến, học giáo lý là để thực thi những gì Chúa muốn, đó là cách tôn thờ đẹp lòng Thiên Chúa, đồng thời cũng để tránh xa những lầm lạc, em quyết tâm không làm những điều xấu.
Sáng danh
 
…………………………………
 
Bài 18:  ƠN CHÚA
 
Lời Chúa: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”  (Ga 15, 5)
Y chính:   1. Ơn Chúa, có mấy thứ ơn Chúa
                  2. Đón nhận ơn Chúa
Tâm tình:  Cảm tạ và cầu xin
I. ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa:
           Lạy Chúa, xin cho tâm trí chúng con sáng tỏ để nhận biết Chúa ở bên con và trong con. Xin ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con để Thánh Thần dạy chúng con  biết Chúa hơn. 
           Hát Chúa Thánh Thần.
2. Dẫn vào bài mới:
     Chúng ta có Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta… thế nhưng nhiều khi chúng ta vô tình không nhận ra điều đó. Để thức tỉnh tâm trí, chúng ta cùng học bài mới: ƠN CHÚA!
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A.  Dẫn nhập:
    Ngày nọ, một thiếu phụ đang đi loanh quanh ở nhà ga, thì gặp một người đàn ông không hề quen biết đến nói:
            - Xin lỗi bà, xin bà cho tôi ngỏ lời cám ơn bà.
            - Cám ơn tôi?
 - Vâng, thưa bà. Tôi là người bán vé ở đây. Mỗi khi bà đến mua vé, bà đều cho tôi nụ cười tươi và lời chào êm ái. Điều đó làm tôi thắc mắc: “Không biết bà này có bí quyết gì mà lúc nào cũng tươi cười, khả ái như vậy? Chắc trong lòng bà ta niềm vui lớn lắm.” Rồi một ngày kia, tôi thấy bà cầm cuốn Thánh Kinh. Tôi nghĩ bà tìm được bí quyết trong đó, nên tôi đi mua một cuốn. Tôi đã đọc, đã tìm thấy Đức Kitô và giờ đây trong lòng tôi cũng ấp ủ một niềm vui lớn. Tôi biết những gì tôi có đều nhờ Người, không có Người, tôi không thể làm được điều gì tốt lành. Vì thế, tôi xin cám ơn bà.  
Hoặc có thể chọn câu chuyện sau:
 Thánh Phêrô và các bạn đi đánh cá suốt đêm mà không bắt được con nào…(Ga 21, 1-7)
B.  Công bố Lời Chúa Ga 15, 5
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”
– Thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến, chúng ta có gì mà không phải bởi Chúa, và không có Chúa chúng ta chẳng làm gì được. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu hình ảnh cây nho mà Chúa đã dùng để giáo dục chúng ta.

C.  Diễn giải nội dung Giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 15, 1. 4
 
Ga 15, 1
 
 
 
Ga 15, 4
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm7,19. 21b
Ga 15, 5
 
1 Cr 15, 10
1. Ơn Chúa:
a/  Ơn Chúa là gì?
  • Để hiểu được ơn Chúa là gì, chúng ta lấy ngay hình ảnh cây nho để tìm hiểu nhé:
  • Các em đã nhìn thấy cây nho bao giờ chưa?  Nếu em nào đi Phan Rang, Nha Trang, các em sẽ nhìn thấy hai bên đường người ta trồng rất nhiều giàn nho, giống như giàn muớp của chúng ta vậy, và muốn cho có nhiều trái, họ phải cắt tỉa… Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này để dậy chúng ta về ơn Chúa.
  • Chúa Giêsu nói ai là cây nho thật? Chính Chúa Giêsu …
  • Ai là người trồng nho? Chúa Cha, bởi vì chính Chúa Cha đã sai Chúa Giêsu đến trần gian, và Cha là nguồn ơn phúc mà chúng ta đón nhận được nhờ Chúa Giêsu.
  • Chúa Giêsu được ví như thân nho, còn chúng là gì? Cành nho
 
  • Nếu người ta cắt cành nho quăng xuống đất, nó còn có thể sống được không? Kết quả ? Khô héo, đốt….
  • Bất cứ một cành cây nào đã bị chặt lìa thân, có thể sinh hoa kết trái được không? Không, vì không còn nhựa sống...
  • Tại sao cành nho sinh nhiều hoa trái được? Vì nó gắn liền với thân nho…
  • Chúng ta cám ơn Chúa Giêsu, và hoan hô Chúa Giêsu, vì Chúa  đã cho chúng ta một thí dụ thực rõ ràng để chúng ta nhận ra: Nếu không có ơn Chúa chúng ta không thể làm được điều gì tốt lành.
  • Theo tính tự nhiên, em có dễ dàng thực hiện điều tốt không?
  • Tại sao? Tội lỗi đã làm cho ta hướng chiều về đàng xấu.
  • Như thế, để hành động tốt cần có ơn Chúa, vì Chúa Giêsu đã quả quyết không có Thầy các con không làm chi được.
  • Thánh Phaolô cũng xác tín như thế: Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.
Bởi sức tự nhiên, nếu không có ơn Chúa giúp ta không thể sống đẹp lòng Chúa, như lời Chúa Giêsu phán: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga15, 5).   (74)
 
 
 
 
 
Ơn Chúa là sự trợ giúp Thiên Chúa ban, để ta sống xứng đáng là con cái Người và được dự phần vào sự sống thâm sâu của Ba Ngôi.  (75)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gc 1, 17. 21
 
Lc 17, 17
Mt 25,14-30
 
 
Lc 12, 47-48
b/  Có mấy thứ Ơn Chúa:
  • Thiên Chúa là Cha rất yêu thương chúng ta, Ngài biết rõ hoàn cảnh sống của từng người chúng ta, nên Chúa luôn luôn ban tràn đây ơn sủng của Ngài cho chúng ta, miễn là chúng ta phải mở lòng ra đón nhận ơn Chúa.
  • Ơn Thánh hóa được ban một lần cho chúng ta ngay khi chúng ta chịu phép Rửa tội, đó chính là sự sống của Chúa trong tâm hồn chúng ta, để làm chúng ta nên con cái Chúa và sống sự sống của Chúa Ba Ngôi. 
  • Sau khi chúng ta được sinh ra rồi,cha mẹ có tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta không? Cha me vẫn tiếp tục nuôi dưỡng và nâng đỡ trong cuộc sống ….
  • Cũng thế, để Ơn Thánh hóa Chúa ban ngày càng tăng triển, Chúa lại ban thêm ơn trợ giúp để nâng đỡ hướng ta trong mọi hoàn cảnh,giúp ta suy nghĩ, hành động đúng ý Chúa
2.  Đón nhận ơn Chúa
  • Chúa  luôn yêu thương chúng ta. Chúa thật là tốt lành quá vì Chúa là Cha chúng ta.  Vậy chúng ta có thái độ nào khi đón nhận ơn Chúa? Khiêm tốn đón nhận…. mời các em mở Thư Gc1, 17. 21
  • Còn Chúa Giêsu dậy  chúng ta thế nào? biết tạ ơn Chúa, biết làm cho ơn Chúa luôn sinh hoa kết quả do tập luyện sống tốt.  nếu không sẽ bị phạt.
  • Chúa Giêsu nói: Người biết ý chủ mà không làm đúng thì  hậu quả thế nào?….
  • Thật đáng sợ biết bao ! Mong chúng ta không bị đòn !
  • Chúc các em như cây nho sai trái mà Chúa Giêsu nói, vì đón nhận được nhựa sống sung mãn từ thân nho là chính Chúa. Chúng ta tin tưởng và vui lên, vì ơn Chúa luôn ở cùng chúng ta.
 
 
 
 
Có hai thứ ơn Chúa:
  • Một là Ơn Thánh hóa có tính cách thường xuyên
  • Hai là ơn trợ giúp tùy hoàn cảnh. (76)                             
 
 
Ta phải cộng tác với ơn Chúa bằng cách tỉnh thức để mau mắn đón nhận và nỗ lực cộng tác với ơn Thiên Chúa ban.
                         (77)
D.  Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã phán: “Không có Thầy, các con không làm gì được”. Xin giúp con xác tín điều đó và luôn biết cộng tác với ơn Chúa để mỗi ngày nên giống Chúa hơn.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”  (Ga 15, 5)
GL cc 74, 75, 76, 77
IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA
   1. Sinh hoạt:  Hát  bài thích hợp
  2. Thực hành: Biết nói cám ơn khi cha mẹ, thầy cô, bạn bè hay bất cứ ai cho mình hoặc làm gì đó cho mình, giúp đỡ mình.
  3. Bài làm ở nhà: Trang trí một ảnh đẹp về Chúa Giêsu mà em thích nhất.
 
V. KẾT: Tóm lại ý chính toàn bài ơn Chúa.
Kinh Sáng Danh. Chào nhau ra về.
 
……………………………………………..
 
      Bài 19:  THỜ PHƯỢNG VÀ KÍNH MẾN THIÊN CHÚA
 
Lời Chúa:  “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.”   (Mt 22, 37)
Y chính:      1. Mười điều răn
2. Điều răn thứ nhất: Thờ phượng và kính mến Thiên Chúa
Tâm tình:   Cảm tạ và cầu xin
  1. ỔN ĐỊNH:
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa
Lạy Cha xin làm cho Danh Thánh Cha vinh hiển.
Chúa Giêsu dạy cho các tông đồ cũng như dạy cho mỗi người chúng ta phải biết cầu xin cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến. Trong giờ học này chúng ta xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và ban ơn soi sáng giúp chúng ta nhận biết danh Cha, để qua đời sống gương mẫu của chúng ta danh Cha được nhiều người biết đến.
Đọc kinh lạy Cha.
  1. Giới thiệu bài mới
Thiên Chúa là người cha hiền luôn yêu thương con người. Ngài luôn  mong muốn con người sống tốt, sống thánh thiện. Thế nhưng bản chất của con người là yếu đuối, bất toàn, dễ sa ngã. Vì thế để giúp con người có thể sống tốt đúng theo đường lối của Thiên Chúa, Ngài đã ban cho con người những lề luật căn bản mà chúng ta vẫn quen gọi là Mười Điều Răn. Và hôm may chúng ta sẽ học Điều răn thứ nhất.
 
II.   EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:   tr 139
Ngày xưa, khi ông Môsê đưa dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, đến chân núi Si Nai, ông lên gặp Thiên Chúa. Chờ mãi không thấy ông Mô-sê xuống dân chúng sốt ruột đòi ông Aharon phải làm cho họ một vị thần. Ông Aharon bảo họ: "Hãy gỡ các khuyên vàng mà vợ và các con trai con gái các ngươi đeo ở tai đem đến cho tôi" rồi ông đúc thành một con bò vàng. Dân chúng coi con bò vàng như thần của mình. Họ tụ tập quanh bò vàng như vị thần của mình, họ tụ tập quanh bò vàng tiến dâng của lễ rồi ăn uống vui chơi.
Việc thờ bò vàng khiến Thiên Chúa nổi giận, Ngài định tiêu diệt hết thảy đám dân ấy. Ông Mô-sê phải cầu xin mãi Thiên Chúa mới nguôi giận. Dầu vậy vẫn có tới 3000 người bị giết chết vì tội thờ bò vàng. Câu chuyện ấy đã cho chúng ta thấy rằng: Thiên Chúa thẳng tay đối với những ai bỏ Ngài để thờ các thần khác bởi vì duy nhất chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng đáng tôn thờ, Ngài là Đấng cao cả nhất, là Chúa tể muôn loài. Vì vậy con người chỉ thờ lạy một mình Thiên Chúa mà thôi. Chính Chúa Giêsu cũng đã xác quyết lại điều răn quan trọng này.   (Mời các em đứng nghe Lời Chúa.)
B. Công bố Lời Chúa:  Mt 22, 35-38
Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" Đức Giê-su đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
        Xh 20, 1-17
1. Mười điều răn
  • Lời Chúa mà các em vừa nghe không phải là luật mới. Luật đó đã có từ thời Môsê. Khi dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, họ đã tới sa mạc Sinai và đóng trại đối diện với núi. Chính tại đây, Thiên Chúa đã ký kết với họ một giao ước:
  • TC nhận Do Thái làm dân riêng, Ngài phù trợ, chăm sóc..
  • Dân Do Thái thề hứa trung thành chỉ tôn thờ duy một mình Thiên Chúa.
  • Nhưng để giúp họ dễ giữ lời cam kết và thực hành giao ước, Thiên Chúa đã ban cho họ mười giới răn. Các em xem số 78 và cùng đọc….
  • Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng học giới răn I
Mười điều răn:
  1. Thờ phượng một mình TC và kính mến Người trên hết mọi sự.
  2. Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
  3. Dành ngày Chúa nhật để thờ phượng Thiên Chúa…
  4. … 10   (x. 78)

 
    Mt 22, 36
 
Mt 22, 37
 
 
 
Mt 4, 10
 
 
 
2. Điều răn I:
a/  Dạy gì
  • Các em nhìn vào bài Tin Mừng: Người thông luật đã hỏi Chúa Giêsu điều gì?
  • Chúa Giêsu trả lời thế nào?
  • Chúa Giêsu còn nói điều này ngay trong đầu đời công khai, khi ma quỷ đưa Chúa lên một ngọn núi rất cao để nhìn thấy tất cả sự vinh quang thế gian và cám dỗ Người  bái lạy ma quỷ thì nó sẽ tặng hết…Nhưng Chúa Giêsu đã mắng Xa-tan và nói thế nào?  cho các em đọc Mt 4, 10
  • Qua những lời đối đáp của Chúa Giêsu, các em hiểu Chúa muốn dạy chúng ta phải tôn thờ Thiên Chúa thế nào? …..Cho các em đọc số 79
  • Nếu chúng ta luôn tôn thờ Chúa trên hết, yêu mến Chúa trên hết mọi sự, thì tất nhiên chúng ta sẽ chữa trị được rất nhiều tật bệnh thiêng liêng, giúp tránh tất cả những gì làm ta xa cách Chúa. Chúng ta sẽ được sống trong tình yêu của Chúa, vì Chúa là Cha nhân lành, luôn yêu thương bao bọc chúng ta. -  Cho các em đọc câu số 79
 
 
 
 
 
 
 
Điều răn thứ nhất dạy ta thờ phượng một mình Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự (79).
 
 
 
Xh 32, 1-6
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 7, 21-23
 
 
 
Mt 6, 24
 
b/  Làm gì?
  • Trong phần  mở đầu, các em đã nghe chuyện “Con bò vàng”... Họ đã bỏ tiền của và đã nhảy múa, dâng tiến lễ cho “bò vàng”. Việc làm này có đúng ý Chúa không?
  • Dân Do Thái khi hành động như thế có phải là tôn thờ Chúa không?
  • Qua Lời Chúa, các em hiểu Chúa muốn chúng ta phải làm gì để minh chứng chúng ta tôn thờ và yêu mến Chúa trên hết? …
  • Đọc kinh nhiều, dự lễ nhiều đã phải là tôn thờ yêu mến Chúa chưa ? Tại sao ? GLV phấn khích các em trả lời
  • Nếu chỉ đọc như máy… dự lễ nhiều chỉ để nói chuyện… thì vô ích, còn thêm tội bất kính với Chúa nữa. Chính Chúa Giêsu đã  xác định như thế, mời các em đọc chậm Mt. 7 để hiểu rõ điều Chúa muốn chúng ta hành động, sao cho hợp ý Chúa.
  • Lời Chúa chúng ta vừa đọc, giúp chúng ta phải nhìn lại cách sống của mình, vì chúng ta cũng đang tái diễn cảnh thờ “bò vàng” của dân Do Thái xưa qua cách sống của mình.- Không thể làm tôi hai chủ.
  • Muốn tôn thờ Chúa cho đúng, chúng ta phải thực hành ý Chúa, mà ý của Chúa là muốn cho chúng ta sống tốt, là một thiếu nhi ngoan thảo, biết hy sinh, cầu nguyện luôn luôn…
  • Đố các em trong các việc Hội Thánh cử hành để tôn thờ Chúa, việc nào cao trọng nhất, hoàn hảo nhất?…..    Thánh Lễ, vì chính Chúa Giêsu vừa là chủ tế, vừa là hiến lễ dâng cho Chúa Cha.
  • Nhờ Thánh Lễ, chúng ta có bí tích Thánh Thể. Các em hãy chuẩn bị tâm hồn để dâng lễ hàng ngày cách sốt sắng. Em cũng cần có thái độ tôn kính Chúa mỗi khi ra vào Thánh đường, để bầy tỏ niềm tin mến của mình…
Để thờ phượng Thiên Chúa, ta phải tin tưởng, yêu mến, cậy trông, cầu nguyện, thực hiện những điều đã khấn hứa và luôn dâng lên Thiên Chúa những hy sinh làm dấu chứng lòng tôn thờ. (80)
 
Trong các việc thờ phượng, việc hoàn hảo nhất là việc Chúa Giêsu dâng mình tế lễ trên Thập giá mà ngày nay chúng ta cử hành trong Thánh Lễ. Trong đó, ta kết hợp với Chúa Giêsu mà hiến dâng bản thân, cuộc sống và mọi việc ta làm thành lễ hy sinh đẹp lòng Thiên Chúa. (81)
D. Cầu nguyện:
Lạy chúa Giêsu, qua bài Giáo Lý hôm nay, Chúa đã dạy cho chúng con biết kính mến Chúa và tôn thờ Chúa hết lòng, bởi vì Chúa là Thiên Chúa cao cả duy nhát và là người cha yêu thương của chúng con. Xin giúp chúng con luôn nhớ Lời Chúa dạy và giúp chúng con biết thực hành Lời Chúa trong đời sống của chúng con - Amen
III.EM NHỚ LỜI CHÚA: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.”   (Mt 22, 37) GL:  cc. 78 – 81
  1. EM SỐNG LỜI CHÚA:
            1.  Sinh hoạt:    Băng reo (Hoặc hát bài: “Điều răn trọng nhất” Sách Sh.ĐBTT, tr. 49)
Yêu mến Chúa: hết lòng (tay trái nắm lại giơ lên cao)
Yêu mến Chúa: hết sức lực (tay phải nắm lại giơ lên cao)
Yêu mến Chúa: hết trí khôn (hai tay nắm lại giơ lên cao)
Yên mến Chúa: hết lòng, hết sức lực, hết trí khôn (làm lại cả ba cử điệu trên)
2. Thực hành:   Sống tâm tình tạ ơn – siêng năng tham dự Thánh Lễ, không nói chuyện.
  1. KẾT THÚC  
.................................................................
   
Bài 20:    TÔN KÍNH DANH THIÊN CHÚA           
 
Lời Chúa:  “Ngươi không được dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì ĐỨC CHÚA không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng”   (Xh 20, 7)
Y chính:      1. Tôn kính Danh Thiên Chúa, vì Danh Người là thánh
2.  ý nghĩa tên thánh của người Kitô hữu
Tâm tình:   Yêu mến và tôn kính Danh Thiên Chúa, Danh Chúa Giêsu, Đức Maria, các   thánh
  1.  ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa
Lạy Cha xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển.
Chúa Giêsu dạy cho các tông đồ cũng như dạy cho mỗi người chúng ta phải biết cầu xin cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến. Trong giờ học này chúng ta xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và ban ơn soi sáng giúp chúng ta nhận biết danh Cha, để qua đời sống gương mẫu của chúng ta danh Cha được nhiều người biết đến.
Đọc kinh lạy Cha.
  1. Giới thiệu bài mới.
Khi dân Do-thái thấy ông Môi-sê lâu qúa không xuống núi thì họ xin ông Aharon đúc cho họ một con bò vàng để thờ, và họ sụp xuống thờ lạy bò vàng như thờ vị thần của mình. Thấy thế Thiên Chúa đã nổi giận, vì Người đã phán: " ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ”. Dân Do-thái đã bị Thiên Chúa trừng phạt vì họ đã không thờ phượng Thiên Chúa đúng như ý của Người. Việc thờ phượng Thiên Chúa là bổn phận của mỗi người chúng ta. Bài trước các em đã được học. Hôm nay chúng ta tiếp tục nói đến bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa qua việc Tôn Kính Danh Thiên Chúa.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:  
Gia Hân là một cậu bé rất hiền lành, ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành, cậu luôn hòa đồng và hay giúp đỡ bạn bè. Thế nhưng, mấy ngày gần đây cậu trở nên trầm tư, ít nói. Thấy vậy, các bạn của cậu tưởng mình làm điều gì đó xúc phạm đến cậu làm cậu buồn, nhưng khi đến hỏi cậu ai cũng nhận được câu trả lời: "không phải bạn làm cho tớ buồn đâu !". Các bạn của cậu càng thêm thắc mắc và tự đi tìm hiểu xem điều gì đã làm cho Gia Hân phải buồn đến thế. Thì ra trong giờ làm bài kiểm tra Hoàng Lan đã xin copy bài của Gia Hân nhưng  bị cậu từ chối, sau đó Hoàng Lan đã có những lời xúc phạm không phải đối với cậu nhưng là xúc phạm đến Ba Mẹ và ông bà của cậu. Gia Hân cảm thấy buồn vì Hoàng Lan đã dám lấy tên của ba mẹ mình ra để đùa giỡn, trêu chọc và bôi xấu, vì đối với cậu ông bà, cha mẹ là những người cậu luôn tôn trọng và kính yêu.
Để chúng ta biết tôn kính Danh Thiên Chúa. Mời các em cùng đứng lên lắng nghe Lời Chúa.
 
B.  Công bố Lời Chúa:  Xh 20, 1-2. 7
Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây: "Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ..  Ngươi không được dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì ĐỨC CHÚA không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng.
– Thinh lặng – gợi ý:
Các em vừa nghe Lời Chúa dạy bảo, xin Chúa giúp chúng ta tìm hiểu phải tôn kính Danh Chúa thế nào cho đúng, vì Danh Chúa là chính Chúa.

C.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Xh 6,2-6
 
 
Xh 20, 1-27
Kh 4, 8
Is 6, 3
Gr 3, 12
 
 
 
 
Pl 2,10-11
  1. Tôn kính Danh Thiên Chúa
  • Khi ông Môsê được tuyển chọn để đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập, ông đã được gặp gỡ Chúa qua bụi gai bốc lủa cháy bừng bừng, mà gai lại không bị thiêu rụi. Môsê đã xin Chúa Chúa tỏ cho biết Danh Chúa là gì, để ông có thể trả lời khi dân hỏi, các em có biết Chúa trả lời thế nào không?… Thiên Chúa đã trả lời ông: “Ta là Đức Chúa…”.
  • Khi Chúa ban Mười điều răn tại núi Sinai, thì Chúa đã dành giới răn thứ hai để dạy dân phải tôn kính Danh Chúa, không được kêu Tên Chúa cách bất xứng.
  • Tại sao Chúa dạy chúng ta phải tôn kính Danh Chúa? … Theo quan niệm của Thánh Kinh hay Á Đông, tên là người, nên tên Chúa là chính Chúa, và Chúa là Đấng thánh, nên chúng ta gọi là “Danh Thánh Chúa”.
  • Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu chuộc chúng ta, Người có tên là gì? Là Giêsu, nghĩa là Đấng Cứu Thế.
  • Chúng ta có phải tôn kính Danh Thánh Chúa Giêsu không ?
  • Tại sao ? Vì Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài là Đấng Thánh
  • Và không phải chỉ có chúng ta tôn kính Danh Thánh Chúa Giêsu, nhưng tất cả muôn vật. Mời các em đọc thư Philip…để hiểu rõ hơn
  • Nhưng để tôn kính Danh Thánh Chúa, các em nghĩ mình phải làm gì ? Mời các em góp ý…
  • Những điều phải tránh như:  Không kêu tên Chúa cách bất xứng, giỡn chơi, phạm thượng ; lấy Danh Chúa để thề gian, làm chứng điều dối trá …
  • Những điểm nên thực hành:  Mỗi lần làm dấu là em tuyên xưng Danh Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Em nên làm dấu cách nghiêm trang, cung kính kính, khi thức dậy, trước khi học bài, ăn cơm hay khi khởi đầu một công việc gì…  để chính Danh Chúa Ba Ngôi  chúc lành cho em.
  • Em năng đọc lời nguyện tắt , vd: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa” v.v.   Có nhiều cách để em nhớ đến Tên Chúa và Đức Mẹ …. Chắc chắn Chúa rất hài lòng và vui thích khi em nhớ đến Chúa…
 
 
 
 
 
Điều răn thứ hai dạy ta bổn phận tôn kính Danh Thánh Thiên Chúa, vì Danh Người là Thánh.                              (82)
 
 
 
Để tôn vinh Danh Chúa trong mọi sự, ta nên làm dấu Thánh giá khi khởi đầu ngày sống, khởi đầu mọi kinh nguyện cũng như mọi việc làm. (83)
 
 
2. Ý nghĩa của việc nhận tên thánh của người Kitô hữu:
  • Các em có tên thánh không ?  Em tên thánh là gì? GLV hỏi vài em.
  • Chúng ta nhận tên thánh khi nào ? Khi chịu phép Rửa tội.
  • Khi lãnh nhận BT Rửa tội, chúng ta chịu “Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”.  Nhờ hồng ân bí tìch Rửa tội hay còn gọi là Thánh Tẩy, chúng ta được thứ tha hết mọi tội lỗi, trở thành con Thiên Chúa và chi thể Hội Thánh, chúng ta được gia nhập gia đình Hội Thánh, có tên trong Hội Thánh. Vì thế, mỗi người chúng ta có một tên mới, tên này rất đặc biệt, không như tên thường gọi, đó là chúng ta được mang tên của một vị thánh, như T. Têrêsa, T. Đaminh, T. Phaolô, T. Maria Goretti, hoặc Đức Maria, T. Giuse v.v…
 
Việc nhận tên thánh khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, có hai ý nghĩa:
Một là ta được chính thức có tên trong Hội Thánh.
 
 
  • Việc nhận tên thánh giúp chúng ta nhìn lại vị thánh mà chúng ta nhận làm bổn mạng để cầu nguyện và học gương sống của các ngài. Vd. Các em học nơi T. Têrêsa Hài Đồng Giêsu tâm tình đơn sơ, ngoan thảo, và tín thác vào Chúa, như con trông cậy Cha; học nơi T, Phanxicô lòng nhiệt thành rao giảng Lời Chúa; học nơi Đức Maria và T. Giuse mẫu gương khiêm nhường và vâng phục Thánh Ý Chúa v.v.
 
 
Hai là ta có ý xin Đức Mẹ hoặc các Thánh bảo trợ, đồng thời cố gắng noi gương sáng nhân đức của các Ngài. (84)
 
 
 
 
 
 
 
Ga 10, 3-4
  • Qua bài học hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta sống tâm tình của người con ngoan đối với Chúa là Cha, và Hội Thánh là mẹ sinh ra chúng ta trong đức tin. Hãy luôn luôn biết tôn kính và yêu mến Danh Thánh Chúa, Đức Maria và các Thánh.
  • Chúng ta vui mừng vì Chúa Giêsu biết rõ từng người, từng tên của chúng ta, như mục tử biết từng con chiên, và bảo vệ đời sống cho từng con chiên, nếu chiên lắng nghe được tiếng của mục tử.
  • Em tập lắng nghe tiếng Chúa và nhớ đến Danh Ngài.
D. Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa là Đấng chí Thánh chí tôn, chúng con cảm tạ Chúa đã mạc khải cho chúng con biết Danh Thiên Chúa và dạy cho chúng con biết phải tôn kính Danh Chúa như thế nào. Nhờ lời chuyển cầu của thánh Quan Thầy, xin giúp mỗi người chúng con biết thể hiện lòng tôn kính Danh Chúa qua đời sống  gương mẫu và thánh thiện của chúng con, để qua đó Danh Thánh Chúa luôn được mọi người ca tụng không ngừng.
III.  EM NHỚ LỜI CHÚA: cc. 82 - 84
IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA:
             1.  Sinh hoạt:    Băng reo:
Danh Thiên Chúa: Em tôn thờ (tay phải đặt chéo trước ngực)
Danh Thiên Chúa: Em ca tụng (tay trái đặt chéo trước ngực)
Danh Thiên Chúa: Em truyền rao (hai tay giơ cao hình chữ V)
Danh Thiên Chúa: Em tôn thờ, em ca tụng, em truyền rao (nhảy lên và hô Ah, Ah, Ah)
                   2. Thực hành:   Em năng đọc lời nguyện tắt: Lạy ChúaGiêsu, con yêu mến Chúa /  và không kêu tên Chúa cách bất xứng
 
V.  KẾT THÚC.
             
................................................................................
 
Bài 21: Điều răn III:  Thánh hóa NGÀY CHÚA NHẬT  (tiết 1)      
     
Lời Chúa:  “Ngươi phải nhớ ngày Sabát mà coi đó là ngày thánh. Trong 6 ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi việc của ngươi”   (Xh 20, 8-9)
Ý chính:     Thánh hóa ngày Chúa nhật.
Tâm tình:   Hân hoan tham dự thánh lễ, làm việc tông đồ và các việc bác a i trong  ngày Chúa nhật.
I.   ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp
2. Thánh hoá:
Lạy Cha là Chúa tể trời đất, chúng con cảm tạ Cha vì Cha đã tạo dựng nên vũ trụ này trong 6 ngày, và đã dành ngày một ngày nghỉ ngơi,  để rồi hôm nay chúng con có được ngày Chúa nhật- một thời gian rảnh rang hơn, vui tươi hơn, nhất là được cùng nhau tụ họp nhân danh Chúa. Xin Chúa cho chúng con biết thánh hoá từng giây phút sống, từng công việc, để ngày Chúa nhật hôm nay thực sự trở thành ngày của Chúa.
3. Giới thiệu bài mới
Các em thân mến,
Trong tuần có mấy ngày? Ngày nào được gọi là ngày nghỉ? Các em có thích ngày Chúa nhật không? Hôm nay chúng ta sẽ học Điều răn thứ III: Thánh hoá ngày Chúa Nhật.
 
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:  
Thuở ấy có một vùng đất rất là kỳ diệu. Ai đi qua vùng đất đó mà nhặt lấy vật gì thì khi ra khỏi, vật đó sẽ trở thành vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu hết. Ví dụ: Em A đi qua vùng đất đó mà nhặt lấy 1 ký đá, cho vào balô và đi ra khỏi, thì một ký đá đó sẽ biến thành một ký vàng.
Nếu bây giờ có một vùng đất như vậy thì các em có thích không? Các em có đi vào đó để nhặt đá không? Các em sẽ nhặt nhiều hay ít.
Trong tiết Giáo lý hôm nay, chị sẽ chỉ cho các em có một vùng đất như vậy. Vùng đất đó được gọi là vùng đất Ngày Chúa Nhật. Nào, Chị mời các em đứng lên nghe Lời Chúa, để xem Chúa dạy chúng ta phải làm gì để biến ngày Chúa Nhật thành vùng đất kỳ diệu nha!
B. Công bố Lời Chúa:  Xh 20, 1.8-11
Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây:
Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh.
– Thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến,
Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta xác tín hơn nữa: Ngày Chúa nhật là ngày của Chúa, ngày được dành riêng để lo việc Chúa.  Xin Chúa giúp chúng ta học hiểu tốt, để biết sống tốt trong ngày Chúa nhật.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
St 2, 3
 
 
 
 
 
Xh 20, 8-10
THÁNH HÓA NGÀY CHÚA NHẬT a/ Thánh hóa ngày Sabat:
  • Để hiểu được ngày Chúa nhật, chúng ta cần ôn lại ý nghĩa của ngày Sabat: Sabat là ngày nào theo Kinh Thánh? Ngày thứ 7 trong tuần lễ Sáng tạo. Vì Thiên Chúa tạo dựng trời đất muôn vật trong sáu ngày, và nghỉ ngày thứ bẩy, nên Sabat cũng có nghĩa là nghỉ ngơi. (GLMV.THNCN. số 1.2)
  • Ai đã truyền cho dân Do Thái phải cử hành ngày Sabat? Chính Thiên Chúa
  • Lời Chúa trong sách Xuất Hành mà các em vừa nghe, Chúa đã dạy Dân Do Thái một cách rất kỹ về việc thánh hóa ngày Sabat… và Chúa đã chúc lành cho ngày Sabat và coi đó là ngày thánh.
  • Người Do Thái đã  giữ ngày Sabat để làm gì? Nhớ việc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ và giải thoát cha ông họ ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, khỏi những cay cực của lao động … (GLMV.THNCN. số 11)
  • Ngày Sabat trong Cựu Ước là hình ảnh ngày nào của thời Tân ước? Ngày Chúa nhật.
b/  Thánh hóa ngày Chúa nhật -Các em có biết tại sao Hội Thánh lại dành ngày Chúa Nhật để tôn vinh Chúa Kitô Phục sinh không? Vì Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần.
  • Các em mở Tân ước để minh chứng nhé: GLV cho các em đọc:
  • Sau ngày Sabat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng..
  • Sáng sớm tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, các bà ra mộ…
  • Ngày thứ nhất trong tuần…
  • Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần…
 
 
Sabat là ngày thứ bẩy trong tuần lễ Sáng tạo. Theo tiếng Do Thái, cũng có nghĩa là nghỉ ngơi. Chính Chúa đã truyền cho Israel phải giữ ngày Sabat để tôn thờ Chúa.  (x. Xh 20,8-11)
 

 
Mt 28, 1. 5-6
Mc 16, 2.5-6
Lc 24, 1-2
Ga 20,1-2
 
-Qua những đoạn Tin Mừng do 4 Thánh ký ghi lại, các em xác tín điều gì?  Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần. -Ngày nay chúng ta còn giữ ngày Sabat không ? Không.
  • Vậy ngày ngày Chúa nhật có giống ngày Sabat không? Khác hẳn, vì ngày Chúa nhật là ngày thứ nhất trong tuần và người Kitô hữu mừng Chúa Kitô Phục sinh.
  • Đối với chúng ta, việc mừng Chúa Kitô vào ngày Chúa Nhật có quan trọng không ? Rất quan trọng, vì việc Chúa Kitô sống lại khai mạc một cuộc sáng tạo mới, giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ của tội lỗi, và qua đó, Người cũng ký kết với nhân loại một giao ước mới.
Đó chính là lý do mà Chúa muốn chúng ta Chúng ta phải thánh hóa ngày Chúa nhật, vì là ngày của Chúa, ngày thuộc về Chúa, ngày tôn vinh Chúa Kitô Phục sinh (GLMV.THNCN. số 27), ngày giúp chúng ta sống cách toàn vẹn hơn tâm tình con thảo đối với Thiên Chúa là Cha, và thể hiện tình yêu thương đối với tha nhân
Kinh Thánh minh chứng: Chúa Giêsu đã sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần, và đó là ngày “thứ nhất” theo Lịch Công giáo.
 
Điều răn thứ ba dạy ta thánh hóa ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc. (85)
 
D. Cầu nguyện:
Cho các em cầu nguyện tự phát, nhưng phải chuẩn bị cho các em từ tuần trước để các em có thể cầunguyện tốt hơn.
 
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:  
Ngươi phải nhớ ngày Sabát mà coi đó là ngày thánh. Trong 6 ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi việc của ngươi”   (Xh 20, 8-9)
GL:  c. 85
 
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt: Hát hoặc Băng reo:       
Các em ơi, bây giờ thì chắc các em đã hiểu thế nào là thánh hoá ngày chúa nhật rồi phải không? Thánh hoá ngày Chúa nhật là làm cho ngày ấy thực sự trở thành ngày của Chúa. Mời các em cùng chị chơi một băng reo có tựa đề: SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ
- GLV: Đối với tôi  /   - TC: Ăn trong Đức Kitô (Tay phải đưa lên miệng
- GLV: Đối với tôi  /  - TC: Uống trong Đức Kitô (Tay trái đưa lên miệng)
- GLV: Đối với tôi  /  - TC: Làm trong Đức Kitô (2 tay diễn tả cử điệu làm việc)
- GLV: Đối với tôi  /  - TC: Tất cả trong Đức Kitô (Vung tay nhảy lên 2 lần)
 
2.  Bài làm ở nhà:  Em viết đẹp câu “Chúa nhật nghĩa là ngày của Chúa, ngày tôn vinh Chúa Kitô Phục sinh”
       3. Thực hành:        Em quyết tâm tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật cách nghiêm trang sốt sắng
  1. KẾT THÚC
 .................................................................
 
Bài 21:  Điều răn III: Thánh hóa NGÀY CHÚA NHẬT  (tiết 2)
 
Lời Chúa:  “Ngươi phải nhớ ngày Sabát mà coi đó là ngày thánh. Trong 6 ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi việc của ngươi”   (Xh 20, 8-9)
Ý chính:     Những việc làm để thánh hóa ngày Chúa nhật.
Tâm tình:   Hân hoan tham dự thánh lễ, làm việc tông đồ và các việc bác ái trong ngày Chúa nhật.
I.   ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp
2. Thánh hoá:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khẳng định: “Ngày Sabát được lập ra vì con người”. Xin cho chúng con biết dùng thời gian quý hoá này để tôn vinh Chúa, qua việc sốt sáng tham dự thánh lễ, học hỏi Giáo lý. Đồng thời xin Chúa giúp con biết nghỉ ngơi thư giãn bằng cách chọn lựa những giải trí lành mạnh, để tâm trí chúng con phát triển, tâm hồn chúng con gần Chúa. Hầu ngày Chúa Nhật thực sự trỏ nên hữu ích cho chúng con.
3. Dẫn vào bài mới:
Các em ơi, chúng ta đã học biết Chúa Nhật là ngày của Chúa và Chúa muốn chúng ta phải thánh hóa ngày đó. Nhưng thánh như thế nào, các em cùng học tiết thứ hai của bài nhé.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:  
Các em thân mến, Các em thường làm gì vào ngày Chúa Nhật nào?… Chúa nhật chúng ta đến nhà thờ  tham dự thánh lễ nè, học giáo lý nè, sau đó chúng ta về với gia đình để cùng với ba mẹ anh chị đi thăm ông bà nội ngoại, đến chơi nhà cô, dì chú bác, hoặc cùng với gia đình quây quần quanh bữa ăn thật vui tươi đầm ấm…Thế bây giờ chúng ta thử xem, Chúa Giêsu đã làm gì vào ngày dành cho Chúa nhé! Mời các em đứng lên lắng nghe Lời Chúa B. Công bố Lời Chúa:  Mc 3, 1-6 (GA.ĐBTT. trg 151) Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo Người. Đức Giê-su bảo người bại tay: "Anh trỗi dậy, ra giữa đây!" Rồi Người nói với họ: "Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?" Nhưng họ làm thinh. Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra!" Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.
– Thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến,
Những người Pharisiêu luôn luôn rình xem Chúa Giêsu và các môn đệ làm việc gì trong ngày Sabát để bắt bẻ. Điều đó đúng hay sai, các em lắng nghe Lời Chúa sẽ có câu trả lời xác đáng.

 
C.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Mc 3, 1-6
 
 
 
 
Mc 3, 4
Những việc làm để thành hóa ngày Chúa nhật:
  • Trong bài lời Chúa các em vừa nghe có mấy nhân vật? … Chúa Giêsu, nhóm Pharisiêu, người bại tay.
  • Sự kiện này xảy ra ở đâu? …Hội đường người Do Thái.
  • Vào ngày nào ? …. Sabát.
  • Sabát là ngày gì của người Do Thái?  Ngày nghỉ (hưu lễ)
  • Người Pharisiêu bắt bẻ Chúa Giêsu vì họ nệ luật hình thức. Nhưng Chúa Giêsu đã đặt câu hỏi thế nào?…”Ngày Sabát được phép làm điều lành hay làm điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?”
  • Nếu Chúa Giêsu hỏi các em, các em sẽ trả lời thế nào?….
  • Chắc chắn là các em vì học biết Chúa Giêsu rồi, các em sẽ xử sự khác với những người Pharisiêu. Các em sẽ học biết cách thánh hóa ngày Chúa nhật là ngày của Chúa, bằng những việc phụng tự, làm việc bác ái, nghỉ ngơi,  giải trí…
  • GLV cho các em đọc nội dung GL số 86
 
 
 
Ta phải dự Thánh lễ, nghỉ việc xác và nên làm thêm các việc lành, như tham dự các giờ kinh chung, làm các việc bác ái tông đồ.
                     (86)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 2, 41
 a/  Tham dự Thánh lễ: -Việc làm trước hết và quan trọng nhất là gì?… Tham dự Thánh lễ Chúa nhật, vì Chúa nhật là ngày của Chúa, ngày mừng Chúa Kitô Phục sinh. -Ngày Chúa nhật có phải là ngày lễ buộc không? Có. Khi cố tình bỏ lễ thì mắc tội trọng -Nhưng các em sẽ tham dự Thánh lễ thế nào cho đúng với tinh thần thờ phượng tôn vinh Chúa?….  Nghiêm trang sốt sắng, hòa chung tâm tình dâng lễ trong lời kinh tiếng hát, và phải tham dự Thánh lễ cách tích cực và  trọn vẹn….
  • Chính Chúa Giêsu cũng rất vui thích khi được cùng cha mẹ lên Đền thờ Giêrusalem để dự lễ, và Ngườpi đã tôn thờ Chúa Cha cách tuyệt vời. Là một thiếu nhi ngoan, đang mong được Hiệp lễ (rước Mình Máu Thánh Chúa), các em có thể thực hiện đều này được không?…
 
Ta phải tích cực tham dự Thánh lễ Chúa nhật từ đầu đến cuối, trừ khi được miễn chuẩn vì lý do chính đáng. Nếu ai cố tình bỏ lễ thì mắc tội trọng. (87)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
St 2, 3
Xh 20, 11
b/   Nghỉ ngơi theo tinh thần Kitô giáo: -Trong tuần, thường người ta lao động mấy ngày?… Nghỉ việc ngày nào? …. Ngày Chúa nhật -Hội Thánh dạy cho chúng ta biết thánh hóa ngay cả việc  nghỉ ngơi để đem lại lợi ích thiết thực, như: xum họp gia đình, sống chan hòa niềm vui, cùng nhau giải trí,  ăn cơm chung,  cha mẹ con cái cùng nghe Lời Chúa, chung lời cầu nguyện, tạ ơn và xin lỗi Chúa…
  • Sư nghỉ ngơi có cần thiết không? … Rất cần, vì chính Thiên Chúa đã sáng tạo trời đất trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi.và Ngài coi ngày đó là “ngày thánh”
  • Vậy việc người Kitô hữu nghỉ ngơi là theo gương ai? Gương Thiên Chúa.
  • Ngày Chúa nhật cũng là ngày  để chúng ta dễ dàng tham gia, hòa mình vào những sinh hoạt trong giáo xứ… vì chúng ta sống trong giáo xứ như trong một gia đình.
Việc nghỉ ngơi và thực hiện bác ái theo tinh thần Kitô giáo mang lại nhiều ý nghĩa cao cả, đồng thời phát sinh muôn vàn ích lợi cho gia đình, cho Hội Thánh, cho xã hội và cho từng người.
 
 
 
Mc 2, 27
 
 
Mt 20, 8
Mc 10, 45
Lc22, 27
c/  Thực hiện công việc từ thiện bác ái: -Ngày Chúa nhật cũng là ngày để chúng ta sống tình huynh đệ qua việc thăm viếng, giúp đỡ những người anh em nghèo khổ, những người già yếu neo đơn…. Vì “ngày Sabat được lập ra vì con người.”  Việc từ thiện này không nhất thiết là của cải vật chất, nhưng còn là sự chia sẻ thiêng liêng giúp người ta biết Chúa…  Đây là việc bác ái cao trổi nhất mà các em có thể làm bằng cách sống tốt với người khác… -Khi làm việc bác ái, chúng ta làm theo tinh thần của ai? … của Chúa Kitô: phục vụ cách khiêm tốn, vui tươi, không phân biệt lương giáo…  
 
  • Theo năm Phụng vụ, ngoài ngày Chúa nhật, còn có những lễ nào chúng ta phải giữ như  Chúa nhật?… Lễ giáng sinh, lễ phục sinh, lễ hiện xuống
  • Chúng ta cần thánh hóa  ngày Chúa nhật theo đúng hướng dẫn của Hội Thánh, và cầu nguyện cho mọi Kitô hữu sống trọn vẹn ý nghĩa ngày Chúa nhật để ngày ấy thực sự trở thành “Ngày của Chúa.”
D. Cầu nguyện:
Lạy Chúa, ngày Chúa Nhật nhắc nhớ chúng con công trình sáng tạo của Chúa và sự phục sinh của Chúa Kitô. Xin cho chúng con biết sống niềm vui ngày Chúa Nhật và làm những việc lành phúc đức.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA:  Ngươi phải nhớ ngày Sabát mà coi đó là ngày thánh. Trong 6 ngày ngươi sẽ lao động và làm mọi việc của ngươi”   (Xh 20, 8-9) /   GL:  c. 86 - 87 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:        
Các em ơi, Thánh hoá ngày Chúa nhật là làm cho ngày ấy thực sự trở thành ngày của Chúa. Mời các em cùng chị chơi một băng reo có tựa đề: VỀ BÊN CHÚA
- GLV: Xin cho em     /   - Cả lớp: Là chim (Giang 2 tay ra nhịp nhịp theo điệu)
- GLV: Để em gieo   /     - Cả lớp: Tin Mừng (Vung tay làm tác động của người gieo)
- GLV: Để em rắc      /    - Cả lớp: Hoà bình (Vỗ 2 cái, một bên phải và một bên trái
- GLV: Để em bay     /    - Cả lớp: Về bên Chúa (chắp tay lại)
       2. Thực hành:        Em quyết tâm sống tốt để làm cho ngày Chúa nhật trở thành ngày của Chúa.
V. KẾT THÚC.  Tóm tắt bài – Nhắc nhớ cần thiết. Kinh Sáng Danh – Chào nhau ra về.

 
...................................................
 
        Bài 22: Điều răn IV:  THẢO KÍNH CHA MẸ  (tiết 1)         
 
Lời Chúa:  “Ngươi hãy thờ cha, kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”   (Xh 20, 12)
Ý chính:       Thảo kính cha mẹ và đạo hiếu của dân tộc Việt Nam
Tâm tình:   Thảo hiếu ông bà cha mẹ, tổ tiên
I.ỔN ĐỊNH:
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa: Lạy Chúa Giêsu, Thầy dạy của chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa vì được Chúa thương hiện diện giữa chúng con và dạy dỗ chúng con. Xin Chúa gíup chúng con hiểu và sống tâm tình người con ngoan thảo như Chúa đã sống tại gia dình Nazaret xưa –Amen-
  3. Dẫn vào bài mới: Hình ảnh Chúa Giêsu sống dưới mái nhà Nazarét thật gần gũi với đời sống chúng ta. Người sống rất hiếu thảo với cha mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ học về giới răn IV: Thảo kính cha mẹ. Chị (anh) sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện nhé:
II. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
 Các em thân mến,
Mời các em cùng hát bài: ““Em có ba là em có má… Má yêu em như suối nước nguồn. Từ ngày sinh ra, mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa, mẹ ôm vào lòng”
Thiên Chúa là Cha yêu thương, Ngài muốn chúng ta sống theo đường lối yêu thương của Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta có cha mẹ, để cha mẹ yêu thương dạy dỗ chúng ta. Chúa muốn chúng ta là những người con dễ thương trong gia đình, vì thế, mời các em chuẩn bị tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa trong sách Xuất hành.
B.Công bố Lời Chúa:  Xh 20, 1.12
Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.
Thinh lặng – gợi ý:
Chúng ta hãy nài xin Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp chúng ta nhìn lại chính mình trong cách đối xử với cha mẹ, vàbiết sám hối về lầm lỗi của mình.

 
II.C.  Dẫn giải nội dung giáo lý 
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
  1.Thảo kính cha mẹ
  • Chị (Anh) đọc cho các em nghe câu ca dao này nhé:
 “Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu,
Có Cha có mẹ rồi sau có mình”
  • Chị (anh) đố các em, ai sinh ra mỗi người chúng ta? Cha mẹ …
  • Chính cha mẹ đã sinh ra chúng ta. Các ngài dạy dỗ, tập đi, tập đứng, tập ăn, tập nói… Cha mẹ thức khuya dậy sớm làm việc nuôi dưỡng chúng ta… Điều đó đúng hay sai? … Rất đúng phải không các em?
  • Thấy cha mẹ đi làm vất vả, các em có thương cha mẹ không? Chắc chắn là có, không ai lại không yêu cha mẹ của mình.
  • Chính vì cha mẹ yêu thương và hy sinh tất cả cho con cái, nên trong mười giới luật Chúa ban, Chúa đã dành giới răn thứ bốn để dạy chúng ta thảo kính cha mẹ. Nhưng thảo kính bằng cách nào ? GLV hỏi một số em, tóm tắt ý kiến của các em…
  • Thảo kính cha mẹ chính là:
± Yêu thương
± Tôn kính
± Vâng lời
± Chu toàn bổn phận đối với Chúa
± Chu toàn bổn phận của một người con trong gia đình….
  • GLV dùng những việc làm cụ thể để giúp các em hiểu những nghĩa vụ trên đối với cha mẹ.
 
 
 
 
Điều răn thứ bốn dạy ta sống đúng chức phận mình trong gia đình, Hội Thánh và xã hội, mà trước hết là phải thảo kính cha mẹ cho tròn chữ hiếu. (88)

 
  2.Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam
  • Đối với dân tộc Việt Nam chúng ta, đạo hiếu giữ một vai trò rất quan trọng. Việc thảo kính hiếu nghĩa với cha mẹ được đánh giá như là tiêu chuẩn để nhận xét về phẩm cách con người.
  • Để giúp cho chúng ta luôn nhớ tới ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, Ca dao Việt Nam có câu gì, em nào biết đọc cho cả lớp cùng nghe nào? 
“Công cha như núi thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
  • Trong kho tàng truyện của Việt Nam, cũng có những câu truyện về những người con sống hiếu thảo với cha mẹTất cả nhằm giáo dục chúng ta sống đúng bổn phận làm con cháu, không chỉ khi còn sống mà cả khi các ngài qua đời. (GLV nên kể cho các em nghe một câu truyện thích hợp….. Vd: Truyện 24 người con hiếu thảo v.v…)
Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam dạy ta thảo kính đối với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. (89)
 
 
 
 
 
 
 
Lc 2, 51-52
 
 
 
 
Ep 6,1-3
3.Gương Chúa Giêsu:
  • Chúa Giêsu có sống trong gia đình như các em không?
  • Gia đình Chúa Giêsu ở đâu? Na-gia-ret, xứ Galilêa
  • Cha mẹ Chúa Giêsu là ai? Đức Maria và Thánh Giuse (Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu)
  • Chúa Giêsu sống trong gia đình như thế nào? Mời các em ? Chúa Giêsu là một người con ngoan ngoãn, luôn làm hài lòng cha mẹ. Để chứng tỏ điều nàu, mời các em mở Tin Mừng Lc 2,51-52, chúng ta cùng đọc…
  • Các em có muốn bắt chước Chúa Giêsu không?
  • Ngưới thảo kính, vâng lời cha mẹ thì giống ai? Giống Chúa Giêsu.
  • Được nên giống Chúa Giêsu, em sẽ được gì? Được Chúa yêu thương và mọi người quý mến. Thật là tuyệt vời phải không các em. Các em mở Thư Epêsô, chúng ta cùng đọc và nghe lời khuyên của Thánh Phaolô
Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo, để ngươi được hạnh phúc và hưởng tho trên mặt đất này. (Ep 6, 11.3)
D. Cầu nguyện:Lạy Chúa Giêsu, Chúa la người con thật hiếu thảo. Dù là Thiên Chúa,Chúa vẫn ngoan ngõan và vâng lời Đức Mẹ và Thánh Giuse.  Vì yêu mến Chúa, con muốn bắt chước Chúa sống ngoan thảo với mẹ cha và những người giáo dục dạy dỗ con. Xin Chúa gíup con nhé.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:   
Ngươi hãy thờ cha, kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”   (Xh 20, 12)
GL: c. 88 – 89
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:        Hát bài thích hợp hoặc: Trò chơi “Hiếu thảo”:
     Chia các em thành hai đội, mỗi đội sẽ đọc: “Để hiếuthảo em sẽ…”. Mỗi đội cử một người điều động và tìm những cụm từ có nghĩa để đọc vào chỗ trống. Đội nào tìm được nhiều từ đội ấy sẽ thắng. 
    Ví dụ: Để hiều thảo em sẽ giúp mẹ nhặt rau
2.  Bài làm ở nhà:  Viết đẹp câu Lời Chúa Ep 6, 1-3
3. Thực hành:        Yêu mến và vâng lời cha mẹ.
  1. KẾT THÚC: Tóm ý chính cách ngắn gọn – Nhắc chào cha mẹ khi học về – Kinh Sáng Danh – Chào nhau ra về.
 ............................................................................
 
Bài 22: Điều răn IV:  THẢO KÍNH CHA MẸ  (tiết 2)         
 
Lời Chúa:  “Ngươi hãy thờ cha, kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”   (Xh 20, 12)
Ý chính:       Bổn phận trong gia đình, Hội Thánh và xã hội
Tâm tình:    Tôn kính vâng phục, yêu thương giúp đỡ các bề trên trong đạo, ngoài đời
I.ỔN ĐỊNH:
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa: Hát Kinh Chúa Thánh Thần
  3. Dẫn vào bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục học tiết 2 của bài: Thảo kính cha mẹ thuộc giới răn IV. Chúng ta cùng nhau hát bài ca “Nét đẹp”
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A.   Dẫn nhập:
Cuộc đời quanh ta có biết bao là nét đẹp. Là lòng bao dung hy sinh là tình yêu thương. Nét đẹp quanh ta có lúc là một nụ cười, một cái bắt tay, một lời hỏi thăm. Bạn ơi xin hãy góp những nét đẹp cho đời. Và biết khám phá hết những nét đẹp trong đời.
Các em ơi, bài ca này thật hay và ý nghĩa phải không? Chúng ta sẽ làm cho cuộc đời này đẹp nếu mỗi người biết chu toàn bổn phận của mình và quảng đại với tha nhân. Giờ đây chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa để hiểu rõ hơn về giới răn thứ tư. Mời các em đứng.
  1. Công bố Lời Chúa:  1 Pr 2:13-16
Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra: dù là vua, người nắm quyền tối cao, dù là quan, sứ giả của nhà vua để trừng phạt kẻ làm điều ác và khen thưởng người làm điều thiện, vì ý muốn của Thiên Chúa là anh em hãy làm điều thiện để bịt miệng những kẻ ngu xuẩn vô tri. Anh em hãy hành động như những người tự do, không phải như những người lấy sự tự do làm màn che sự gian ác, nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa.
– thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến,
Giới răn thứ tư không nguyên chỉ là sống hiếu thảo với cha mẹ, nhưng Chúa còn muốn ta chu toàn nhiệm vụ khác nữa. Thiên Chúa là Cha mời gọi chúng ta sống ngoan thảo, biết phục tùng người trên, để chúng ta trở nên người tốt trong gia đình Hội Thánh và ngoài xã hội.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
  a/   Bổn phận trong gia đình:
  • Điều răn thứ 4 không nguyên chỉ dậy chúng ta vâng lời thảo kính cha mẹ mà còn dạy ta sống đúng chức phận mình trong gia đình, trong Hội  Thánh và ngoài xã hội.
  • Nhưng với tuổi nhỏ của các em, chúng ta chỉ học hỏi thêm một số bổn phận mà chúng ta phải thực hiện như sau:
  • Trước hết là đối với những người trong gia tộc. Trong gia đình, ngoài cha mẹ, các em còn có những ai nữa? …Ông bà, chú bác, anh chị em…
  • Chúng ta có phải tôn kính yêu mến ông bà…. không? Tại sao? Vì ông bà là người sinh ra cha mẹ, chúng ta không những yêu mến và giúp đỡ các ngài khi còn sống mà cả khi đã qua đời nữa. Các em nhớ nhe: ”Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”. Chúng ta sống hiếu thảo thì sẽ được phúc lành.
 
  • Đối với các anh chị em trong gia đình, các em phải đối xử thế nào?  Anh chị em yêu thương giúp đỡ lẫn nhau vì chúng ta là một gia đình… nhất là khi anh chị em yếu đau hoặc cần nâng đỡ về tinh thần cũng như vật chất.v.v.ca dao việt nam có câu:”Anh em như thể tay chân rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần”… Cần tránh xa những cuộc cãi nhau, gây lộn…
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bổn phận anh chị em trong gia đình đối với nhau phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. (90)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm 13, 1
b/   Đối với Hội Thánh: -Là người con Chúa, các em còn có một gia đình rộng lớn, gồm nhiều thành phần, và luôn yêu thương em, đố các em biết là gia đình nào?… Gia đình Hội Thánh. -Chúng ta được gia nhập gia đình Hội Thánh nhờ bí tích nào? Bí tích Rửa tội. -Và để giúp chúng ta, Chúa đã chọn một số người thay mặt Chúa để hướng dẫn chúng ta, các em biết đó là những ai không? Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục, các Linh mục…
  • Trong giáo xứ, ai là người hướng dẫn sinh hoạt giáo xứ?… Cha xứ, và để cộng tác với cha, còn có quý Thầy, quý Dì, các anh chị GLV…
  • Là một thiếu nhi, em luôn sống ngoan và biết vâng lời tất cả những người thay mặt Chúa để giáo dục đời sống đức tin, cụ thể là các anh chị GLV, quý Dì, quý Thầy…
 
Ngoài những quan hệ huyết thống, ta còn mối quan hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh, những người cầm quyền trong xã hội và những người hướng dẫn giáo dục ta. Ta phải kính trọng và vâng lời những người ấy. (91)
  c/   Đối với xã hội: -Môi trường xã hội của các em là mái trường, bạn bè lối xóm. Khi đến tuổi cắp sách đến trường, ai là người thay cha mẹ để dạy dỗ các em? … Chính thầy cô, những người đã hy sinh giáo dục chúng ta lễ phép, biết kính trên nhường dưới, dậy chúng ta biết đọc, biết viết… Nhờ thầy cô giáo, chúng ta trở thành những người hữu ích cho đời, biết đem khả năng của mình để dựng xây xã hội…   Cha ông xưa bảo: “Không thầy đố mày làm nên”… -Trong lớp học còn có bạn bè và chúng ta cũng có bổn phận yêu thương giúp đỡ bạn, nhất là những bạn nghèo hoặc yếu…
-    Hàng xóm bên cạnh nhà chúng ta, có những người  già và có người trẻ, có những người giàu và có những người  thật nghèo khó, có những kẻ tàn tật…v.v.   Chúng ta hãy biết sống yêu thương, tôn trọng môi trường sống… để em trở thành một người thật dễ thương…
 
 
 
Chúng ta luôn gắng học chăm ngoan, sống tốt với bạn bè, làng xóm và nhớ ơn thầy cô…
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con được làm con Chúa, được sống trong gia đình lớn là Gíao Hội.Xin cho chúng con luôn biết sống ngoan ngoãn vâng lời các vị thay mặt Chúa, để chúng con được lớn lên cả phần xác cũng như phần hồn và sống xứng đáng làm con cái Chúa Amen.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:   
“Ngươi hãy thờ cha, kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”   (Xh 20, 12)
GL:  cc. 90 - 91 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:         HÁT:  NGÔI NHÀ CHÚNG TA (vỗ tay)
Anh em chúng ta có chung một ngôi nhà. Anh em chúng ta có chung một người Cha. Dù có đi xa vẫn mong quay về nhà. Nhà chúng ta ngôi nha rộng lớn bao la.  Anh em chúng ta khát khao tìm an hòa. Anh em chúng ta nhận chung một món quà. Mỉm cười thứ tha buồn bã sẽ phôi pha. Nhà chúng ta đất trời rộn rã hoan ca.
Niềm tin vô gia như là từng viên đá mang về, cùng dựng xây nền nhà ta kiên cố. 
 2. Thực hành:        Thảo kính, yêu mến và vâng lời những người dậy dỗ em.
  1. KẾT THÚC
 ................................................................
 
Bài 23: Điều răn V:  TÔN TRỌNG SỰ SỐNG  (tiết 1 )
 
Lời Chúa:  “Ngươi không giết người”   (Xh 20, 13)
Ý chính:       Tôn trọng sự sống
Tâm tình:      -  Hân hoan cảm tạ Chúa và biết rèn luyện thân thể, tôn trọng sự sống
  1. ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa:  GLV hướng tâm hồn các em lên Chúa, sau đó đọc kinh lạy Cha và GLV cầu nguyện ít lời:
Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con, chúng con cám ơn Cha đã cho chúng con làm người và làm con Cha. Xin ban ơn soi sáng giúp chúng con hiểu được giá trị cao qúi của sự sống mà Cha đã ban tặng để yêu qúi, bảo vệ sự sống.
  1. Dẫn vào bài mới:  Các em ơi, sự sống của chúng ta có quý hóa không? Rất quý, vì sự sống của chúng ta là do chính Chúa ban. Để biết tôn trọng sự sống chúng ta cùng nhau học học về giới răn thứ V.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập :
Cain tức giận khi thấy Thiên Chúa ngó đến Abel và nhận lễ vật của nó, còn của mình thì không ! Cain rủ Abel, em ông, ra đồng và ông đã đâm chết em ! Thi hành xong thủ đoạn, Cain tưởng đắc thắng ! Nào ngờ, Giavê Thiên Chúa hỏi Cain: “Abel, em ngươi đâu ?”. Tiếng máu của em ngươi từ đất kêu oán lên Thiên Chúa. Bây giờ ngươi hãy là đồ chúc dữ” (x. St 4,1-12).
Các em thân mến, qua câu chuyện này, các em thấy Thiên Chúa đã can thiệp, bênh vực khi sự sống bị xúc phạm ! Thiên Chúa đòi buộc chúng ta phải tôn trọng sự sống. Không chỉ tôn trọng sự sống tự nhiên, mà còn phải tôn trọng phẩm giá và sự sống siêu nhiên như Chúa dạy. Mời các em đứng:
  1. Công bố Lời Chúa:  Mt 5,  1-2.21-22
Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng:
"Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.
– thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến, Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta, Ngưới đã đưa ra một đường lối khác hẳn với những đối xử mà chúng ta thường có với anh em, khi họ xúc phạm đến chúng ta. Xin Chúa Giêsu nhân từ giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu và sống giáo huấn yêu thương của Người.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Mt 5, 21-22
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 5, 21
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cl 3, 10
Rm 6, 4
 
 
  1. Tôn trọng sự sống
  • Các em nhìn vào Tin Mừng: Luật xưa dậy thế nào ?   … c 21
  • Chúa Giêsu không phá đổ luật đó, nhưng hướng dẫn tới mức hoàn thiện hơn, Người dậy thế nào?… c 22
  • Chúa Giêsu chính là vị Thầy dậy tuyệt vời nhất, Người muốn chúng ta phải biết tôn trọng người khác, vì mỗi người chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa. Để hiểu điều này, các em cần phân biệt:
a/  Sự sống tự nhiên:
  • Ai đã sinh ra các em?… Cha mẹ
  • Nhưng cha mẹ có ban sự sống cho các em không? … Chính Thiên Chúa ban qua cha mẹ. Đó là sự sống tự nhiên.
  • Ai làm chủ sự sống của chúng ta?… Thiên Chúa
  • Nếu chính Thiên Chúa có quyền trên sự sống mọi người thì chúng ta phải làm gì?… Tôn trọng sự sống mình và tha nhân, vì sự sống là quà tặng quý giá Chúa ban cho chúng ta.
 
  • Chúng ta tôn trọng sự sống mình và tha nhân bằng cách nào, mời các em?…GLV cho các em biết những hành vi tiêu cực xúc phạm đến sự sống như: ở dơ thiếu vệ sinh, hay ăn vặt, đánh nhau, vào băng nhóm làm điều xấu…  Và những hành vi tích cực như: Thể dục, học hành, giải trí, ăn uống điều độ, ngủ nghỉ đúng giờ để giữ cho thân thể lành mạnh v.v.
b/  Sự sống siêu nhiên:
  • Ngoài sự sống tự nhiên Chúa còn ban cho chúng ta sự sống cao quý hơn nữa, đó là sự sống nào?… Sự sống siêu nhiên
  • Chúng ta được đón nhận sự sống siêu nhiên khi nào?… Khi chịu Phép Rửa tội
  • Sự sống siêu nhiên do bí tích Rửa tội ân ban cho chúng ta là những ân huệ nào? … được tẩy xóa tội lỗi (tội tổ tông-tội ri6ng) và làm con Thiên Chúa, được sống đời sống mới trong Chúa Kitô. Các em mở thư Rm 6, 4 và đọc chung để hiểu …
  • Đố các em biết khi nào chúng ta mất sự sống siêu nhiên?… Khi chúng ta phạm tội trọng.
  • Sự sống tự nhiên và siêu nhiên đều do Chúa ban cho chúng ta, nên chúng ta luôn biết tôn trọng, gìn giữ và làm tăng triển nhờ ân sủng của Chúa, qua sự hướng dẫn của Hội Thánh và sự cộng tác của chúng ta.
  • Hãy ý thức con người là hình ảnh của Chúa…
Điều răn thứ năm dạy ta quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác, và do đó cấm mọi hình thức xâm đến sự sống con người.             (92)
 
 
 
 
 
 
 
 
Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn sự sống vì sự sống con người là ân huệ linh thánh Thiên Chúa ban. Do đó chỉ một mình Thiên Chúa là chủ sự sống. (93)
     D. Cầu nguyện:  Lạy Chúa là Cha của chúng con. Chúng con cám ơn Chúa vì đã ban cho chúng con được làm người và làm con Chúa. Xin giúp chúng con biết tôn trọng sự sống nơi bản thân và nơi người khác, biết sống hòa thuận và yêu thương bạn bè. Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA :   “Ngươi không giết người”   (Xh 20, 13)
 GL số 92 - 93 IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:         HÁT & vũ điệu: Mặc lấy Đức Kitô
Mặc áo xanh rồi mặc áo đỏ.
Mặc áo nọ rồi mặc áo kia.
Nhưng em tin là em đẹp nhất,
Nếu em mặc lấy Đức Kitô. La La   (x ĐBBT phần sinh hoạt tr.165)
 
       2. Thực hành:        Em tập sống quảng đại và hòa thuận với mọi người.
       3. Bài làm ở nhà: Ghi lại những lần em tha thứ hoặc giúp bạn làm hòa với nhau.
 
V.    KẾT THÚC.
            
 .....................................................................
 
Bài 23: Điều răn V:  TÔN TRỌNG SỰ SỐNG  ( tiết 2)
 
Lời Chúa:  “ Phúc thay ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5, 9)
Ý chính:         Đời sống chung
Tâm tình:       Sống hòa thuận với người khác.
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2.Thánh hoá: Hát kinh Chúa Thánh Thần ( Cầu xin Chúa Thánh Thần…)
3. Giới thiệu bài mới:
- Buổi học lần trước chúng ta đã học bài gì ?
- Hôm nay các em sẽ học tiếp bài tôn trọng sự sống với phần II là “ Đời sống chung”
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A.  Dẫn nhập:
GLV: Các em ơi ! các em có bạn bè không ?
GLV: Có khi nào các em và bạn nghỉ chơi với nhau không ?
GLV: Đó là khi nào ?
Ai cũng có bạn bè, bạn bè chơi với nhau thật vui. Nhưng có khi lại giân nhau, đánh nhau, nói xấu nhau, nghỉ chơi với nhau. Xấu hơn nữa là thù hận nhau. Điều đó có đẹp lòng Chúa không ?
Vậy giờ đây các em hãy đến cùng Chúa Giêsu để nghe Ngài dạy chúng ta phải cư xử với nhau như thế nào?
B. Công bố Lời Chúa:  Mt 5,  9.43 – 48
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

D. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 5,  9
 
Mt 18, 21-22
Lc 17, 4
Mt 5, 44
Mt 5, 47
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 5, 48
 
 
 
 
Mt 14, 14;
       15, 32
Mc 6, 34
Đời sống chung
  • Cả đời Chúa Giêsu luôn sống trong hòa bình, nên Người cũng chúc phúc cho những ai xây dựng hòa bình. Mời các em mở và đọc Mt 5, 9
  • Chúa Giêsu chúc phúc cho những ai luôn tha thứ, làm hòa với nhau, không phải chỉ tha 1, 2 lần, mà sẵn lòng tha mãi mãi.
  • Với những người làm hại chúng ta, Chúa Giêsu dậy thế nào ở Mt 5, 44?… yêu thương và cầu nguyện cho họ.
  • Nếu chỉ xử tốt với những người tốt với mình Chúa nói thế nào? (Các em đọc Mt 5, 47)…Không có chi lạ, dân ngoại cũng thường làm như thế.
  • Các em có biết tại sao Chúa Giêsu lại đòi hỏi chúng ta như thế không?… Vì Chúa muốn chúng ta nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Và Cha trên trời là Đấng chỉ biết sống yêu thương. Tất cả những hành vi gây gổ, bạo động đều là hành động xấu làm tổn thương người khác, chúng ta cần phải xa tránh…
  • Theo gương Chúa Giêsu, Người luôn sống yêu thương và cứu chữa mọi người, Chúa đã dậy dỗ mọi người cách làm thế nào để trở nên người tốt. Các em nghĩ chúng ta phải sống thế nào ngay trong gia đình của mình? Mời các em góp ý…
  • Chúng ta luôn biết sống thuận hòa với mọi người, biết kính trên nhường dưới, quảng đại thứ tha, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Mỗi người hãy chu toàn việc bổn phận của mình cách tốt đẹp nhất đfể không trở nên gánh nặng cho người khác… trong gia đình cũng như nơi trường học… Như thê, chúng ta trở thành con cái trong gia đình Thiên Chúa, và xây dựng cuộc sống chung tốt đẹp hơn,  vì Chúa chúc phúc cho người xây dựng hòa bình. Các em cùng đọc câu Lời Chúa Mt 5, 9  hai lần, sau đó chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Để cuộc sống chung được tốt đẹp, mỗi người cần phải bỏ tính ích kỷ, nóng giận, trả thù. Cần luyện tập sự dịu hiền và biết quan tâm đến người khác, đồng thời phải cố gắng hết sức để loại trừ chiến tranh và xây dựng hòa bình đích thực. (94)
 
     D. Cầu nguyện:
Lạy Chúa là Cha nhân lành là Đấng hoàn thiện, chúng con cảm tạ Chúa vì đã cho loài người chúng con được sống chung với nhau thành một cộng đồng để nâng đỡ, hỗ trợ nhau. Xin giúp chúng con biết loại bỏ tự ái, ích kỷ, ghen tỵ … để sống hoà thuận và yêu thương bạn bè.Amen
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: 
  • “ Phúc thay ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5, 9)
  •    GL số 94
  IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:   HÁT: Không ai là một hòn đảo
                                  Tôi chỉ thực sự là người nếu tôi sống với anh em tôi
                                   không phải ai xa lạmà là người đang sống quanh tôi.
                                  Thế giới này không ai là một hòn đảo
                                  Vườn hoa này không có loài hoa lạc loài.
       2. Thực hành:        Em tập sống quảng đại và hòa thuận với mọi người.
       3. Bài làm ở nhà: Ghi lại những lần em tha thứ hoặc giúp bạn làm hòa với nhau.
V.    KẾT THÚC:     Đọc kinh sáng danh.
                       
 ............................................................................
 
      Bài 24: Điều răn VI:   SỐNGTRONG SẠCH  (Tiêt 1)             
Lời Chúa:  “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mắt mà nếm đi vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân mà phải vào lửa hỏa ngục”.  (Mt 5, 29)
Ý chính:    Sống trong sạch
Tâm tình: Yêu mến và giữ đức trong sạch vì thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần
  1. ỔN ĐỊNH:
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hóa:
            Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đã mời gọi chúng con đến đây để học giáo lý. Xin Chúa giúp chúng con biết chăm chỉ lắng nghe, để hiểu Chúa muốn nói vơi con điều gì qua giớ giáo lý hôm nay và sống ngoan hơn mỗi ngày.
  1. Giới thiệu bài mới:
Các em thích người sạch sẽ hay người dơ bẩn? Ai cũng thích người sạch và cha ông ta vẫn thường dạy ta: “ Rách cho sạch, đói cho thơm”. Còn Giáo Hội dạy ta như thế nào về việc sống trong sạch nhỉ? Hôm nay, chúng ta còn nhau học về DIỀU RĂN THỨ 6 +9: SỐNG TRONG SẠCH
  1.   EM NGHE LỜI CHÚA:
  1. Dẫn nhập:
Maria Goretti sinh ra tại nước Italia, là con thứ ba trong gia đình nghèo. Mười tuổi bắt đầu mồ côi cha và cơ cực.  Tuổi 12, maria rất là dễ thươngnhưng phải nhận 14 nhát dao của Alxandro người hàng xóm, vì chống cự trò bỉ ổi của anh ta. Ngày 06.07.1902 Maria qua đời ở nhà thương làng Nettuno. Trước khi tắt thở, Maria thì thào: “ Vì tình yêu Chúa Kitô, tôi sẵn sàng tha thứ cho Alxandro và muốn anh cũng được vào thiên đàng với tôi.”
Alxandro đã hối cải vào năm 1910 qua cơn mộng: thấy Maria đang đứng trong khu vườn đầy hoa huệ và tặng anh một đoá hoa. Từ đó anh trở thành người tu gương mẫu.
Trong ngày Đức thánh Cha Piô XII phong thánh cho Maria Goretti , năm 1950 có sự hiện diện của ngừoi mẹ già và cả Alxandro, kẻ sát nhân.
Các em có biết vì sao Maria chết không ? Vì Maria đã muốn sống trong sạch như lời Chúa dạy. Chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa nhé.
 
  1. Công bố Lời Chúa:  1 Cr 6, 18 –20
Sau khi đọc Lời Chúa – thinh lặng – gợi ý:
“Thân xác chúng ta là Đền thờ của Chúa Thánh Thần”. Xin Chúa soi sáng và giúp chúng ta nhận định để luôn sống trong sạch trong tư tưởng và hành động.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
1 Cr 6, 13b
  1. Sống trong sạch:
a/  Trong sạch là gì?
  • Tại sao chúng ta phải giặt giũ quần áo… hoặc tẩy vết nhơ?… vì muốn có quần áo sạch đẹp, lịch sự.
  • Một căn nhà được quét dọn lau chùi  thường xuyên thì các em thấy thế nào? … Sạch sẽ, thoáng mát, lịch sự.
  • Câu chuyện mở đầu về Thánh nữ Maria Goretti chắc đã làm cho các em cảm phục lắm. Vậy tại sao Thánh nữ tuổi còn nhỏ như các em mà lại bị Alexandro giết bằng 14 nhát dao?… vì Thánh nữ đã  không chiều theo những hành động xấu…Thánh nữ đã anh dũng “thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa”…
  • Như thế sống trong sạch nghĩa là gì, mời các em?…
  • Sống trong sạch là gìn giữ tâm hồn trong trắng, không vướng những đều ô nhơ: không nghĩ , không đọc, không nhìn ngắm, không nói, không kể cho người khác những điều dâm ô tục tĩu; Không gán ghép đôi lứa, chọc ghẹo …
 
 
 
 
 
 
Điều răn thứ sáu dạy ta giữ đức trong sạch trong tư ntưởng, lời nói và việc làm.  (95)
 
 
 
 
 
  •  
 
1 Cr 6, 15
 
 
Rm 6, 4
1 Cr 3,16;
        6, 19
 
 
 
 
 
Mt 5, 8
b/  Tại sao phải sống trong sạch
Ø  Lời Chúa chúng ta vừa nghe, Thánh Phaolô đã dậy  tín hữu Corintô biết thân xác của chúng ta là gì?… là phần thân thể của Đức Kitô.
  • Tại sao chúng ta lại là phần thân thể của Chúa Kitô?… vì nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được trở thành chi thể của nhiệm thể Chúa Kitô là Hội Thánh, được trở nên con người mới, là Đền thờ Chúa Thánh Thần. Mà Chúa Thánh  Thần ngự trong chúng ta, vì thế chúng ta phải sống trong sạch.
  • Chúng ta được cứu chuộc nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô. Nhờ sự phục sinh của Người, thân xác chúng ta ngày sau cũng sẽ được sống lại để hưởng kiến Thiên Chúa.
  • Muốn được nhìn thấy Chúa, sống hạnh phúc trong nước Trời, các em phải làm gì? … Sống trong sạch, vì đó là điều kiện của Chúa. Các em mở và đọc Mt 5, 8
Những tội phạm đến đức trong sạch:
  • Một là nhìn ngắm hoặc tưởng nghĩ nhữngđiều dâm ô.
Hai là nói những lời dâm ô, thô tục hoặc những lời ám hiểu ý tà, và phổ biến phim ảnh, sách báo khiêu dâm. (96)
  1. Cầu nguyện:
      Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp con biết luôn siêng năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ sốt sắng, chuyên chăm học giáo lý, biết làm chủ giác quan của mình và biết tập rèn luyện thân thể để con luôn có một tâm hồn yêu Chúa một tinh thần vững mạnh trong một thân xác khỏe mạnh mà phụng sự Chúa.
III.  EM NHỚ LỜI CHÚA :    “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mắt mà nếm đi vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân mà phải vào lửa hỏa ngục”.  (Mt 5, 29)
GL:  c. 95 –96 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:    Theo tập sinh hoạt cấp I, hoặc:
BĂNG REO: THIÊN ĐÀNG HỎA NGỤC
Hỏa ngục     -     Kinh (vòng tay lắc đầu)
Hỏa ngục    –      Khiếp (khom người +vòng tay lắc đầu)
Hỏa ngụ      –     Chết  (ngồi, vòng tay , nhắm mắt)
Thiên đàng   –    Oi hạnh phúc  (đứng phắt dậy)
Em luôn sống  – Trong sạch  (đứa hai tay lên ngực)
Để được về   –   Thiên đàng  (vung hai tay lên trời)
       2. Thực hành:   Em không xem sách báo phim ảnh xấu
                                Siêng năng cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể
       3. Bài làm ở nhà:  Em tìm một câu Chúa  chúc phúc cho người có tâm hồn trong sạch. Em viết và trang trí thật đẹp.

 
..................................................................
 
Bài 24: Điều răn VI:   SỐNG TRONG SẠCH  ( tiết 2)             
Lời Chúa:  “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mắt mà nếm đi vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân mà phải vào lửa hỏa ngục”.  (Mt 5, 29)
Ý chính:  Làm gì để sống trong sạch
Tâm tình: Yêu mến và giữ đức trong sạch vì thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần
  1. ỔN ĐỊNH:
  1. Đón tiếp:  
  2. Thánh hóa:
       Lạy Chúa Giêsu, xin ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con, để Ngài dạy chúng con những gì Chúa muốn.  HÁT Kinh Chúa Thánh Thần
  1. Giới thiệu bài mới:
   Tuần trước các em đã học về bài gì ?...  Hôm nay các em sẽ học phương pháp làm sao để sống trong sạch.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA:
  1. Dẫn nhập:
Thánh Đaminh Saviô khi được cha xứ báo tin mình được rước lễ lần đầu. Cậu bé đã chạy về báo cho mẹ hay, cậu đã ôm cổ mẹ và nói với mẹ rằng: mẹ ơi, ngày mai con được rước Chúa Giêsu vào tâm hồn rồi, con xin mẹ tha thứ cho con những tội con đã làm mất lòng mẹ. Mẹ thánh Saviô vui mừng chan hòa nước mắt ôm con vào lòng và nói: “ Con  ngoan của mẹ, mẹ sẽ tha cho con hết. Khi ruớc Chúa rồi, con sẽ sống ngoan luôn nhé”, Nói thế rồi bà mẹ hôn lên trán con và chúc con ngủ ngon. Cả đêm hôm ấy thánh nhân không ngủ được, sáng sớm cậu đã gọi mẹ dậy đi lễ vói mình. Khi đến nhà thờ cậu dâng lễ rất sốt sắng. Đặc biệt khi lên rước Chúa Giêsu, cậu đã dành giây phút đặc biệt này bằng việc qùy nghiêm trang cầu nguyện sốt sắng với Chúa, cậu đã hứa với Chúa một điều và cậu đã quyết tâm sống điều mình đã hứa. Đó là “Thà chết chẳng thà phạm tội”. Và qủa thật cậu đã trở thành một vị thánh nhờ có tâm hồn trong sạch.
B.Công bố Lời Chúa:  1 Cr 6, 18 –20
Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em.
C.Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Mt 18,1-4
 
 
 
 
 
 
Mt 5,28-30
  1. Cách thế sống trong sạch:
  • Các em thân mến,
  • Chúa Giêsu rất yêu thích trẻ thơ đến độ khi các bạn trẻ ấy đến chơi với Chúa, vây quanh Chúa, các môn đệ toan tính đuổi các bạn ấy đi cho Chúa làm việc, vì sự xuất hiện của lứa tuổi như chúng ta thường gây ồn áo, làm người lớn khó chịu. Nhưng đố các em biết: Chúa hành xử thế nào? Chúa  không đuổi, trái lại có lần Chúa còn lấy trẻ thơ làm mẫu: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
  • Nước Trời dành cho trẻ nhỏ, tức là cho những người có tâm hồn khiêm tốn, đơn sơ, trong sạch. Điều đó đúng hay sai?
  • Vậy mời các em góp ý: Làm cách nào để sống trong sạch?….
  • GLV lắng nghe sự góp ý của các em và hướng dẫn: Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết đức trong sạch phát xuất từ trong tâm hồn. Vì thế, muốn sống trong sạch, chúng ta phải:
  • Thứ nhất: Siêng năng tham dự Thánh lễ cách sốt sắng, nghiêm trang, lắng nghe Lời Chúa, và rước Thánh Thể khi các em đã được Rước lễ lần đầu. Năng lãnh nhận bí tích Hỏa giải để được ơn tha thứ; cùng với gia đình tham dự giờ Kinh tối, cùng cầu nguyện v.v.cầu nguyện, …
  • Thứ hai: Sáng suốt làm chủ giác quan của mình: như giữ gìn con mắt trong sáng, không tò mò, không nhìn xem những hình ảnh lố lăng, không bạ thứ gì cũng mua. Ngày nay trong những trò chơi bày bán khắp nơi, hay trong những chương trình chiếu phim… không thiếu những hình ảnh đầu độc , gây nguy hại cho tâm hồn các em …
  • Thứ ba: Giữ vệ sinh thân thể, tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày theo đúng phương pháp để thân thể lành mạnh; ăn mặc lịch sự, đoan trang {y phục xứng kỳ đức) ;  nói năng lễ độ, cư xử nhã nhặn, lịch thiệp…Không chơi với những bạn bè xấu…(Gần mực thì đen gần đèn thì sáng)
  • Thứ bốn: Siêng năng đi học giáo lý, , đọc Tin Mừng mỗi ngày để được Lời Chúa giáo huấn. Chỉ đọc những sách báo lành mạnh hữu ích, hợp với lứa tuổi, giúp phát triển khả năng và nâng cao kiến thức…
  • Đó là 4 cách thế tốt đẹp và hữu hiệu để sống trong sạch. Các em cùng lặp lại nội dung GL số 97 nhé.
 
 
 
 
 
Muốn giữ tâm hồn trong sạch ta phải giữ những việc này:
 
  • Một là chuyên chăm cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và trông cậy vào ơn Chúa.
  • Hai là sáng suốt làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng.
  • Ba là sống đoan trang trong ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác và xa lánh dịp tội.
  • Bốn là năng đọc Lời Chúa và sách báo lành mạnh. (97)
  1. Cầu nguyện:  Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp con biết luôn siêng năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ sốt sắng, chuyên chăm học giáo lý, biết làm chủ giác quan của mình và biết tập rèn luyện thân thể để con luôn có một tâm hồn yêu Chúa một tinh thần vững mạnh trong một thân xác khỏe mạnh mà phụng sự Chúa.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA
                  “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mắt mà nếm đi vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân mà phải vào lửa hỏa ngục”.  (Mt 5, 29)
                        Câu 97 + kinh 13
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
  1. Sinh hoạt:
                  Hát: Người sạch tội (Sh.D(BTT. trang 70)
Hạnh phúc người sạch tội lội sẽ được Chúa trời ở với
Hạnh phúc cho người liêm chính luôn giữ tâm hồn an bình.
  1. Thực hành: Siêng năng cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể và tham dự Thánh Lễ sốt sắng.
  2. Bài làm ở nhà:  Viết đẹp câu Tin Mừng Mt 5,8
  3. KẾT THÚC: Tóm lại 4 điều để giữ tâm hồn trong sạch.    Đọc kinh sáng danh  /  Chào nhau

 ..........................................................

Bài 25: Điều răn VII:   GIỮ SỰ CÔNG BẰNG  (tiết 1)
                      
 Lời Chúa:  “Anh em nợ cái gì thì phải trả cho người ta cái đó”   (Rm 13, 7)
Ý chính:       Sống công bằng
Tâm tình:    Tạ ơn Chúa về những gì đã nhận được và sẵn sàng chia sẻ của cải cho những người đói kém
I. ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp:
  2. Thánh hoá: Lạy Chúa Thần xin Ngài soi sáng tâm trí chúng con, để trong giờ học này chúng con biết ngoan ngoãn, chăm chỉ lắng nghe Chúa dạy chúng con  phải sống công bằng với mọi người như thế nào, để rồi trong cuộc sống chúng con luôn là những người kitô hữu tốt. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
  3. Giới thiệu bài mới: Các em thân mến, chúng ta vừa dâng lời cầu nguyện để xin Chúa giúp chúng ta biết sống công bằng với mọi người – và đó là đề tài mà chúng ta sẽ học trong hai tiết: tuần này và tuần tới.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
Em Thường, 9 tuổi, cõng em đi chơi cùng với các bạn. Đến trước cổng nhà thờ, đột nhiên em thấy một túi nhỏ, em nhặt lên và mở ra coi. Em kinh ngạc khi nhận ra đó là một gói tiền, em nói với các bạn:  “Các bạn ơi, mình nhặt được gói nhiều tiền lắm”. Các bạn ùa đến xem và nói: “Chia cho mình với, mình cũng thấy”. Các bạn khác cũng hùa theo đòi chia…
Sau một lúc ngần ngừ, Thường nói với các bạn: “Không được đâu các bạn ạ. Mình phải đem vào nhà xứ chứ”.  Thế là Thường và các bạn đã kéo nhau vào cha xứ và đưa cho ngài. Cha xứ nói: “Các con giỏi lắm, cha cất gói tiền này và Chúa Nhật này cha sẽ rao ở nhà thờ để ai mất , đến nhận lại. Các con đã sống xứng đáng là thiếu  nhi Công giáo. Cha rất hãnh diện vì các con đã sống thành thật và công bằng. Cha sẽ tìm cách để trao lại cho chủ của”…
+ Theo các em, bạn Thường hành xử đúng hay sai? Chúa có vui vì việc của bạn ấykhông?
 + Vậy giờ đây mời các em đứng lên nghe Lời Chúa
B. Công bố Lời Chúa:  Rm 13, 7-8
– thinh lặng – gợi ý:
Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta vô cùng, nhưng Ngài cũng là Đấng công bằng. Ngài muốn chúng ta luôn sống công bằng: “Của ai trả về người ấy: Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa. Của Xê-da trả cho Xê-da”.

C. Dẫn giải nội dung giáo lý: 
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Rm 13, 7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 22, 21
SỐNG CÔNG BẰNG
a/ Tôn trọng quyền tư hữu
  • Mở Rm 13,7: Khi mắc nợ ai cái gì, Thánh Phaolô nói thế nào?… Hãy trả cho người ta cái đó.
  • Khi em bất chợt lượm được một cái cặp, trong đó có giấy tờ và ví tiền. Vậy em phải làm thế nào cho đúng?… Em cần xem giấy tờ đó là của ai, nếu biết họ, em mang tới trả. Nếu không, em đưa vào Cha xứ, hoặc quý Thầy, quý Dì, để tìm cách chuyển trao lại cho chủ của…
  • Điều răn thứ 7 còn dạy nhiều điều khác nữa, để dễ hiểu, chúng ta cùng tìm hiểu thêm:
  • Cơm ăm, áo mặc, thuốc uống, sách vở các em đi học có cần thiết cho đời sống con người không? … Chắc chắn ai cũng cần những thứ đó để sống xứng đáng với nhân phẩm con người. Và còn nhiều thứ cần thiết khác trong đời sống nữa phải không…
  • Nhưng làm sao để có được những thứ đó?….Người ta đã phải làm việc vất vả mới có tiền mua sắm. Cụ thể các em nhìn vào gia đình của các em để thấy sự vất vả của cha mẹ, hoặc anh chị…Như thế, những thứ đó trở thành của cải riêng mỗi người, của mỗi gia đình mà không ai có quyền xâm lấn.
GLV nên dùng một số Vd thích hợp, vắn tắt, giúp các em hiểu phải tôn trọng của cải của người khác: “của ai thuộc về người ấy”, vì đó là quyền lợi mà mỗi người có quyền hưởng tài sản do công sức mình làm ra, hoặc do ai cho một cách chính đáng. Đó gọi là quyền tư hữu.
 
 
Điều răn thứ 7 dạy ta sống công bằng theo hai nghĩa:
 
Một là tôn trọng của cải người khác  vì mỗi người được quyền có của cải riêng để bảo đảm nhân phẩm và nhu cầu cuộc sống, gọi là quyền tư hữu.
 
Lc 16, 19-25
 
           c    19
 
           c   20
 
 
 
 
 
Mt 25,31-46
b/  Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới chia sẻ:
  • Các em đã nghe dụ ngôn “ông nhà giàu và anh La-da-rô  nghèo khó” chưa? Em nào có thể kể? (glv có thể cho các em kiể tiếp nhau)
  • Các em mở Lc 16, 19 để biết T. Luca mô tả ông nhà giàu thế nào?…mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.
  • Còn La-da-rô thì sao? … mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng…chó liếm ghẻ chốc.
  • Tội của ông nhà giàu ở điểm nào? … có đủ mọi sự mà không chia cho người thiếu thốn.
  • Tại sao của cải đó là của ông mà ông lại phải chia sẻ cho người khác?…. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật với những tài nguyên trong thiên nhiên là để cho mọi người chứ không phải để cho một người, hay một nhóm người. Khi chúng ta có thể chia sẻ cho người khác những gì họ cần, nhất là người nghèo mà chúng ta không thực hiện là chúng ta mắc nợ với họ.
  • Hãy tập sống quảng đại và có lòng nhân ái. Chúa sẽ chúc lành cho em.
  • Các em đọc nội dung GL số 98
Hai là sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ với mọi người, vì tài nguyên trong vũ trụ được Thiên Chúa ban chung cho mọi người. (98)
 
     D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì qua giờ học này tuy thật ngắn ngủi nhưng Chúa đã dạy chúng con biết phải sống công bằngvới mọi  như thế nào. Xin Chúa ban thêm lòng can đảm và sự khôn ngoan để trong cuộc sống chúng con luôn thể hiện mình là người kitô hữu sống công bằng theo lời Chúa dạy: “Của Xêda trả cho Xêda và của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con Amen.
III.  EM NHỚ LỜI CHÚA :   
Anh em nợ cái gì thì phải trả cho người ta cái đó”   (Rm 13, 7)
GL c.  98
EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:    Hát: CÔNG BẰNG (Theo tập sinh hoạt cấp I, Bài 90, Tr 58)
Cây đàn bé trả cho ba,
Bình hoa bé trả cho mẹ,
Hộp dế trả hết anh hai.
Vì bé chẳng dám lấy gì của ai.
2. Thực hành:        Khi đã học biết sống công bằng anh/chị mong các em biết tôn trọng đồ dùng, của cải của người khác, vì thế khi đi đường hay ở trường… nếu các em được cái gì của ai bị đánh rơi hay bị bỏ quên…  các em hãy thành thật tìm cách trả lại cho họ. Làm như thế các em sẽ được bạn bè nể phục, được mọi người qúi mến, và đặc biệt các em sẽ được Chúa chúc lành.
3. Bài làm ở nhà: Tìm và trang trí câu Lời Chúa dạy ta sống công bằng
V.  KẾT THÚC.  
 Sống công bằng chính là chúng ta biết tôn trọng của cải của  tha nhân. Chúng ta cần biết tạ ơn và hài lòng với những gì Chúa ban, đồng thời sẵn sàng chia sẻ với những người anh em nghèo khó, vì làm cho họ là làm cho chính Chúa.  Chúc các em sống tốt.
          Đọc: Kinh Lạy Cha.
 ............................................................................
 
           Bài 25: Điều răn VII:   GIỮ SỰ CÔNG BẰNG  (tiết 2)               
 
Lời Chúa:  “Anh em nợ cái gì thì phải trả cho người ta cái đó”   (Rm 13, 7)
Ý chính:             1.  Những tội lỗi đức công bằng
2.  Đền trả theo đức công bằng
Tâm tình:  
  1. ỔN ĐỊNH
1.  Tiếp đón
2.  Thánh hoá: Hát: Cầu xin Chúa Thánh Thần
3.  Giới thiệu bài mới: Con người luôn liên đới với nhau nên luôn cần tới sự công bằng để xã hội thăng tiến. Nhưng sống công bằng như thế nào, đó là đề tài chúng ta học hôm nay.
  1. EM NGHE LỜI CHÚA
Dẫn nhập: Câu truyện Gia-Kêu:
Hôm ấy, Chúa Giêsu đang trên đường rao giảng Tin Mừng, người người chen lấn đi theo để được gần Ngài. Họ muốn nghe rõ lời Chúa Giêsu nói và còn muốn chạm đến Ngài để được lành bệnh. Ngay bên đường Chúa đi qua là nhà của một người thu thuế dáng người thấp bé. Ong cũng muốn xem Chúa Giêsu là người thế nào mà không thể được. Ong bèn nghĩ ra một cách: ông nhanh chân leo lên một cây sung bên đường, khúc Chúa Giêsu sắp qua. Khi đi ngang qua đó Chúa đã nhìn thấy ông và nói: “Giakêu, xống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại nhà ngươi”. Ông vô cùng mừng rỡ đón Ngài vào nhà. Những người đi theo Chúa xầm xì: “Ông này vào ở nhà một người tội lỗi”
Ông Gialêu thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi xin bố thí nửa tài sản tôi cho kẻ khó, và nếu tôi gian lận gì của ai tôi xin đền gấp bốn”.
Đức Giêsu đáp lời ông: “Hôm nay lời cứu rỗi ã đến cho nhà ông”.
  1. Công bố Lời Chúa:  Lc 12, 57-59
C. Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Xh 20, 15
Lv 19, 11
Đnl 5, 19
 
 
 
 
1.Những tội lỗi Đức công bằng
  • Trong bài lần trước chúng ta đã học về sống công bằng và các em đã hiểu Sống công bằng chính là chúng ta biết tôn trọng của cải của  tha nhân. Không được lấy những của gì khác thuộc về họ. Điều đó đúng hay sai?
  • Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “tội lỗi đức công bằng”.  Tội này phân ra làm hai loại:
*   Lấy của người khác cách bất công
*   Giữ của người khác cách bất công
a/   “Lấy của người khác cách bất công”:
  • Của cải do công sức của người ta làm ra, nếu en đến ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp thì có phải là lấy cách bất công không?  Có
  • Không tôn trọng của cải người khác: phá làng xóm, lấy của chung về làm của riêng cho mình hay cho gia đình… thì vi phạm điều gì? Lỗi đức công bằng
  • Khi làm bài kiểm tra, vì lười học, em không thuộc bài, nên đã gian lận khi làm bài như quay cóp, xem trộm bài của bạn… Làm như thế xấu hay tốt ? có phạm lỗi công bằng không?
  • Đi lấy trộm của người khác để làm phúc cho người nghèo có được không?  Không. 
  • GLV nên dùng những vd thích hợp để giúp các em sống ngay thẳng…Các em đọc nội dung GL số 99
 
 
Tội lấy của người khác cách bất công là những tội này:
Một là trôm cướp
Hai là gian lận
Ba là cho vay ăn lời quá đáng.
Bốn là nhận của hối lộ hoặc thâm lạm của công
Năm là đầu cơ tích trữ bắt chet người tiêu dùng. (99)
 
 
 
 
 
 
Mt 20, 4
 
 
 
 
Lv 19, 11
b/  Giữ của người khác cách bất công: -    Vay mượn tiền của theo đúng hẹn trả mà không chịu trả …
  • Khi lượm được tiền của, em có được tự do sử dụng không? Em phải làm gì?  Em không được tự do sử dụng, nhưng nên tìm cách nào tốt nhất để hoàn lại cho chủ của, như đưa cho Cha xứ….
  • Khi mượn người làm công, lợi dụng sức lao động…mà trả tiền công quá ít, không xứng với công sức họ làm… có phải là công bằng không? Không, đó là lỗi công bằng
  • Có được phép chứa chấp và giữ những đồ ăn cắp không? Không, vì như thế là em cũng tham gia vào việc giữ của người khác cách bất công.
  • Như thế, giới răn thứ bẩy cấm chúng ta không được lấy hay giữ của người khác cách bất công.   Đọc nội dung GL  100
Tội giữ của người khác cách bất công là những tội:
Một là không trả nợ
Hai là không hoàn lại của đã mượn hay lượm được,
Ba là không trả tiền công xứng đáng,
Bốn là trốn thuế
Năm là oa trữ của gian. (100)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 12, 57-59
 
Lc 19, 8
2.Đền trả theo đức công bằng
  • Khi em lỗi đức công bằng, em chỉ đi xưng tội mà không đền trả có được khỏi tội không? Không, vì đức công bằng đòi buộc phải đền trả cân xứng những gì mình đã chiếm đoạt của người khác
  • Bạn An tới nhà Lan chơi. Mẹ Lan ở bếp gọi Lan đi mua giúp mẹ một chút gia vị, An liền lợi dụng không có ai, lấy của Lan một bút máy. Khi Lan về, An làm bộ phải về đi học thêm, nhưng chẳng may đi vội nên bị té, nên bút bị hư. An bối rối tự hỏi: “Mình phải làm gì bây giờ?” -  Nhờ các em giải quyết sao cho đúng?  An cần gặp Lan để xin lỗi càng sớm càng tốt và đền trả của đã lấy cho cân xứng, và phải xưng tội…
  • Chúa Giêsu mời gọi chúng hãy sống thật thà, công chính, nếu bạn đã lỡ phạm đến của cải tha nhân, hãy mau mắn đền trả để có sự bình an trong tâm hồn.
  • Trong Tin Mừng, có một mẫu gương sống động về việc đền bù, đó là ai?  Ông Da-kêu thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."
  • Sống theo Lời Chúa dạy, chúng ta lặp lại nội dung GL số 101.
 
 
 
 
 
 
 
Kẻ đã lỗi đức công bằng thì phải trả lại những tài sản đã chiếm đoạt, và bồi thường cân xứng những thiệt hại đã gây ra. (101)
 
 
 
 
 
Lc 19, 1-10
Các em thân mến,
  • Của cải do Chúa ban tặng qua sức lao động của con người, chúng ta cần biết dùng của cải cho đúng, để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, nhờ biết luôn tôn trọng của cải tha nhân, sống tinh thần chia sẻ, để sắm sẵn cho mình một kho tàng trên trời.
  • Đặc biệt qua bài học hôm nay, nếu có bạn nào vướng mắc vào đức công bằng, cho dầu nhỏ mọn như một cây viết chì, chúng ta hãy thành tâm xin lỗi với chủ của, để được Chúa thứ tha và chúc lành, như Giakêu đã nhận được, khi ông khiêm tốn nhận lỗi và đền trả.
    D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã mời gọi  con sống thật thà công chính. Nhưng để sống được điều Chúa dạy con cần thấy mọi người là anh em của  con. Xin soi sáng và giúp con để con sống gần gũi  và dễ thương với mọi người.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:  “Anh em nợ cái gì thì phải trả cho người ta cái đó”   (Rm 13, 7) Bài GL: cc  99 – 101 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:   
2. Thực hành:    Em quyết tâm tôn trọng của cải của tha nhân
3. Bài làm ở nhà:  Tìm và trang trí câu Lời Chúa dạy ta phải mau mắn đền trả nếu đã lỗi đức công bằng
V.        KẾT THÚC.   Đọc Kinh Sáng Danh

 
 ...............................................................................
    
Bài 26: Điều răn VIII:   TÔN TRỌNG SỰ THẬT  (tiết 1)               
Lời Chúa:  “Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm điều gì là do ác quỷ”  (Mt 5, 37)
Ý chính:        1.  Tôn trọng sự thật
2.  Tội nghịch điều răn thứ 8
Tâm tình:   Yêu mến, tôn trọng sự thật
 
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hoá:
GLV cầu nguyện: Lạy chúa Giêsu, chúng con tin Chúa đang ngự giữa chúng con. Chúng con yêu mến Chúa. Xin chúc lành cho giờ học giáo lý của chúng con và ban Chúa Thánh Thần cho chúng con để chúng con hiểu biết và sống lời Chúa. / Hát Kinh Chúa Thần
3. Giới thiệu bài mới:
Các em thân mến, hôm nay, chúng ta sẽ học về điều răn thứ 8 , các em hãy đọc điều răn đó: thứ 8 chớ làm chứng dối. Đó là nói theo kiểu tiêu cực, còn nói theo các tích cực, điều răn thứ 8 dạy ta phải tôn trọng sự thât trong mọi hành vi, cử chỉ, việc làm của chúng ta.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập :
Lúc còn nhỏ, Gandhi trốn học về nhà. Vì sợ bị quở trách, ông nói dối mẹ. Bà mẹ biết bèn nhất định không ăn cơm. Ông khóc nài nỉ mẹ ăn, nhưng bà mẹ cương quyết không đổi ý kiến, bà nói: ‘Mẹ thà thấy con chết còn hơn con nói dối. Vì nói dối là tỏ ra mình có một tâm hồn khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ. Mẹ không muốn sống nữa’. Gandhi bèn quả quyết đứng lên, đi thẳng lại chỗ nấu ăn, lấy một cục lửa than để trên bàn tay và nói: ‘con thề với mẹ, suốt đời con không bao giờ nói dối nữa’. Bà mẹ mừng quá, ôm con vào lòng khóc.
Suốt đời Gandhi không bao giờ thất hứa với mẹ. Ong thường bảo kẻ khác: ‘cái vết trên bàn tay tôi là hình bóng của mẹ tôi. Đây là vị thiên thần phù hộ tôi trong vòng thành thật và danh dự’.
Các em thân mến, mẹ Gandhi thà chịu chết đói, chứ không nhận một đứa con nói dối. Bà nói: ‘Mẹ thà thấy con chết còn hơn con nói dối. Vì nói dối là tỏ ra mình có một tâm hồn khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ’.
Thật thà là một đức tính quý giá, là danh dự của con người. Ý thức điều đó, mời các em đứng lên nghe Lời Chúa.
B.  Công bố Lời Chúa: Mt 5, 33-37
"Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
Mt 5, 37
 
 
 
Mt 22, 16;
      23, 27
 
Ga 18, 37
 
 
Cv 4, 20;
5, 29-32
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ep 4, 25
  1. Tôn trọng sự thật
  • Bài Tin Mừng của Thánh sử Matthêu các em vừa nghe, câu nào là câu Chúa dậy chúng ta phải sống thành thật? … Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”.
  • Chúa Giêsu nói những điều thêm bớt, không đúng sự thật là do bởi đâu? … do ác quỷ, tức ma quỷ.
  • Chúa Giêsu luôn sống chân thật, Chúa chống lại những gì là giả hình, không đúng sự thật. Chúa Giêsu đến trần gian là để là chứng cho sự thật, những bạn nào biết tôn trọng, yêu mến sự thật thì được thuộc về Chúa Giêsu. Các em có thích được thuộc về Chúa Giêsu không?
  • Các tông đồ là những người được sống với Chúa, khi được đón nhận Thánh Thần rồi, các ông cũng can đảm làm chứng cho sự thật, tức là cho niềm tin vào Chúa Kitô, cho dầu phải chịu đau khổ vì sự thật.
  • Vậy nếu muốn nên giống Chúa Giêsu và các tông đồ, chúng ta phải làm gì?…  Tôn trọng sự thật
  • Khi em biết tôn trọng sự thật là giữ giới răn thứ mấy? Giới răn thứ tám.   Các em lặp lại nội dung GL số 102
Các em thân mến,
  • Chúa Giêsu luôn sống theo sự thật và làm chứng cho sự thật. Chúa cũng muốn chúng ta tôn trọng sự thật. Chúa Giêsu không muốn chúng ta nói dối người khác hay nói xấu họ, vì khi hành động xấu, tâm hồn chúng ta đen tối, môi miệng chúng ta nhơ bẩn, không xứng đáng đón rước Mình Máu Chúa Giêsu, mà các em đang mong ước được đón nhận.
  • Qua giới răn thứ tám, chúng ta học biết: Giêsu mời gọi chúng ta sống và tôn trọng sự thật. Khi chúng ta nói dối, không tôn trọng sự thật, chúng ta làm tổn thương chính mình và tha nhân.
  • Chúng ta cùng đọc Ep 4, 25 và cố gắng sống tốt trong sự thật, vì sự thật thuộc về Thiên Chúa.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Điều răn thứ tám dạy ta sống thành thật, làm chứng cho sự thật và tôn trọng danh dự mọi người. (102)
 
 
 
     D. Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là mẫu gương luôn sống sự thật để chúng con noi theo. Xin Ngài luôn đến dạy chúng con biết noi theo gương Ngài là sống sự thật, biết đầu là phải, đâu là việc chúng con phải nói, phải làm,  tất cả đều làm vinh danh Chúa. Xin trợ giúp chúng con, vì chúng con quá mỏng dòn và hèn yếu, cho chúng con một sức mạnh để sống sự thật một cách tốt hơn. amen
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: 
“Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm điều gì là do ác quỷ”  (Mt 5, 37)
GL: cc  102 - 105
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:    Theo tập sinh hoạt cấp I, trang 59: HÁT:  Tôn trọng sự thật
Đừng lấy cắp cũng đừng ăn gian – Đừng nói xấu cũng đừng điêu ngoa – Nào bạn hãy cùng tôi giữ lương tâm trong sạch, đừng chỉ vì tham lam mà quên đi Luật Chúa. Sự thật Ngài đã phán khắc ghi sâu trong lòng. Nguyện trọn đời thực thi giới răn Chúa đã dạy.
2. Thực hành:    Em quyết tâm tôn trọng sự thật
3. Bài làm ở nhà: Viết đẹp Ga 8, 31-32
V.  KẾT THÚC.
 
............................................
 
      Bài 26: Điều răn VIII:   TÔN TRỌNG SỰ THẬT  ( tiết 2)               
 
Lời Chúa: “Hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm điều gì là do ác quỷ”  (Mt 5, 37)
Ý chính:     Tội nghịch điều răn thứ 8
Tâm tình:   Yêu mến, tôn trọng sự thật
I. ỔN ĐỊNH
1. Đón tiếp:
2. Thánh hoá:
Lạy chúa Giêsu, Chúa là chân lý,là sự thật, là tình yêu. Xin ban cho chúng con lòng yêu mến những gì là chân thật, và tránh xa những điều dối trá. Amen.
3. Giới thiệu bài mới:
Các em thân mến, hôm nay, chúng ta tiếp tục về những tội nghịch giới răn thứ 8. Để mở đầu, Chị kể cho các em nghe một câu chuyện nhé.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:
Có một thanh niên bị kết án tử hình vì tội giết người. Anh cho vua xin hoãn lại hai ngày để chu toàn một yêu cầu giúp đỡ một người bạn. Muốn từ chối, vua nói: “Được, nhưng phải có người nhận làm con tin thay cho ngươi, để nếu ngươi trốn thì ta sẽ giết người đó thế ngươi!”  Từ đám đông, một người giơ tay tình nguyện làm con tin.
Hai ngày sau, anh tử tội trở lại chịu chết. Vua hỏi: “Tại sao anh không trốn luôn”. Tội nhân trả lời: “để không ai có thể nói sự trung tín trong lời hứa đã mất khỏi thế giới này”. Vua hỏi người tình nguyện làm con tin: “Tại sao người nhận làm con tin cho một người xa lạ?”   Anh ta trả lời: “để chứng tỏ lòng can đảm, nhân đạo, dám hy sinh cho người khác vẫn còn trong sã hội con người”. Vua đang bỡ ngỡ thì đứa con trai của người đã bị hung thủ giết bước ra tâu:  “Xin tha thứ cho anh vì chúng tôi muốn chứng minh rằng xã hội còn có người biết tha thứ cho anh em đồng loại của mình”.
Cuối cùng anh thanh niên đã thoát khỏi án tử hình.
B. Công bố Lời Chúa: Mt 5, 33-37
"Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

C. Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
  1. Những tội nghịch giới răn thứ tám
  • Để minh chứng em là người luôn biết tôn trọng sự thật, em cần sống thế nào? Mời các em góp ý: … GLV phấn khích các em phát biểu, lắng nghe và tóm ý. Sau đó hướng dẫn giúp các em nhận định bằng những thí dụ thích hợp với cuộc sống của các em.
  • Vd: Mọi người trong lớp đều thấy Xuân để cuốn Tin Mừng ở bàn học và đã bị mất. Long không biết ai lấy, nhưng vì Long đang tức với Tiên, nên Long đã nói nhỏ với Hạ: “Con Tiên nó lấy sách của Xuân, tớ nhìn thấy. Nhỏ đó gian lắm”. Hạ nghe thế, lại đi nói với bạn khác, và cứ thế, nhiều bạn trong lớp đã nghĩ không tốt về Tiên, họ tránh xa Tiên….
  • Trong câu chuyện này, Long đã vi phạm những lỗi nào?.
  • Còn Hạ ? Ai là người bị tổn thương danh dự trong truyện này vì đã có người không tôn trọng sự thật, nói lời gian ngoa vu khống? v.v.
  • Hành động của những người bạn đó tốt hay xấu? … rất xấu, vì do không biết tôn trọng sự thật, nên không giữ được miệng lưỡi, vu khống, nói hành, gây bầu khi xáo trộn, nghi ngờ lẫn nhau, mất tình huynh đệ và nhất là gây đau khổ cho người anh chị em.
  • Chúng ta có nên theo bè với  những bạn xấu này không?
  • Có được nghe những điều không tốt về người khác không
 
 
  • Khi nói hành, nói xấu, vu vạ cho người khác, làm mất danh dự của họ thì chúng ta phải làm gì?…Luật đòi buộc chúng ta phải đền bù danh dự cho người ta.
  • Sau đó cho các em lặp lại NDGL số 103.
  • Khi chúng biết rõ bạn có lỗi mà chúng ta đi nói lỗi của bạn với những người khác, làm bạn bị mang tiếng xấu, thì đó là nói hành. Còn khi chúng ta đến nói riêng với một người có trách nhiệm, và nói đúng sự thật, để giúp đỡ bạn đó sống tốt hơn, thì không phải là nói hành…
Những tội nghịch với điều răn thứ tám:
  • Một là làm chứng gian dối và bội thề.
  • Hai là làm mất thanh danh người khác như: nói hành, nói xấu, và vu khống, cáo gian.
  • Ba là nói dối
  • Bốn là tán dương người khác khi họ làm điều xấu.
  • Năm là không làm chứng cho sự thật. (103)
 
Nói hành nói xấu là tỏ cho người khác biết những tật xấu hay lỗi lầm của tha nhân khi không có lý do chính đáng. (104)
 
 
Ga 8, 44
  • Như vậy, Chúa Giêsu mong muốn cho chúng ta sống thế nào?… Sống thành thật, không dối gian.
  • Để hiểu tội gian dối đáng ghét như thế nào, mời các em cùng đọc Ga 8, 44
  • Cha kẻ dối trá là ai?… ma quỷ
  • Vậy khi chúng ta gian dối, nói không đúng sự thật, chúng ta là con cái của ai? … của ma quỷ
  • Ma quỷ có làm gì tốt cho ta không?  Không, nó chỉ cám dỗ ta phạm tội để làm thiệt hại ta mà thôi.
  • Để hiểu thế nào là “nói dối”, các em đọc số 105
  • Vậy các em muốn sống theo ai? Sống theo Chúa Giêsu.
Nói dối là nói sai sự thật với ý đánh lừa người ta. Tội nói dối nặng hay nhẹ tùy theo mức độ sự thật bị bóp méo, các hoàn cảnh, ý hướng của người nói và thiệt hại gây ra. (105)
Các em thân mến,
  • Chúa Giêsu luôn sống theo sự thật và làm chứng cho sự thật. Qua giới răn thứ tám, Chúa cũng muốn chúng ta tôn trọng sự thật. Chúa Giêsu không muốn chúng ta nói dối người khác hay nói xấu họ, vì khi hành động xấu, tâm hồn chúng ta đen tối, môi miệng chúng ta nhơ bẩn, không xứng đáng đón rước Mình Máu Chúa Giêsu.    Chúng ta cùng đọc Ep 4, 25
     D. Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban Thánh Thần chân lý đến dạy dỗ chúng con những điều chân thật. Xin cho chúng con luôn biết sống thành thật trong tư tưởng, lời nói và việc làm, để tôn vinh Chúa.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA
Hễ “có” thì phải nói “có”, không thì phải nói không. Thêm điều gì là do ác quỷ”  (Mt 5, 37)
       GLcc  102 - 105 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:    Theo tập sinh hoạt cấp I,
BĂNG REO:
                     NĐK:     Thuốc đắng, thuốc đắng    /      TC:   Giã tật, giã tật
                                                Sự thật, sự thật                 /                   Mất lòng, mất lòng
                                  Thuốc đắng, giã tât         /                    Sự thật mất lòng
                                  Có thì nói có                    /                   Không thì nói không
2. Thực hành:    Em quyết tâm tôn trọng sự thật
3. Bài làm ở nhà: Viết đẹp Ga 8, 31-32
V.        KẾT THÚC.
           
 ...................................................
 
      Bài 27: Điều răn X:   CHỚ THAM CỦA NGƯỜI  ( tiết 1)              
 
Lời Chúa:  “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”  (Xh 20, 17)
Ý chính:       Không tham của người
Tâm tình:    Vui vẻ chấp nhận và hài lòng với những gì Chúa ban cho mình 
Chuẩn bị:   Nhiều trái banh nhỏ
I.ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp :
  2. Thánh hoá: Lạy Chúa chúng con tụ họp nơi đây để học biết và tuân giữ các điều Chúa dạy. Xin Chúa giúp chúng con biết tín thác vào Chúa là Cha yêu thương mà không ham ước điều gì ngoài Chúa.
  3. Giới thiệu bài mới: Các em thân mến, Xã hội loài người chỉ có thể  tiến bộ khi mà mọi người cùng cộng tác xây dựng. Nhưng như thế thì mỗi người phải có lòng chung không có tham lam tư lợi riêng. Đó là điều chúng ta hôm nay sẽ học
II.EM NGHE LỜI CHÚA
  1. Dẫn nhập:
Ngày nọ, một người thổ dân da đỏ lớn tuổi thuộc bộ lạc Kiot bên Hoa Kỳ đến xin một ngừoi da trắng ít thuốc lá để hút ống điếu. Ông này thò tay vào túi bốc một nắm thuốc trao cho người thổ dân. Ngày hôm sau người thổ dân đến nông trại xin được gặp người da trắng hôm qua. Được hỏi lý do, ông đáp:
Hôm qua, trong nắm thuốc mà ông ta bốc cho tôi có lẫn một đồng tiền
Tại sao ông không giữ luôn đồng tiền đó? Một người da trắng khác hỏi
Người thổ dân liền đưa tay chỉ vào ngực mình, nói: “Trong ngực tôi có hai thằng ngừoi, một tốt và một xấu. Thằng ngừoi tốt bào tôi: “đồng tiền đó không phải của mày, mày mang trả cho ngừoi chủ” Nhưng thằng ngừơi xấu cãi lại: “ Không sao đâu, mày cứ giữ đồng tiền kia vì nó đã thuộc về mày”. Thằng người tốt lại nói: “ đừng giữ đồng tiền lại. Hai thằng ngừơi cãi nhau mãi trong ngực tôi, cả lúc ngủ tôi không sao chợp mắt được. Bây giờ, mang đồng tiền tới đây trả lại, tôi cảm thấy sảng khoái và an tâm.
Người da đỏ đã thấy được không tham lam thì tâm lòng an ổn, sảng khoái. Đó chính là điều Thiên Chúa mời gọi chúng sống. Mời các em cùng lắng nghe Lời Chúa
B.Công bố Lời Chúa: Xh 20, 1-2.17
Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây: "Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ.
Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta."
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Xh 20, 15
Lv 19, 11
Đnl 5, 19
Xh 20,
        1-2.17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 V 21,1-16
1. Không tham lam của người
  • Trong bài 25, khi học giới răn thứ 7,  Chúa dạy chúng ta điều gì?…  Không được lấy của người khác những gì thuộc về họ.
  • Qua Lời Chúa các em vừa nghe, các em hiểu Chúa muốn nói gì với chúng ta?… Chúa dạy chúng ta không được thèm muốn, tham lam những gì thuộc về người khác.
  • Tham lam là gì? Mời các em cho thí du?….    Tham lam là muốn có nhiều hơn nữa khi không cần đến. Vd. Em đã có một cây viết máy tốt để ghi bài, nhưng em lại ham muốn có 2 bút và vì không có, em đã lấy của bạn… Hoặc Em được ba mẹ tín nhiệm  nhờ chia quà cho anh em, em đã tham lam nên dành phần hơn cho mình mà người khác bị thiệt …
  • Qua điều răn thứ 10 Chúa muốn chúng ta sống thanh thản an bình với những gì mình có, đừng ham muốn tham lam của người, vì  lòng tham là nguồn gốc sinh ra nhiều tội ác…
  • Để hiểu điều răn 10 dạy gì, các em đọc NDGL số 106.
  • Trong sách Các Vua quyển 1 có kể lại câu truyện: Vua A-kháp là Vua Israel, vì ham muốn vườn nho của một dân nghèo là Na-vốt nên Vua nói: “Hãy nhường vườn nho của ngươi cho ta để làm vườn rau, vì nó ở ngay sát cạnh nhà ta…”. Nhưng Na-vốt đã không nhượng, vì đó là phần đất tổ tiên trối lại cho ông. Vua A-kháp tức bực và buồn rầu lắm, vì lòng ông ham mê vườn nho đó, nên vua đã nghe lời xúi giục gian dối của hoàng hậu I-da-ven, chấp nhận hành động gian dối quỷ quyệt của hoàng hậu, sắp đạt hai kẻ tố cáo vu oan cho Na-vốt trước mặt dân chúngrằng: “Na-vốt đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua”. Na-vốt đã bị ném đá chết. Khi nghe tin Na-vốt chết, vua liền chiếm đoạt vườn nho của Na-vốt làm của mình.
  • GLV dựa vào truyện trên để cho các em thấy lòng ham mê của cải vô cùng tai hại, vì nó dẫn đưa con người đến chỗ mù tối, liều lĩnh, gian dối, vu oan, cướp của giết người.
  • Các em đọc nội dung GL số 107
 
 
 
Điều răn thứ mười dạy ta giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, để không tham lam muốn lấy của người khác và không ghen tỵ với người khác. (106)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tai hại của sự tham lam: khiến lòng ta ra mù tối, rối loạn, phán đón lệch lạc, phai lạt tình yêu mến và dễ sa ngã phạm tội. (107)
 
D.Cầu nguyện: Lạy Chúa xin gúp chúng con biết sống công  bằng không tham lam ghen tị và biết vui mừng khi thấy người khác được may lành,  và vui với những gì con sắn có. Nhờ đó con không thèm muốn điều chi khác nữa.
 
III.EM NHỚ LỜI CHÚA:  “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”  (Xh 20, 17) GL:  cc  106 – 107
 
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA:
  1. Sinh hoạt:    HÁT “Nét đẹp”
Cuộc đời quanh ta có biết bao là nét đẹp. Là lòng bao dung hy sinh là tình yêu thương. Nét đẹp quanh ta có lúc là một nụ cười, một cái bắt tay, một lời hỏi thăm. Bạn ơi xin hãy góp những nét đẹp cho đời. Và biết khám phá hết những nét đẹp trong đời.
 
              Trò chơi tung hứng
ð Ý nghĩa trò chơi: Không ai có thể nắn được một lúc hai thứ. Do đó, tham thì thâm, không những chẳng được gì mà còn mất cả chì lẫn chài.
 
2. Thực hành:   Em quyết tâm không ước muốn của người khác
3.  Bài làm ở nhà: Tìm câu Lời Chúa dạy đừng tích trữ của cải, nhưng lo tìm Nước Chúa.
 
V.  KẾT THÚC:  Tóm ý chính – Nhắc về chào cha mẹ – Kinh Sáng Danh – chào nhau ra về.      
 
 ............................................................
 
 
  Bài 27: Điều răn X:   CHỚ THAM CỦA NGƯỜI  ( tiết 2)
 
Lời Chúa:  “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”  (Xh 20, 17)
Ý chính:        Sửa chữa tính tham lam
Tâm tình:     Vui vẻ chấp nhận và hài lòng với những gì Chúa ban cho mình 
I.ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp
  2. Thánh hoá: Lạy Chúa chúng con tụ họp nơi đây để học biết và tuân giữ các điều Chúa dạy. Xin Chúa mở rộng lòng  chúng con, để chúng con biết cho đi hơn là lãnh nhận, nhờ đó chúng con sống điều Chúa muốn là mến Chúa và yêu thương nhau.
  3. Dẫn vào bài mới: Bài trước các em đã học biết tham lam thì xấu, vậy để làm sao sửa được tính tham lam nhỉ? Chúng ta cùng học tiết 2 của bài 27: Điều răn X:   CHỚ THAM CỦA NGƯỜI ,
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập:
Có một vị thần có nhiều phép mầu, người nọ gặp được xin cho được giầu có hơn thiên hạ. Vị thần đồng ý và phán rằng: “ Ta cho ngươi được làm chủ tất cả những đất nào ngươi bước qua. Kể từ phút này cho đến lúc mặt trời lặn ”
Nghe thấy thế, ông ta cám ơn vị thần và cắm đầu cắm cổ chạy như tên  bắn. Chạy mãi, chạy mãi, chạy bất khể chông gai, mồ hôi đẫm mình, đói không dám ăn, khát không dám uống.
Oi quả đất thì mênh mông mà lòng tham không đáy! Mặt trời sắp lặn, aông ta phóng mình chạy nhanh hơn, hơi thở hổn hển, quả tim muốn vỡ tan ra , mắt hoa lên. Chỉ còn 5 phút nữa… một phút nữa mặt trời lặn. Mau lên ! mau lên nữa.! Ông ta cố tự nhủ và lê lết tấm thân tàn giữa khoảng mênh mông của trời đất. Anh chỉ còn là hiện thân của đau khổ, vật vờ, khô héo. Mặt trời vừa khuất dạng là lúc anh ta ngã lăn ra bất tỉnh. Ông chết vì kiệt sức!
Đố các em biết, Ông ta có được bao nhiêu đất để trờ nên giàu có nhất thiên hạ? Chỉ có 3 tất đất để chôn tấm thân tàn mà thôi ! Chúa dạy chúng ta đừng tham lam, và Chúa muốn chúng ta lắng nghe Lời Người. Mời các em đứng.
  1. úa: Mt 6, 19-21
"Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.

C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
    Mt 6, 19-21
 
 
 
 
 
 
 
 
  1. Sửa chữa tính tham lam:
  • Để biết cách sửa chữa tính tham lam, chúng ta đã được nghe  Lời Chúa dạy.
  • Chúa dạy chúng ta đừng tích trữ cái gì?  Kho tàng dưới đất
  • Kho tàng dưới đất gồm những gì ? các em kể ra … Những gì các em vừa kể, chúng ta có thể tóm lại nó thuộc về tiền bạc, của cải vật chất, danh vọng, địa vị…
  • Theo lời Chúa dạy, người tham lam thì tích trữ kho tàng ở đâu? Ở dưới đất.
  • Còn người khôn ngoan thì lo sắm kho tàng ở đâu? Trên trời
  • Các em thích là người khôn hay người dại?
  • Người khôn luôn tích trữ kho tàng trên trời vì đó là nơi hạnh phúc nhất của con người.
  • Truyện “Người tham lam bị chết” GA. Trg 181
  • Vì thế, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người trước, còn tất cả những gì khác, Chúa sẽ ban cho. Và như thế là chúng ta dứt khỏi được lòng ham mê của cải… 
  • Vậy để có thể giữ giới răn này cách tốt hơn. Mời các em đọc NDGL số 108.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Muốn giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, ta cần tập sống tinh thần nghèo khó, để hằng ngày biết hy sinh từ bỏ, tập dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời, và nhất là luôn hướng lòng về Thiên Chúa, ao ước được ngắm nhìn Người. (108)
 
 
Mt 6, 33
  • Chúa muốn chúng ta chiến đấu chống lại những ước muốn tham lam trong lòng chúng ta, không ghen tị buồn phiền khi thấy người khác hơn mình, không thèm muốn của người khác…
  • Chúa Giêsu muốn chúng ta luôn hài lòng với những gì Cha ban cho chúng ta hàng ngày để có sự bình an trong tâm hồn.
  • Để giữ giới răn 10, em hãy siêng năng tham dự Thánh lễ và gặp gỡ Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, để Chúa nên nguồn sống và niềm vui cho em.
D. Cầu nguyện:     Lạy Chúa xin gúp chúng con biết sống công  bằng không tham lam ghen tị và biết vui mừng khi thấy người khác được may lành,  và vui với những gì con sắn có. Nhờ đó con không thèm muốn điều chi khác nữa. III.  EM NHỚ LỜI CHÚA:  “Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”  (Xh 20, 17) GL-  c. 108
IV.  EM SỐNG LỜI CHÚA:
1.  Sinh hoạt:    Theo tập sinh hoạt cấp I, trang 61
                      Tham lam là tật xấu lắm, em ơi! Nhớ mà chạy cho xa.
                      Em ngoan chừa tật ghen tị, hơn thua chớ hay phân bì
2. Thực hành:   Em quyết tâm không ước muốn của người khác
3. Bài làm ở nhà: Tìm Lời Chúa dạy đừng tích trữ của cải, nhưng lo tìm Nước Chúa.
V.  KẾT THÚC:   Kinh Sáng Danh
 
 .................................................................................
 
 
 
  
Nhóm Huấn giáo Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp  
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log