Phần III: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO
Bài 28: PHỤNG VỤ (tiết 1)
Lời Chúa: “Thiên Chúa ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rm 15,16.)
Ý chính: Phụng vụ là gì?
Tâm tình: Sốt sắng tham dự phụng vụ: Thánh Lễ, lãnh nhận bí tích
I.ỔN ĐỊNH - Đón tiếp
- 2. Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin Chúa đang hiện diện, đang nghe, đang nhìn và yêu chúng con. Giờ đây, chúng con dâng lên Chúa giờ học này, xin Chúa thêm sức mạnh và chúc lành cho giờ học của chúng con.
3. Giới thiệu phần III và bài mới: Các em thân mến, chúng ta đã học qua phần I và phần II trong sách giáo lý. Hôm nay chúng ta bước vào phần III: Cử hành Mầu nhiệm Kitô giáo, với bài mở đầu về Phụng vụ. Mời các em cùng học.
- EM NGHE LỜI CHÚA
- Dẫn nhập: Tại một bộ lạc kia có tục lạ tế thần vào ngày đầu tiên mỗi tháng. Họ tụ tập tại sân nhà tộc trưởng. Vị tộc trưởng khai mạc buổi lễ bằng một hồi kèn. Sau đó ban nhạc hòa tấu một bản đầy khí thế vui mừng phấn khởi. Tiếp đến nhảy múa hát xướng theo truyền thống của dân tộc và giết trâu bò tế thần. Họ uống rượu cho đến chiều tối. Ai vắng mặt phải nộp phạt một thùng lúa cho bản làng.
Các em biết không, họ là những dân tộc thiểu số, ít được tiếp xúc với các nền văn minh, nhất là họ chưa được tiếp xúc với Tin Mừng của Chúa Giêsu, nên họ đã kêu cầu những thần do họ tạo ra. Còn chúng ta, chúng ta thật hạnh phúc, vì chúng ta biết Đấng chúng ta tôn thờ kêu cầu là ai. Các em có biết là ai không? Là chính Thiên Chúa.
Giờ đây mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa.
- Công bố Lời Chúa: Rm 15, 16.18-19a
“Thiên Chúa ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Ki-tô đã dùng tôi mà thực hiện để đưa các dân ngoại về phục vụ Thiên Chúa, thực hiện bằng lời nói việc làm, bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, bằng quyền năng của Thánh Thần. Như vậy, từ Giê-ru-sa-lem, đi vòng đến tận miền I-ly-ri, tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô.
Sau khi nghe Lời Chúa - Thinh lặng – GLV gợi ý:
T. Phaolo tự giới thiệu cho giáo đoàn Roma biết về ơn gọi phục vụ ĐGK. của Ngài là lo việc tế tự và rao giảng TM. Nhờ Bí tích Rửa tội, chúng ta cũng được mời tham dự vào chức năng tư tế của Chúa Giêsu. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu điều đó.
- Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Xh 30-40 Lv 1-27 Lc 2,22 Lc 2, 41 Ga 18, 20 Ga 2,13 Mt 23, 16-23 | - Phụng vụ là gì?
- Để hiểu được Phụng vụ là gì, chúng ta cùng nhau nhìn vào Kinh Thánh để thấy được Phụng vụ đã có ngay từ thời Cựu Ước. Chị (Anh) kể cho các em nghe nhé: a/ Cựu ước: Thiên Chúa truyền dạy Môisê thiết lập lễ nghi và cách thờ phượng Thiên Chúa như xây nhà tạm, đặt hòm bia giao ước, cách thức làm tế đàn, nghi thức hiến tế chiên bò. Còn Chúa Giêsu và các tông đồ thì sao? Các em nghe tiếp: b/ Tân ước: - Đức Giêsu canh tân phụng vụ cựu ước và mặc cho một tinh thần mới, khi Ngài vẫn tiếp tục thực hiện những nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa - trong tâm tình con thảo đối với Cha như:
- Sinh ra Ngài đã được dâng lên đền thờ.
- Lên đền thờ dự lễ
- Thường dạy trong hội đường và đền thờ.
- Ngài đòi hỏi dân trung thành với tinh thần phung vụ
Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện nghi lễ thờ phượng Chúa và đặt ra những nguyên tắc cho việc tôn thờ | Chúa Giêsu canh tân phụng vụ thời Cựu ước, hoàn hảo hóa tâm tình tôn thờ Thiên Chúa, bằng chính lời giảng dậy và gương mẫu đời sống của Người. |
Cv 2,42; 20,7 Mt 28,19; Mc 16,16;Ga 3,5 Cv 2,38-41 Cv 8,17 1 Cr 16,2 Cv 20, 7 | c/ Giáo hội - Các tông đồ thường cầu nguyện và giảng dạy trong đền thờ: các ngài kết thúc kinh nguyện và bữa ăn bằng việc bẻ bánh là nghi lễ thánh thể.
- Những người muốn gia nhập Giáo Hội cần phải lãnh nhận Phép Thánh Tẩy (Rửa tội)
- Các Tông đồ đặt tay ban phát Thánh Thần cho những người đã chịu phép Thánh Thẩy.
- Ngoài ra, các ông còn cử hành ngày Chúa nhật và các quy luật khác nữa.
Hội Thánh tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần soi dẫn, thiết lập những nghị thức thờ phượng Thiên Chúa theo truyền thống của các tông đồ dựa vào mầu nhiệm Chúa Kitô, để chúc tụng tụng, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa. | Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người (109) |
Rm 6, 11.13.16 Rm 12,1 | d/ Những việc Phụng vụ: - Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, hay buổi chiều, tại nhà thờ Giáo xứ , Cha thường làm việc gì? Cử hành Thánh Lễ.
- Vào mỗi sáng Chúa nhật, các em thấy người lớn bế các em bé mới sinh đến nhà thờ để làm gì? Chịu Phép Rửa tội.
- Tại Tòa giải tội, những người thành tâm sám hối đến xưng thú tội lỗi để lãnh bí tích gì? Bí tích Giải tội.v.v.
- Để tôn thờ Thiên Chúa, Thánh Phaolô khuyên phải làm gì? Mời các em mở thư Rm 6 ; 12
- Được tham dự phụng vụ với Hội Thánh thật sung sướng biết bao. Chúng ta tạ ơn Chúa Cha đã ban Chúa Giêsu cho chúng ta, để Ngài đưa chúng ta vào đời sống mới. Tạ ơn Chúa Thánh thần, vì chính CTT soi dẫn HT thiết lập những nghi thức thờ phượng để chúng ta tôn thờ Chúa.
| Những việc Phụng vụ là Thánh Lễ, các bí tích và các giờ Kinh Phụng vụ. (110) |
- Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa, vì nhờ được học phụng vụ mà chúng con đã nhận ra phụng vụ là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho Hội Thánh, và qua Hội Thánh cử hành các nghi thức phụng vụ mà chúng con tôn thờ Chúa, và lòng tin sẽ làm cho việc tham dự phụng vụ và lãnh nhận các Bí tích, để tôn vinh Chúa và đem lại ân sủng và sự sống đời đời cho chúng con cũng như cho mọi người.
- EM NHỚ LỜI CHÚA
“Thiên Chúa ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rm 15,16.) /
GL: số 109 - 113
- EM SỐNG LỜI CHÚA
1/ Sinh hoạt
2/ Thực hành: Tham dự Thánh Lễ mỗi ngày thật trang ngghiêm sốt sắng.
3/ Bài làm ở nhà: Viết câu Lời Chúa Mc 11, 17
V. KẾT THÚC …………………………………..
Bài 28: PHỤNG VỤ (Tiết 2)
Lời Chúa: “Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rm 15, 16)
Y chính: 1. Bí tích là gì?
2. Tham dự Phụng vụ
Tâm tình: Sốt sắng tham dự Phụng vụ
- ỔN ĐỊNH
1. Đón Tiếp
2. Thánh Hoá: Đọc Kinh Lạy Cha
3. Giới thiệu bài mới: Tuần trước các em học bài Phụng vụ. Hôm nay các em sẽ học tiếp bài phụng vụ với hai ý chính: Bí tích và việc tham dự phụng vụ?
- EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập Kể chuyện ĐBTT tr 186
B. Công bố Lời Chúa: Lc 22, 14-20 Thinh lặng một phút – gợi ý:
Lời Chúa theo thánh sử Lc cho ta thấy: Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể theo cách cthức cử hành trong Lễ Vượt Qua của Do Thái, nhưng một ý nghĩa mới. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu bài học hôm nay.
C. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 22, 14-20 1Cr 11,24-25 Ga 19, 34 | 1. Bí tích là gì? a. Nguồn của Bí tích: - Các em đọc Tin Mừng Thánh Luca – và thấy ngài kể lại bữa tiệc Vượt Qua trong đó Chúa Giêsu cử hành các nghi thức cũ, cụ thể và trang trọng. (GLV cho các em mở sách và hỏi từng việc làm của Chúa Giêsu…
- Chúa Giêsu mặc cho các động tác và nghi thức đó một ý nghĩa mới nhờ vào chính việc Người thiết lập Bí tích Thánh Thể (Tấm bánh trở nên Thịt Người và Rượu nho trở nên Máu Người). Như thế là Chúa Giêsu đã thiết lập nền phụng tự mới
- Chính những thương tích của Chúa Giêsu Phục sinh đã trở nên nguồn mọi ân huệ thiêng liêng của Thánh Thần đem lại sự sống mới cho tất cả những ai tin
- Như thế, các Bí tích đều bắt nguồn từ lời nói, việc làm của Chúa Giêsu, tất cả đều có giá trị cứu chuộc nhờ Mầu Nhiệm Vượt qua.
| Đức Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và trao lại cho Hội Thánh 7 bí tích do Chúa Giêsu thiết lập (số 112) |
Xh 11,9 Xh 14,15 -31 | b. Dấu chỉ: Dấu chỉ là cái giúp cho người ta hiểu ý nghĩa của sự kiện hay ý muốn của một người VD: Khói là dấu chỉ tự nhiên của lửa Bắt tay là dấu chỉ quy ước của tình thân Hoặc: Bảng chỉ đường ghi bằng những dấu …. * Cựu Ước: Thiên Chúa yêu thương dân Israel, Ngài muốn cứu dân ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập – tình thương ấy được biểu lộ qua các việc phi thường Thiên Chúa giáng xuống Ai Cập cùng với những kỳ công trong cuộc Xuất Hành qua Biển Đỏ. | |
Mc 7,33-34 Ga 9,6 Mt 28, 19 Mc 16, 16 Lc 10, 9 Lc 22, 19 –20 1 Cr 11,23 -25 | * Tân Ước: Trong cuộc sống trần thế, Đức Giêsu đã làm nhiều phép lạ , đó vừa là dấu chỉ của biến cố cứu rỗi, vừa là diễn lại cử chỉ của các Ngôn sứ: Ngài chữa bệnh bằng cách đặt tay, bằng lời nói và hiệu quả là người ta được khỏi bệnh và được tha tội. VD: - Ngài cho kẻ câm nói được bằng cách sờ tai và lưỡi nó rồi bảo: “Ephata” - Ngài xức một ít nước miếng trộn bùn vào mắt anh mù Bethsaiđa
- Và Đức Giêsu còn trao cho các tông đồ tiếp nối sứ mạng của Người: Làm phép rửa cho muôn dân trở thành môn đệ
- Chữa lành bệnh tật
- Tái diễn hy tế của Người mỗi ngày trên bàn thờ
| Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trao lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta (111) |
Ga 19,34 | c/ Hiệu quả: Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu như là biểu tượng của đời sống Thần Khí và dẫn đưa chúng ta đến sự sống thần linh qua các Bí Tích. |
Rm 10,9-10 | 2. Tham dự Phụng vụ Thánh Phaolô khuyên chúng ta khi tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và tin rằng Chúa Cha đã làm cho Đức Giêsu phục sinh đòi hỏi chúng ta phải dấn thân cả con người nghĩa là không chỉ tin trong lòng mà còn phải tuyên xưng ngoài miệng nữa. - Phụng vụ là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho Hội Thánh, đồng thời Hội Thánh luôn sinh động và sung mãn nhờ việc cử hành các nghi thức phụng vụ. Lòng tin sẽ làm cho việc cử hành phụng vụ đem lại ân sủng cho chúng ta.
- Vậy sau khi đã học hiểu về Phụng vụ, chúng ta phải tham dự phụng vụ như thế nào?
- Sốt sắng tham dự phụng vụ, nhất là Thánh lễ bằng cách đến nhà thờ sớm, nghiêm trang lúc đứng, lúc ngồi, sốt sắng thưa kinh, chăm chú nghe giảng và hết lòng thờ phượng Thiên Chúa.
| Ta phải tham dự Phụng vụ cách ý thức, linh động, hữu hiệu và đầy đủ. (113) |
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu khổ nạn, đã chết và đã phục sinh để cứu độ loài người và Chúa hứa ở lại với chúng con đến ngày tận thế, để tiếp tục cứu độ chúng con qua Hội Thánh. Xin Chúa giúp mỗi chúng con luôn tích cực sốt sắng tham dự các nghi thức phụng vụ và tham dự thánh lễ thật trang nghiêm, để Chúa được tôn vinh và mưu ích cho chúng con cũng như các linh hồn. III. EM NHỚ LỜI CHÚA: Rm 15, 16) / GL Số 111 - 113
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
- Sinh hoạt: Chơi băng reo GA SHTr 87
- Thực hành: Tham dự thánh lễ mỗi ngày trang nghiêm và sốt sắng hơn.
- Làm bài ở nhà
V.KẾT THÚC …………………………………
Bài 29: BÍ TÍCH RỬA TỘI (tiết 1)
Lời Chúa: "Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3, 5).
Ý chính: Bí tích Rửa tội là gì? (Ga 3,5-7)
Tâm tình: Sung sướng cảm tạ Chúa, vì đã được làm con Thiên Chúa nhờ Bí tích Rửa tội I. ỔN ĐỊNH - Đón tiếp
- Thánh Hoá
Lạy Chúa, chúng con vui mừng vì được gặp gỡ Chúa và sống với nhau trong giờ học này. Xin Chúa giúp chúng con hiểu và sống những điều Chúa dạy để xứng đáng làm con cái Chúa hơn.
- Giới thiệu bài mới: Hồng ân cứu độ đã được Chúa kitô thực hiện qua cuộc sống trần gian, nhất lá qua cuộc khổ nạn và phục sinh. Hồng ấn ấy cũng được trao ban cho chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Bí tích Rửa tội, đó là chủ đề của bài học hôm nay.
II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập
Lúc bấy giờ lệnh vua Pharaon truyền cho toàn dân: “Tất cả các con trai trong dòng tộc Do Thái, các ngươi hãy thả xuống sông”
Có một phụ nữ người Do thái sinh hạ một đức bé khôi ngô tuấn tú, bà đem giấu đứa trẻ đi, sau đó bị lộ ra, bà liền nghĩ một kế, bà đặt đứa bé vào trong cái thúng được tráng nhựa rồi đem thả xuống sông.
Hôm đó, nàng công chúa con vua Pharaon đi ra sông tắm, nghe thấy tiếng khóc của đứa bé , bà liền tiến tới vài bước thì thấy thúng trôi. Bà sai nữ tỳ vớt thúng lên. Ngạc nhiên thấy đứa bé đang khóc, bà nhận đứa bé làm con và đặt tên đứa bé là Môi sê ( Xh 2, 1 -10)
Môi sê được công chúa cứu sống. Chúng ta còn diểm phúc hơn vì được Chúa Kitô cứu sống qua Bí Tích rửa Tội như các em nghe Lời Chúa nói sau đây. Mời các em đứng lắng nghe lời Chúa.
- Công bố Lời Chúa: Ga 3,5-7
Đức Giê-su đáp: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. (thinh lặng – gợi ý:)
Qua Lời Chúa các em vừa nghe, Thánh sử Gioan cho ta biết muốn có được sự sống đời đời con người cần phải sinh lại bởi Nước và Thần Khí thì mới được vào hưởng sự sống đó.
- Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
1Pr 3,20-21 1Cr 10,1tt Mc 1,4 Mt 3,11 Cv 1,5; 11,16;19,3 | BÍ TÍCH RỬA TỘI LÀ GÌ? a. Cựu Ước là hình ảnh của Tân ước: - Lụt Hồng Thủy biểu thị quyền năng Chúa, vừa tiêu diệt tội lỗi, vừa khai mở một đời sống mới.
- Cuộc vượt qua Biển Đỏ: Thiên Chúa đã giải thoát con cháu Abraham khỏi vòng nô lệ Ai Cập, dẫn qua Biển Đỏ ráo chân để họ tượng trưng cho một dân tộc mới, là những người được thanh tẩy sau này.
b. Phép Rửa của Gioan Tẩy Giả - Phép rửa của Gioan chỉ là biểu tượng bên ngoài, nhắm đến sự thống hối để được ơn tha tội. Đó là phép rửa bằng nước chuẩn bị cho phép rửa của chính Chúa Giêsu thiết lập trong Thánh Thần và lửa, mới thật sự thanh luyện bên trong tâm hồn do sức mạnh của Thánh Thần
| Đây là những hình bóng tiên báo Bí tích Rửa tội mà Chúa Giêsu thiết lập trong thời Tân ước. |
Ga 3, 5 Ga 19, 34 Mt 28, 19 | c. Chúa Giêsu lập BT Rửa tội - Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh nào để nói về Phép Rửa tái sinh (tức là bí tích Rửa tội) khi nói với ông Nicôđem? - Nước và Thánh Thần.
- Nước có ích lợi thế nào? Cho các em kể…
- Không có nước con người có sống được không? Cây cối có thể xanh tươi không? v.v.
- Có thể kể truyện GA tr.193.
- Như thế, nước rất cần thiết trong đời sống và sự sống của con người cũng như muôn loài , nên nước được biểu hiện cho sự sống, sự phát triển…
- Nhưng nước có rửa sạch tội lỗi được không ? Không
- Phải nhờ ai chúng ta mới được tẩy sạch tội lỗi? Nhờ vào chính cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô mà chúng ta được sinh ra trong đời sống mới. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các tông đồ thế nào ? Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
- Đựa vào Tân Ước các em biết ai đã lập Bí tích Rửa tội? Chính Chúa Giêsu.
- Như vậy Bí tích Rửa tội là gì? NDGL c114
| Bí tích Rửa tội là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tái sinh chúng ta trong đời sống mới bởi Nước và Thánh Thần. (114) |
- Cầu nguyện: Lạy Chúa chúng con cảm tạ Chúa đã để tái sinh chúng ta trong đời sống mới bởi Nước và Thánh Thần để chúng con được trở nên con của Ngài, và được gọi Thiên Chúa là Cha, được tham gia vào một gia đình vĩ đại, có Đức Giêsu làm anh. Đó là diễm phúc thật lớn lao cho con. Xin cho chúng con luôn biết cảm tạ Chúa.
- EM NGHE LỜI CHÚA
"Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3, 5)
GL: c. 114
- EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:
2. Thực hành: Khi được rửa tội, chúng ta là con Một Cha Trên Trời và là anh em với nhau. Nên em hãy giúp đỡ những người xung quanh
3. Bài làm ở nhà: Hãy viết tên Thánh của em và trang trí cho thật đẹp
V. KẾT THÚC: Chúng ta được cứu độ là nhờ chính Đức Kitô, Đấng đã lập Bí tích Rửa tội để tha tội tổ tông, tha các tội riêng, cho chúng ta được làm con Chúa và trở nên chi thể của Hội Thánh…
……………………………………..
Bài 29: BÍ TÍCH RỬA TỘI (tiết 2)
Lời Chúa: “Không ai có thể vào nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3, 5)
Ý chính: 1. Ơn ích và sự cần thiết của Bí tích Rửa tội (Rm 6,3-4).
- Những ai được lãnh nhận Bí tích Rửa tội (Mc 16, 15-16)
Tâm tình: Sung sướng cảm tạ Chúa, vì đã được làm con Thiên Chúa nhờ Bí tích Rửa tội
Chuẩn bị: Một thâu nước - một ly nước
I. ỔN ĐỊNH - Đón tiếp
- Thánh Hoá: (GLV xướng và các lặp lại)
Lạy Chúa, chúng con vui mừng cảm tạ Chúa vì ơn được làm con Chúa nhờ Bí tích Rửa tội. Xin Chúa giúp chúng con luôn tha thiết học hỏi giáo lý để hiểu biết và yêu mến Chúa hơn. Amen.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
- Dẫn nhập: Đem thau nước và ly nước đặt ở trên bài Giáo viên - Mời một em nhắm mắt, rồi từ từ cho tay vào trong chậu nước.
- Hỏi: em cảm thấy bàn tay thế nào ? bàn tay ướt và mền ra
- Nước còn làm sạch tay em nữa đấy: Em hãy thử vò hai bàn tay xem nào.
- Mời một em khác có vẻ đang khát nước. Hỏi: Em đang khát nước phải không? Mời em lên đây. Khi khát nước em cảm thấy như thế nào trong người? Nước làm hết khát. Nước còn là cho cây cối xanh chồi nẩy lộc, làm cho con người lớn mạnh. Người ta có thể nhịn đói , nhưng không thể nhịn khát.
- Nước rất cần cho cuộc sống tự nhiên của con người. Vậy nước có cần cho cuộc sống siêu nhiên không nhỉ? Mời các em cùng lắng nghe lời Chúa dạy nhé.
- Công bố Lời Chúa: Rm 6, 3-4
Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.
C. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Rm 6, 3 Rm 6, 4 Ga 3,5 Tt 3,5 Gl 4,6 Rm 8,17 1Cr 12,13 1Pr 2,5b. 9 | 1. Ơn ích và sự cần thiết của bí tích rửa tội. - Bí tích nào đưa em gia nhập vào đời sống Hội Thánh? BT Rửa tội
- Một người chưa chịu phép Rửa tội có được chịu phép Thêm sức không?
- Một người chưa chịu phép Rửa tội có được rước lễ không?
- Theo Thánh Phao lô, khi nào chúng ta được gọi là Kitô hữu, nghĩa là người có Chúa Kitô, người thuộc về Chúa Kitô? … Khi chịu phép Rửa tội. Các em đọc Rm 6,3
- Thánh Phaolô đã dùng lối diễn tả như thế, vì thời Giáo Hội sơ khai, người tín hữu được dìm vào dòng sông hay suối nước rồi sau đó bước ra. Họ trở thành một con người mới, được thanh tẩy khỏi tội nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Các em đọc c 4, để hiểu rõ hơn ơn ích bí tích Rửa tội.
- Bí tích Rửa tội thanh tẩy ta khỏi tội nào? Tội tổ tông và tội riêng.
- Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta có được đón nhận Thánh Thần không? Có, vỉ chúng ta được tái sinh bởi Nước và Thánh Thần
- Các em mở Thư Thánh Phaolô gửi Titô để có câu trả lời
- Bí tích Rửa tội ban ơn Thánh Thần để làm gì? Để Thánh Thần biến đổi chúng ta nên:
- Con cái của Cha trên trời và đồng thừa tự với Đức Kitô
- nên chi thể trong thân thể Chúa Kitô là Hội Thánh
- được tham dự vào chức năng tư tế của Chúa Kitô, tức là để thờ phượng Thiên Chúa cùng với Chúa Kitô.
- GLV tóm lại cho các em dễ nhớ theo câu GL 115
| Bí tích Rửa tội là BT nền tảng, là cửa dẫn ta bước vào các bí tích khác. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn: Một là sạch tội nguyên tổ và các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do tội gây ra. Hai làm cho ta nên con cái Thiên Chúa, chi thể Chúa Kitô. Đền thờ Chúa Thánh Thần. Ba là sát nhập ta vào Hội Thánh, và tham dự chức tư tế của Chúa Kitô. Bốn là ghi vào linh hồn ta dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được (115) |
Ga 3,5 Mc 16,16 | - Như thế các em thấy Bí tích Rửa tội có cần thiết để được cứu độ không? Rất cần thiết, vì chính Chúa Giêsu đã phán như thế. Các em đọc NDGL số 116
- Nhưng có phải cứ chịu phép Rửa tội là được vào Nước Trời không? Cần phải sống đúng bổn phận làm con Thiên Chúa, làm con Hội Thánh, tức là chu toàn bổn phận của một người tin theo Chúa Kitô
| BT RT rất cần thiết vì Chúa Giêsu đã nói: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh hần”. (116) |
Mt 28,19 | 2. Những ai được lãnh nhận Bí tích Rửa tội? - Các em có thấy người lớn bế em bé mới sinh đến nhà thờ để xin chịu phép Rửa tội không ?
- Những người lớn muốn gia nhập Kitô giáo có được chịu phép Rửa tội không?
- Những người mù, què có được chịu phép Rửa tội không? v.v
- Thiên Chúa muốn cứu rỗi tất cả mọi người , và chính Chúa còn truyền cho các môn đệ và mọi người Kitô hữu, đều có bổn phận làm cho muôn dân tin nhận Chúa Kitô và chịu phép Rửa trong Thánh Thần. Vì thế, tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ, giai cấp, tất cả đều được Thiên Chúa mời gọi đón nhận hồng ân cao cả mà Chúa sẵn sàng và mong ước ban phát cho mọi người.
- Là một Thiếu nhi chúng ta phải làm gì? Dầu bé, chúng ta cũng có bổn phận và trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho mọi người bằng cách thức của thiếu nhi, cụ thể là các bạn cùng khu xóm, cùng lớp học để các bạn cũng được làm Con Thiên Chúa.
| Ý định của Thiên Chúa là muốn cho mọi người được cứu độ Tất cả những người chưa được Rửa tội đều có thể lãnh nhận bí tích Rửa tội, vì đây là ân huệ Thiên Chúa ban cho con người. (117) |
D. Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ lòng Chúa yêu thương, vì nhờ bí tích rửa tội, chúng con được sạch và làm con Chúa. Xin cho chúng con sống xứng đáng với tình yêu Chúa dành cho chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
III EM NHỚ LỜI CHÚA “Không ai có thể vào nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3, 5) GL: cc. 115-117 IV EM SỐNG LỜI CHÚA:
1. Sinh hoạt: Băng reo: Nước – rửa sạch tội lỗi
Nước – Làm mới tâm hồn
Nước – Nguồn mạch tái sinh
Nước – Bí tích Rửa Tội A. A. A
2. Thực hành: Gọi bạn bằng tên, chứ không “mày tao” vì mọi người là anh em cùng Cha trên trời.
- Bài làm ở nhà: Trang trí tên Thánh của em thật đẹp trên trang giấy tập
V. KẾT THÚC
………………………………………..
Bài 30: BÍ TÍCH HÒA GIẢI (Tiết 1)
Lời Chúa: “Bấy giờ người con nói rằng:”Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…”(Lc 15, 21)
Ý chính: Ơn ích và sự cần thiết của Bí tích Hòa giải
Những ai cần lãnh nhận?
Tâm tình: Tin tưởng Thiên Chúa là cha nhân từ. Người sẵn sàng yêu thương tha thứ mọi tội lỗi ta đã phạm.
I. ỔN ĐỊNH
- Đón tiếp
- Thánh hoá
Thiên Chúa là Cha rất yêu thương đã ban Con Một là Chúa Giêsu để cứu chúng ta khỏi tội. Chúng ta hãy dâng lên Cha lời kinhmà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: Lạy Cha….
- Giới thiệu bài
Các em đã được lạnhnhận BT Rửa tội chưa?…. Nhưng vì chúng ta yếu hèn hay sai lỗi, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Hòa giải để tha thứ tội riêng chúng ta. Đó là bài học hôm nay.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
a.Dẫn nhập Don Bosco khi còn nhỏ có lần mẹ dặn: ở nhà ngoan cho mẹ đi chợ nhé. Như bao đứa trẻ khác Don Bosco vâng vâng , dạ dạ , rồi quên ngay. Vì mê chơi, Don Bosco đã lỡ chân đá quả bóng làm vỡ tan chai dầu của mẹ trên nóc tủ. Lo sợ quá, Don Bosco liền sắp sẵn một cây roi, chờ mẹ về. Khi mẹ về, Don Bosco cầm cây roi ra thú tội cùng mẹ. Đố các em, mẹ Don Bosco sẽ làm gì? … Mẹ của Don Bosco không những không đánh đòn Don Bosco mà còn ôn hôn Don Bosco nữa. Các em biết tại sao không? Vì Don Bosco đã biết nhận lỗi.
Khi chúng ta biết đến với Chúa trong bí tích Hoà Giải, tức là XƯNG TỘI , Thiên Chúa cũng sẽ tha thứ cho các em đó. Chúng ta cùng lắng nghe lời Chúa nhe.
b.Công bố Lời Chúa: Lc 15, 20-24 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. "Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: `Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...' Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: `Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.' Và họ bắt đầu ăn mừng.
Thinh lặng một phút - gợi ý:
Chúng ta vừa nghe Thánh sử Luca diễn tả lại tấm lòng nhân hậu của người cha. Xin Chúa giúp chúng mình hiểu đó chính là hình ảnh Thiên Chúa là Cha, Cha rất thương yêu chúng ta.
c.Dẫn giải nội dung Giáo lý LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 15, 20-24 c.20 c.22- 23 | Bí tích Hòa giải là gì? - Để hiểu bí tích Hòa giải, chúng ta cùng chia sẻ đoạn Tin Mừng về người Cha nhân hậu, các em thấy cậu út thế nào
- Trong cảnh cơ cực đó cậu đã nhớ đến ai? Cậu quuyết định thế nào?
- Còn người cha có thái độ nào?
- Chờ mong con về / Vui mừng vì con về
- Không phạt nhưng còn cho: mặc áo đẹp nhất, xỏ nhẫn vào tay, xỏ dép vào chân , giết bê ăn mừng
| Thiên Chúa là Cha nhân từ, luôn chờ đợi con người trở về và sẵn sàng tha thứ |
Lc 15, 4-10 Ga 5, 14 Ga 8, 11 Rm 5, 8 Lc 23, 34 | - Còn các em, khi các em có lỗi mà biết thành thật xin lỗi thì cha mẹ các em có tha không?
- Nếu không thành thật xin lỗi thì sự gì sẻ xảy ra?
- Cha mẹ bình thường còn muốn điều tốt cho con huống chi Thiên Chúa, là Cha yêu thương. Đọc Tin Mừng, các em thấy Chúa Giêsu rất nhân từ và yêu thương những người sám hối. Các em cùng mở TM để minh chứng nhé:
- Dụ ngôn con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất
- Chúa nói với người bại liệt 38 năm: “Con đã được chữa lành, đừng phạm tội nữa”
- Với phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị về đi và đừng phạm tội nữa
- Chúa yêu thương ta khi ta còn thù nghịch với Ngài. Chúa còn bào chữa cho tội nhân trước mặt Chúa Cha v.v. Minh chứng lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với tội nhân.
| Bí tích Hòa giải là bí tích Chúa Giêsu đã lập để tha các tội ta phạm từ khi lãnh nhận bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hòa ta với Chúa và Hội Thánh. Bí tích này còn được gọi là Giải tội hay Sám hối. (118) |
Mt 9, 13 2 Cr 5, 18 Ga 20, 19- 23 Mt 16, 19 | - Qua một số đoạn Tin Mừng chúng ta vừa đọc, các em cảm thấy Chúa thế nào ? …….Thiên Chúa rất yêu thương con người
- Tại sao Chúa lại xử với chúng ta như thế? Vì Chúa là Cha yêu thương, Chúa biết rằng con người yếu đuối và hay phản bội tình yêu của Chúa. Nhưng vì Chúa đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi, nên Chúa Giêsu đã lập bí tích Hòa giải và Chúa đã trao quyền tha tội cho Hội thánh để ban ơn tha thứ cho ta và đem ta trở lại làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, và đó là niềm vui của Chúa,
- Đố các em biết Chúa Giêsu lập bí tích Hòa giải khi nào?…để có câu trả lời, mời các em mở Ga 20, 19- 23 ; Mt 16, 19. Sau đó đọc NDGL 119.
| Chúa Giêsu đã lập bí tích này vào chiều ngày Phục sinh, khi hiện đến cùng các Tông đồ và nói:”Anh em hãy nhận lấy Thánh thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” (119) |
- D. Cầu nguyện: Chúa là Cha yêu thương, Chúa biết rằng con người yếu đuối và hay phản bội tình yêu của Chúa. Nhưng vì Chúa đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi, nên Chúa Giêsu đã lập bí tích Hòa giải và Chúa đã trao quyền tha tội cho Hội thánh để ban ơn tha thứ cho con và đem con trở lại làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh,. Chúng con cảm tạ Chúa, chúng con chúc tụng Chúa đến muôn muôn đời. Amen.
III EM NHỚ LỜI CHÚA
“Bấy giờ người con nói rằng:”Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…”(Lc 15, 21)
GL: c. 118-119
IV EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: Trò chơi người con hoang trở về. trang 95 sách sinh hoạt ĐBTT – CẤP I
2. Thực hành: Khi sai lỗi em hãy mau nhận lỗi và xin lỗi.
3. Bài làm ở nhà: Viết một lời nguyện xin Chúa thứ lỗi vì những gì em làm người khác buồn lòng.
V. KẾT THÚC
……………………………..
Bài 30: BÍ TÍCH HÒA GIẢI (Tiết 2)
Lời Chúa: “Bấy giờ người con nói rằng:”Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…”(Lc 15, 21)
Ý chính: 1. Ơn ích và sự cần thiết của Bí tích Hòa giải
2. Những ai cần lãnh nhận?
Tâm tình: Tin tưởng Thiên Chúa là Cha nhân từ, Người sẵn sàng yêu thương tha thứ mọi tội lỗi ta đã phạm.
I. ỔN ĐỊNH - Đón tiếp
- Thánh Hoá
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã thưong ban cho chúng con được họp nhau đây để nghe lời Chúa , để thấy rõ hơn tình yêu Chúa tuôn đổ trên chúng con. Xin cho chúng con luôn biết ngoan ngoãn lắng nghe và sống lời Chúa để trở nên người con của Chúa.
- Giới thiệu bài: Các em ơi, hôm nay chúng ta tiếp tục học về Bí tích Hòa giải. Chị sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện…
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập
Một thương gia nọ có một gia nhân cùng đi trên đường buôn bán. Một sáng nọ, ông gọi gia nhân đưa cho ông đôi giầy để chuẩn bị lên đường. Gia nhân đưa đến một đôi giầy dơ lắm. Ông hỏi: Tại sao không đánh giầy? Gia nhân lúng túng trả lời: “ Thưa ông đánh giầy làm gì, vì hôm nay ông đi cũng lại dơ thôi ạ”. Ông ấy giả như nghe thấu, gật gù. Rồi ông ra lệnh: “Mau lên đường !”. Tên gia nhân lúng túng. Ông hỏi: “Sao vậy, không mau lên đường.” Tên gia nhân trả lời: “ Không ăn sáng sao?. Ông trả lời: “ An làm gì, vì hôm nay sau vài chặng đường dài bao tử anh cũng lại cồn cào thôi.”
Các em thân mến khi xưng tội cũng thế, không phải thú tội hoài rồi cũng nên vô vị. Nhưng khi ta đến toà cáo giải ta sẽ nhận được tình thương và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Mời các em cùng lắng nghe Lời chúa dạy.
B. Công bố Lời Chúa: Lc 15, 20-24
– thinh lặng – GLV gợi ý:
Là những tội nhân, khi chúng ta trở về cùng Chúa qua việc lãnh nhận Bí tích Hòa giải - mà các em đang học hỏi để chuẩn bị lãnh nhận - chúng ta sẽ được Thiên Chúa là cha nhân từ yêu thương ban muôn hồng ân. Vậy đó là những hồng ân nào, xin Thánh Thần của Chúa Giêsu giúp chúng ta cùng khám phá.
- Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 15, 20 c 21 c 22-24 Ep2,14.16.18 2Cr 5, 15.18 | 1. Ơn ích và sự cần thiết của bí tích Hòa giải - Nhìn vào bản văn Tin Mừng của Luca, giữa người cha và người con, các em thấy ai diễn tả tình thương trước, minh chứng ? Người Cha lúc nào cũng mong chờ, nên người con ở đàng xa thì ông đã trông thấy. Ong chạnh lòng thương, chạy ra ôm lấy cổ con, hôn lấy hôn để.
- Người con đã thưa thế nào?
- Các em đoán xem, người cha mừng quá như thế và hiểu rõ sự khốn khổ cùng cực của con khi lìa bỏ nhà Cha, mặt khác cha đã quá mong chờ bao tháng ngày thì sẽ xử thế nào trước lời thú tội của con?
- Nếu các em phá quậy làm ba má phải xấu hổ, thì sự gì sẽ đến với các em?
- Vậy người cha nhân hậu trong TM.là hình ảnh của ai? TC.
- Còn người con trở về là hình ảnh của ai? Từng người chúng ta
- Ai đã đưa người con vào nhà? Người cha. Thiên Chúa là người Cha nhân hậu, Người tha tất cả mọi tội lỗi và đưa ta về làm hòa với gia đình Thiên Chúa, được sống trong hạnh phúc.
- Các em thấy người con biết sám hối thực lòng để trở về như thế có sướng không?
- Phần các em, chúng ta đang học để lãnh nhận bí tích Hòa giải, khi chúng ta khiêm tốn xưng thú tội lỗi, Chúa cũng sẽ tha thứ tất cả và ban ân sủng cho ta, để ta biết cố gắng sống đẹp lòng Chúa. Như thế, tâm hồn các em sẽ vui lắm, vì sự bình an của Chúa ở trong các em. Các em cùng lặp lại về ơn ích của bí tích Hòa giải nhé. Các em đọc NDGL số 120
| Bí tích Hòa giải đem lại cho ta những ơn: Một là tha tội để giao hòa ta với Thiên Chúa và Hội Thánh. Hai là tha hình phạt muôn đời do các tội trong đã gây ra và tha một phần các hình phạt tạm. Ba là sự bình an và gia tăng sức mạnh cho cuộc chiến đấu thiêng liêng của người Kitô hữu. (120) |
1 Ga 1, 8 Rm 3, 23 1 Ga 1, 9 Rm3,23-25a | 2. Những ai cần lãnh nhận bí tích Hòa giải? - Sau khi chịu phép Rửa tội, người ta còn phạm tội nữa không ?
- Nếu chúng ta nói mình không có tội ! Câu nói đó đúng hay sai? Sai, người đó tự lừa dối chính mình.
- Các em mở Rm 3, 23 xem T. Phaolô nói thế nào? Mọi người đều đã phạm tội
- Như thế bí tích hòa giải có cần thiết không? Tại sao? Rất cần thiết, vì tội lỗi làm cho con người xa cách Thiên Chúa và dẫn đến cái chết về phương diện thiêng liêng – cho các em mở 1 Ga 1,9
- Khi các em đau nặng, ví dụ như sốt tới 40o …thì ba mẹ lo thế nào?
- Các em trả lời rất đúng. Vì thế, tất cả những người mắc tội trọng cũng phải lo chữa trị ngay để khỏi chết đời đời, tức là thành tâm đến với bí tích Hòa giải để Chúa chữa lành.
- Như trong đời thường, chúng ta thường tắm rửa mỗi ngày hoặc bất cứ lúc nào bị dơ, thì việc chúng ta xưng tội – kể cả tội nhẹ, nhất là khi cố tình - sẽ được Chúa ban ơn để có đủ can đảm tránh xa những điều xấu, vì mỗi lần đến với bí tích Hòa giải là chúng ta được Chúa là Cha yêu thương và ban muôn ơn lành.
- Đố các em nhé, tất cả ơn tha thứ và ơn lành chúng ta lãnh nhận khi đến với bí tích Hòa giải là nhờ công nghiệp của ai? Nhờ Đức Kitô, Đấng đã chết thay cho mọi người, nên Thiên Chúa đã cho ta được hòa giải với Thiên Chúa, với Hội thánh và với nhau.
- Các em có mong được lãnh nhận bí tích Hòa giải không?
- Chắc chắn là có. Vậy ngày từ bây giờ, em hãy sống thật dễ thương, biết xin lỗi Chúa và những ai khác, khi em làm điều không tốt. Em sẽ cảm thấy vui, mỗi khi ta can đảm nhìn nhận chính mình để được lớn lên trong tình yêu Chúa.
| Bí tích Hòa giải cần thiết, vì bí tích này tha thứ tội lỗi là sự dữ nặng nề xúc phạm đến Thiên Chúa, làm tổn thương phẩm giá con người và phá vỡ sự an bình thiêng liêng của Hội Thánh (121) Những người đã phạm tội trọng thì cần lãnh nhận bí tích Hòa giải; còn ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh bí tích này thì được nhiều ơn ích thiêng liêng. (122) |
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương chúng con đến chết để cứu độ chúng con. Nay Chúa còn ban cho chúng con bí tích Giao hòa để chúng con được đón nhận ơn thứ tha mà nhờ đó chúng con đuợc đổi mới không ngừng nên người con của Thiên Chúa. Chúng hết lòng tri ân, cảm tạ Chúa.
III EM NHỚ LỜI CHÚA
“Bấy giờ người con nói rằng:”Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…”(Lc 15, 21)
Bài học GL: cc. 120 - 122
IV EM SỐNG LỜI CHÚA:
1. Sinh hoạt: Băng reo
Bí tích – tình yêu
Bí tích – cứu độ
Bí tích – giao hoà
A. A. A
3. Thực hành: Em hãy đến xin lỗi người em xúc phạm, hay làm họ buồn lòng. Nhất là em hãy xin lỗi cha mẹ em khi em không biết vâng lời.
4. Bài làm ở nhà: Em viết một lời nguyện sám hối và quyết tâm sống tốt hơn.
V. KẾT THÚC
……………………………………….
Bài 31a: LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI - XÉT MÌNH
Lời Chúa: “Chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11)
Ý chính: 1. Những việc làm để lãnh nhận Bí tích Hòa giải
2. Xét mình
3. Hiệu quả của việc xét mình.
Tâm tình: Khiêm tốn- trông cậy
I. ỔN ĐỊNH - Đón tiếp: thăm hỏi
Băng reo:
Này anh em ơi! - Ơi !
Bí tích giao hoà - Giao hòa
Bí tích giao hòa - Tha phạt
Bí tích giao hòa - ban bình an
Bí tích giao hoà - Giao hòa- Tha phạt - ban bình an
- A. A
- Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lập bí tích hoà giải để tha những tội con đã phạm. Xin dạy con biết cách đón nhận ơn thứ tha của Chúa.
- Giới thiệu bài mới: Thiên Chúa là Cha yêu thương hằng sẵn sàng tha thứ tội ta. Cụ thể Chúa Giêsu đã lập bí tích hoà giải. Chúng ta có hiểu để lãnh nhận hay không, đó là đề ta chúng ta học hỏi hôm nay.
II.EM NGHE LỜI CHÚA - Dẫn nhập: Treo tranh người phụ nữ ngoại tình trong Ga 8, 2 – 11 (Nếu có)
Người phụ nữ ngoại tình mà Tin Mừng Ga kể lại khi bị điệu đến trước mặt Chúa Giêsu, Chị ấy không biết số phận mình ra sao? Các em có thể tưởng tượng tâm trạng của chị: lo lắng, bồi hồi, chờ đợi lời phán quyết của Chúa Giêsu: chắc là sẽ bị ném đá chết mất! Chúng ta hãy nghiêm trang đứng nghe Lời chúa để biết thái độ của Chúa Giêsu như thế nào nhé!
- Công bố Lời Chúa: Ga 8, 7 –11
(Thinh lặng – gợi ý:)
Oi Chúa Giêsu thật nhân từ. Các em vừa nghe lời tha bổng của Người dành cho phụ nữ bị bắt quả tang đang phạm tội. Chúa thật khác với chúng ta, vì Chúa là tình thương, là Đấng hay tha thứ. Xin cho chúng ta nhận ra tình thương Chúa hàng có đối với chúng ta.
C. Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 15, 14-17 c.18-20 c.21 | 1. Những việc làm để lãnh nhận bí tích Hòa giải Bài Tin Mừng các em vừa nghe cho ta thấy Chúa Giêsu thật nhân từ. Chúa mời gọi chúng ta đến với lòng xót thương của Chúa qua Bí tích Hòa giải. Nhưng để dễ hiểu, chúng ta cùng nhìn lại trình tự của người con phung phá khi trở về nhà Cha - Sau khi tiêu xài hết tiền của, cậu út rơi vào cảnh cùng quẫn, cậu đã làm gì? (Mời các em phát biểu) Cậu hồi tâm tự nhủ …
- Và cậu quyết định thế nào? Cậu đã trở về thú tội với cha.
- Cậu nói thế nào?
- Như thế, muốn được giao hòa với Chúa qua bí tích Hòa Giải , em phải làm gì?…. số 123
| Muốn lãnh nhận bí tích Hòa Giải thì phải làm bốn việc: - Xét mình
- An năn dốc lòng chừa
- Xưng tội
- Đền tội (123)
|
2Cr 13, 5 Gl 6, 4 | 2. Xét mình a. Xét mình là gì? - Các em đã làm tờ tự kiểm bao giờ chưa?
- Muốn làm cho đúng các em phải làm thế nào?
- Cũng thế, khi xét mình, chúng ta phải hồi tâm trước mặt Chúa, trong một bầu khi thinh lặng để thành tâm nhớ lại các tội mình đã phạm trong 1tháng hay 2 tháng v.v.
- Phải chú ý tới nguyên cớ gây nên tội để diệt trừ, nhất là tội trọng, tội cố tình…
- Nếu tự xét mình nghiêm túc, chắc chắn chúng ta thấy mình lỗi phạm tới Chúa và tha nhân nhiều lắm,
- Muốn cho giáo đoàn Corintô được thăng tiến, Thánh Phaolô cũng nhắc nhớ họ là những người tin vào Chúa Kitô, phải tự kiểm điểm xem mình còn sống trong đức tin nữa không?
- Với tín hữu Galat , Thánh Phaolô khuyên phải tự xét về những việc họ làm có phù hợp với sự hướng dẫn của Thánh Thần, phù hợp với lòng mến chưa… Nhờ nhìn lại chính mình mà con người chúng ta biết luyện tập sống tốt hơn…
- Các em lặp lại NDGL số 124 để biết xét mình là gì.
| Xét mình là thành tâm nhớ lại các tội mình đã phạm từ lần xưng tội sau hết cho đến bây giờ, mỗi tội phạm mấy lần và những trường hợp làm cho tội nặng hơn (124) |
| b. Hiệu quả của việc xét mình - Các em có soi gương không? … Để làm gì vậy? (để chuẩn bị cho lịch sự, để xem khuôn mặt, y phục đã tề chỉnh chưa…)
- Nếu thấy mặt bị dơ các em có dám để vậy đi học không?
- Khi thức dậy, khi đi học, đi tham dự Thánh lễ… các em thường soi gương chuẩn bị… điều đó tốt lắm
- Các em có muốn cho tâm hồn các em trắng sạch để Chúa Giêsu và mọi người yêu thích thì mỗi tối trước khi đi ngủ phải làm gì? Xét mình – nếu em làm phiến lòng ba má, anh chị, v.v. em nên xin lỗi. Nhưng không phải chỉ khi đi ngủ, nhưng trước khi tham dự Thánh Lễ, hoặc khi làm điều gì không tốt… Chúng ta cần phải nhìn vào tâm hồn.… để xin Chúa chữa trị ngay, nếu không nó sẻ lây lan và làm hoen ố cuộc đời. Những việc này các em có làm được không?
- Ai năng xét mình và hối lỗi thì được Chúa yêu thương tha thứ, vì Chúa rất yêu ta.
| Siêng năng xét mình thì dễ nhận ra sai lỗi để sửa chữa hay xưng tội , nhờ đó tâm hồn được sạch. Nhận ra mình nhiều lỗi mà em thấy Chúa vẫn cứ yêu thương em thì em sẽ yêu mến Chúa hơn |
| c. Cách xét mình: - Để biết cách xét mình, GLV ôn lại cho các em: Tội là gì? Phân biệt tội trọng, tội nhẹ… các em đã học ở bài 17
- Tội là không vâng giữ luật Chúa, Luật Hội Thánh, là sự xúc phạm đến tình yêu của Chúa, khước từ tình yêu của Ngài…
- Có nhiều cách xét mình:
- Xét mình theo 10 điều răn/ 6 điều răn Hội Thánh & 7 mối tội đầu.
- Xét mình theo bổn phận
- Xét mình theo luật yêu thương
- Để thành tội trọng, các em dựa vào 3 yếu tố:
. Điều luật quan trọng . Đã biết đầy đủ . Đã muốn hoặc đã làm cách ý thức - Khi quét nhà chúng ta cần mở cửa cho có ánh sáng thì mới thấy chỗ bẩn để quét cho sạch sẽ hơn. Cũng thế, khi xét mình cần phải cầu xin ơn Chúa soi sáng để có thể nhớ lại những lỗi lầm mình đã phạm. Sau đó em khiêm tốn thưa về Chúa về những lầm lỗi của mình, như người thu thuế xưa: Lạy Chúa, con là kẻ có tội… xin Chú thương xót con… tha thứ cho con…. | Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu trong Tin Mừng và giáo huấn của Người dạy, để nhìn nhận ra những lầm lỗi của chúng ta đã xúc phạm đến Chúa và anh em. |
D. CẦU NGUYỆN :
Lạy Chúa, Chúa luôn nhân từ rộng lòng tha thứ. Xin Chúa giúp chúng con biết mau mắn quay về với Chúa để lãnh nhận lòng xót thương của Chúa qua việc xét mình, ăn năn dốc lòng chừa, xưng tội và đền tội.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA : “Chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11) - Bài học GL: cc. 129-131
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA
- Sinh hoạt: HÁT: Xét mình (x Sh ĐBTT tr. 66)
Xin Thánh Thần hãy sáng soi trí lòng, gíup đoàn con lo xét mình chu đáo.
Đâu những điều tội lỗi con đã làm. Hãy mở ra như trang sách rõ ràng.
2. Thực hành: Mỗi tối, em xét mình về ngày sống để xin ơn tha thứ và cố gắng hơn mỗi ngày.
3. Bài làm ở nhà: Chép lại bốn điều cần làm để lãnh nhận bí tích Hoà Giải.
V.KẾT THÚC:
- Nhắc lại cho các em bốn việc cần làm khi muốn lãnh bí tích Hoà Giải.
- Đọc kinh sáng danh.
……………………………………….
Bài 31b: LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI - ĂN NĂN DỐC LÒNG CHỪA
Lời Chúa: “Tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (Lc 7, 47)
Ý chính: 1. An năn tội là gì?
2. Hiệu quả của ăn năn dốc lòng chừa: được Chúa thứ tha
3. Cách ăn năn dốc lòng chừa.
Tâm tình: Lo buồn, chê ghét và chừa tội
I.ỔN ĐỊNH 1. Đón tiếp:
2. Thánh Hoá: Kinh Chúa Thánh Thần
3. Giới thiệu bài: Các em thân mến, chúng ta lại tiếp tục học hiểu những việc phải làm để lãnh nhận Bích tích Hòa giải. Việc làm đầu tiên là gì? Xét mình. Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp việc thứ hai: An năn dốc lòng chừa.
- EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập: Lc 22:55-63
Trong đêm Chúa Giêsu bị bắt, họ giải Chúa đến Thượng tế Caipha, ông Phêrô cũng đi theo, nhưng ông lại đến sưởi bên đống lửa trong sân vì trời lạnh. Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: "Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!" Ông liền chối: "Tôi có biết ông ấy đâu, chị!" Ông Phêrô không chỉ chối 1 lần mà những 3 lần. Các em biết không: Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy “te!te!te!. “. Chúa liền quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Phêrô đã nhận ra cái nhìn của Chúa, ông nhìn vào ánh mắt của Chúa, và ông nhận ra tình thương của Thầy, ông đã hối hận ăn năn thực sự. Chúng ta sẽ tiếp tục lắng nghe Lời Chúa nói với người phụ nữ ngoại tình. Mời các em đứng.
- Công bố Lời Chúa: Lc 7, 47-48. 50
Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít." Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Tội của chị đã được tha rồi." Bấy giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được tội?" Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an."
Thinh lặng - GLV gợi ý: Mỗi người chúng ta đều đã có nhiều sai lỗi với Chúa và anh em, nhưng tình thương của Chúa thì lại lớn lao và luôn sẵn sàng tha thứ, như các em vừa nghe. Chúng ta xin Chúa cho ta cảm nhận được tình thương của Chúa.
- Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 7, 38 c 44 - 46 | 1. An năn tội là gì? - Các em mở Lc 7. 38, tại sao chị phụ nữ này khóc lóc dữ dội? Vì chị nhận ra mình tội lỗi quá. Chị khóc là dấu chỉ của sự ăn năn hối cải, chị mong muốn được Chúa Giêsu tha thứ…
- Điều gì chứng tỏ chị ăn năn thực lòng? (việc chị làm…)
- Khi em có lỗi với ba má, hoặc làm điều không tốt. Em phải có thái độ thế nào cho đúng? Khiêm tốn nhận ra lỗi, không đổ lỗi cho người khác, hối hận vì đã làm phiền lòng Chúa, và quyết tâm chừa cải. Em xin lỗi, cám ơn người đã sửa bảo. Em quyết tâm vâng lời Chúa, cố gắng làm điều tốt , vì điều xấu và tội lỗi giết chết linh hồn ta…
| An năn dốc lòng chừa là thật lòng thống hối vì đã phạm tội mất lòng Chúa và quyết tâm chừa cải. (125) |
Lc 7, 47.49. 50 Lc 15,20-24 Lc 23,40-43 | 2. Hiệu quả: được Chúa tha thứ - Trở lại câu chuyện về người phụ nữ tội lỗi, Trước thái độ ăn năn sám hối của Chị, Chúa Giêsu tuyên bố điều gì? Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha.
- Khi người con phung phá hồi tâm quyết định đứng lên trở về nhà cha, cha cậu đã làm gì? Cha ra đón, ôm lấy con hôn lấy hôn để, giết bê ăn mừng.
- Người cha đó là hình ảnh của ai? Thiên Chúa
- Chính vì thế, khi ăn năn dốc lòng chừa, chúng ta như người con hoang đàng, đến thú tội với Chúa nơi tòa giải tội thì sẽ được Chúa thứ tha. Như thế, chúng ta được bước từ cõi chết vào cõi sống và khỏi bị xét xử.
- Các em nhớ câu chuyện người trộm lành, chỉ một giây phút cuối trên thập giá, anh ý thức tội phạm của mình và sự vô tội của Con Thiên Chúa. Anh đã nhận được lòng thương xót Chúa qua lời hứa….
| |
Ga 10, 10 | 3. Cách ăn năn tội: a/ An năn tội vì yêu mến Chúa: - Tội của người phụ nữ trong bài Tin Mừng hôm nay nhiều hay ít? Nhiều
- Tại sao chị ấy được Chúa tha trắng án? vì chị đã yêu mến nhiều, và tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa.
- Thánh Phêrô cũng thế, ông hiểu rằng Chúa rất yêu thương ông, mà ông lại hèn nhát chối Chúa, vì quá cậy sức mình, nên ông khóc lóc thảm thiết vì đã chối Chúa.
- Em có muốn làm đẹp lòng Chúa không?
- Vậy khi em lỡ làm điều xấu, Em hãy sám hối vì đã không làm vui lòng Chúa, và thành tâm xin Chúa thứ tha. Em hãy tin tưởng vào lòng nhân từ Chúa là Đấng rất yêu thương Em…
b/ An năn tội vì sợ Chúa phạt - Đó là cách ăn năn của những người nô lệ vì sợ bị đòn, của công nhân vì sợ mất việc…
- Người con hoang đàng trong Tin Mừng Lc, tại sao anh ta lại ăn năn? Có phải vì thương cha không? vì khổ sở, đói khát, nhục nhã nên quay về, chứ anh không vì yêu cha.
- Vậy trong hai cách ăn năn tội: Một là yêu mến, hai là sợ bị phạt. Cách nào đẹp lòng Chúa hơn?
- Vậy em hãy ăn năn tội vì yêu mến Chúa. Em hãy nhớ tới Chúa Cha, Ngài yêu thương em, cho em làm người, làm con Chúa. Vậy mà em đã không vâng lời, xúc phạm đến Chúa.
- Nhớ tới Chúa Giêsu đã chịu đau khổ và đã chết trên thập giá vì tội em. Vậy mà em dám phạm tội. Mỗi lần em phạm tội là như em gây thêm đau khổ cho Chúa, vì Chúa rất yêu em.
- Nhớ tới Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, luôn hướng dẫn đời sống em mà em không nghe lời Ngài.
- Suy nghĩ tới lòng thương của Chúa dành cho em, em quyết tâm trở về với Chúa mỗi khi lầm lỗi, vì Chúa yêu em hơn tất cả mọi sự, đến nỗi Chúa chết để em được sống và sống dồi dào.
| Có 2 cách ăn năn tội: - Một là vì yêu mến Chúa –
- Hai là vì sợ Chúa phạt.
- Cách ăn năn tội vì lòng yêu mến Chúa là tốt nhất, đẹp lòng Chúa nhất và đón nhận ơn tha thứ của Chúa nhiều nhất.
|
D. Cầu nguyện: Có thể hát bài về “Sám hối” hoặc cầu nguyện: Lạy Chúa! Chúa qúa yêu thương chúng con. Xin cho chúng con nhận ra tình thương của Chúa, để biết sám hối chân thành khi làm điều sai lỗi, vì Chúa là Đấng giàu ân sủng và hay tha thứ. Amen.
III EM NHỚ LỜI CHÚA:
“Tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (Lc 7, 47)
- Bài học GL: c. 125
IV EM SỐNG LỜI CHÚA:
1. Sinh hoạt:
2. Thực hành: Khi em lầm lỗi, Em thành tâm xin lỗi Chúa hoặc tha nhân ngay, vì Chúa rất yêu thương em.
3. Bài làm ở nhà: Mỗi lần em khiêm tốn nhận lỗi, em vẽ một bông hoa nhỏ vào vở bài tập.
V. KẾT THÚC: Kinh Sáng Danh.
………………………………………….
Bài 31c: LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI - XƯNG TỘI
Lời Chúa: “Thưa cha con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15, 21)
Ý chính: 1.Xưng tội là gì?
2. Hiệu quả ơn giao hòa – ơn tha thứ
Tâm tình: Khiêm nhường - thống hối – thành thật
I.ỔN ĐỊNH - Đón tiếp:
- Thánh hóa: Lạy Cha là Chúa trời đất, Cha luôn yêu thương chúng con. Vậy mà chúng con đã phạm tội xúc phạm đến Cha và làm thiệt hại cho nhiều người. Xin Cha tha thứ cho chúng con.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục để học biết lãnh nhận Bí tích Hòa giải qua việc Xưng tội:
II. EM NGHE LỜI CHÚA
- Dẫn nhập:
Washington khi còn bé rất thích trồng cây. Có lần Washington đã bứng một cây quý của ba đem đi trồng chỗ khác. Khi ba về đến nhà, thấy vậy ông rất tức giận. Washington đã can đảm vào xin lỗi mà không sợ bất cứ hình phạt nào.
Thấy con xin lỗi, ba của Washington đã ôm con vào lòng và nói: “Tất cả tài sản của ba không qúy bằng lòng thành thật sám hối của con”. Qủa thực, sau này Washington trở thành một tổng thống nổi tiếng của nước Mỹ.
- Các em thấy Washington biết khiêm nhường nhìn nhận lỗi lầm của mình và can đảm xin lỗi tức là xưng thú tội mình với ba. Ba của Washington có trách mắng hay phạt ông không ?
+ …(không)
Không những Washington không bị phạt mà trái lại còn được ba yêu thương hơn. Người ba đó là hình ảnh của Chúa. Chúa còn nhân từ hơn thế nữa. Các em cùng đứng lên nghe Lời Chúa
B. Công bố Lời Chúa: Lc 15, 21
Sau Lời Chúa - thinh lặng – gợi ý:
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, người con phung phá hoang đàng đã nhận ra cái dại của mình và sự cùng quẫn của mình khi rời bỏ Cha, chúng ta xin Lời Chúa giúp chúng ta hiểu được điều Chúa muốn nói với từng người trong chúng ta.
C. Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Tv 139, 2 | 1. Xưng tội là gì? - Khi các em hỗn láo với mẹ thì em xin lỗi ai?
- Nếu em làm hư sách của bạn thì em xin lỗi ai?
- Mình có lỗi với ai thì mình xin lỗi người đó. Vậy khi em vào nhà thờ mà còn nói chuyện, nghịch phá làm chia trí người khác… thì em đã xúc phạm đến Chúa , không vâng lời Chúa, vậy thì em phải xưng tội với ai? (khi phạm tội em phải xưng tội với Chúa)
- Thiên Chúa thì thiêng liêng các em có thấy được không?
- Vậy Chúa đã trao quyền cho ai đại diện Chúa để ban Bí tích Hòa giải? (cho các linh mục)
- Vậy khi xưng tội là em thú tội với chính Chúa, Đấng em đã xúc phạm, nhưng qua vị linh mục, đại diện của Chúa ở trần gian, vì Chúa đã trao quyền cho Hội Thánh.
- Khi các em phạm tội, có thể người khác không biết, nhưng Chúa có biết không? (Như vậy khi phạm tội, dù nơi kín đáo, không ai biết, nhưng Chúa đã biết rất rõ.
- Kinh Thánh nói: “Chúa biết con cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa”.
- Trong gia đình, khi một người con, nhất là các em bé, bị vết thương hay bị đau, ba mẹ có thương không?
- Thiên Chúa yêu thương em hơn tất cả mọi người, khi linh hồn em bị đau yếu vì những lầm lỗi, Chúa cũng mong được chữa trị và ban sức mạnh cho em…
- E m hãy khiêm tốn thành tâm xưng thú lỗi lầm của mình, không được giấu tội nào. Chúa sẵn sàng tha thứ và rất yêu thương em.
| Xưng tội là thành tâm thú nhận với Linh mục đại diện Chúa Kitô, các tội mình đã phạm. (126) |
Lc 15, 20b Lc 15, 22-24 Lc 15, 4 Lc 15, 8 Lc 19, 10 Tit 3,5 Lc 15, 10 | 2. Hiệu quả của bí tích Hòa giải: ơn giao hòa – ơn tha thứ - Các em nhìn vào bản văn Tin Mừng: Câu nào nói lên sự giao hòa thực sự giữa cha con? Chạy ra ôm cổ con, hôn lấy hôn để… Điều đó chứng tỏ Thiên Chúa là Cha rất yêu thương chúng ta.
- Các em xem tiếp bản văn để nhận ra điều gì minh chứng Chúa sẵn sàng tha thứ để chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa ? Ông ngắt lời thú tội của con, mang áo đẹp (ơn phúc của Chúa) – xỏ nhẫn (quyền thừa kế) – xỏ dép (quyền làm con chứ không phải tôi tớ, nô lệ) – mở tiệc (cả Thiên đàng vui vì việc thú tội trở về).
- Như vậy, điều cốt yếu khi chúng ta thành tâm đến với Chúa để lãnh nhận bí tích Hòa giải, là để chúng ta đón nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, và lòng thương xót của Chúa thì lớn hơn tội của chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã minh chứng điều đó qua các dụ ngôn: Chúa rất thương chúng ta, nên Chúa Giêsu không đến để xét xử tội nhân – Nhưng các em ơi, nếu Chúa đến không để xét xử tội nhân thì Chúa đến để làm gì, mời các em? Cho các em đọc Lc 19. 10 “Con người đến để tìm và cứu những gì đã mất.
- Ai đã giúp để chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa là Cha? Chính nhờ Chúa Giêsu & Thánh Thần của Người mà chúng ta được giao hòa, được khôi phục lại ân sủng đã mất, và được sống trong niềm vui của con cái Chúa.
- Cả Thiên đàng vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn trở về… Đó là phần thưởng Chúa dành cho người khiêm nhường thành tâm lãnh nhận bí tích Hòa giải
| ¥ Một là tha tội để giao hòa ta với Thiên Chúa và Hội Thánh ¥ Hai là tha hình phạt muôn đời do các tội trọng đã gây ra và tha một phần hình phạt tạm ¥ Ba là ban sự bình an và gia tăng sức mạnh cho cuộc chiến đấu thiêng liêng của người Kitô hữu. (c 126) |
- Cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha nhân ái. Chúa luôn mong cho kẻ có tội trở về. Xin giúp chúng con biết mau mắn chạy đến cùng Chúa thành tâm xưng thú mọi tội lỗi đã xúc phạm đến Chúa và anh em để chúng con được sống an bình trong tình yêu của Chúa luôn mãi.
III EM NHỚ LỜI CHÚA
“Thưa cha con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15, 21) - Bài học GL: c. 126
IV EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: HÁT: Chặt phứt cái tay
2. Thực hành: Khi làm buồn lòng ai, em khiêm tốn đến xin lỗi ngay.
3. Bài làm ở nhà: Viết đẹp câu: Lạy Cha, con đắc tội với trời và với Cha”
V. KẾT THÚC
………………………………….
Bài 31c: LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI - XƯNG TỘI (Tiết 2)
Lời Chúa: “Thưa cha con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15, 21)
Ý chính: Cách xưng tội
Tâm tình: Khiêm nhường - thống hối – thành thật và tin tưởng vào lòng nhân từ Chúa.
I. ỔN ĐỊNH - Đón tiếp:
- Thánh hóa: Lạy Cha là Chúa trời đất, Cha luôn yêu thương chúng con. Vậy mà chúng con đã phạm tội xúc phạm đến Cha và lỗi bác ái với anh em. Xin cho chúng con biết thật tình trở về với Cha, như người con phung phá trong Tin Mừng, để được ơn tha thứ của Cha và làm con Cha mãi mãi..
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục để học biết cách xưng tội.
II. EM NGHE LỜI CHÚA
A. Dẫn nhập
Các em ơi, người con hoang đàng trong Tin Mừng, khi anh ta xét mình và quyết tâm chỗi dậy trở về xưng thú tội với cha, vì anh quá khổ cực, đến độ cám heo ăn thừa mà người ta cũng không cho ăn…
Anh nhớ đến Cha, một người cha đầy tình xót thương tha thứ lúc nào cũng chờ anh. Anh can đảm và tin vào tình thương của Cha. Anh đã đứng dậy và trở về mái nhà thân yêu. Để biết anh thưa với Cha điều gì, và thái độ của người cha ran sao. Chúng ta cùng nghe Tin Mừng của Thánh sử Luca. Mời các em đứng.
B. Công bố Lời Chúa: Lc 15, 20-24
Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: `Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...' Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: `Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.' Và họ bắt đầu ăn mừng.
Sau Lời Chúa - thinh lặng – gợi ý:
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, người con phung phá hoang đàng đã nhận ra cái dại của mình và sự cùng quẫn của mình khi rời bỏ Cha, anh ta đã trở về thú tội với cha, chúng ta xin Lời Chúa giúp chúng ta biết thân thưa với Chúa về những lỗi lầm chúng ta đã trót phạm.
C. Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
| - Trong bài lần trước, chúng ta đã học Xưng tội là gì, xin các em lặp lại? (GLV cho các em nhắc lại câu giáo lý 126).
- Hôm nay, các em sẽ học cách thức xưng tội thế nào cho đúng. Sau khi đã xét mình, ăn năn, dốc lòng chừa thật lòng, các em tới Tòa giải tội:
Diễn tiến khi vào tòa xưng tội: - “Thưa cha con xưng tội lần đầu
Những lần sau: “Thưa Cha, con đã xưng tội được...tháng”, (Thời gian tính từ lần xưng tội trước đến lần xưng tội này). - Và em khiêm tốn thành tâm xưng thú tất cả những tội trọng đã xét thấy: tội gì, bao nhiêu lần, những hoàn cảnh làm thành tội nặng ví dụ: con bỏ lễ Chúa nhật vì lười 2 lần, vào muộn ra sớm …
- Tội nhẹ, nên xưng thú những tội mà mình thường vấp phạm hay đã cố tình và gây tác hại lớn (vd: trốn lễ ngày thường đi chơi game hoặc khi em có thể tham dự mà lười; lơ là với việc học Giáo lý,…)
- Nếu em không nhớ chính xác mấy lần thì em xưng khoảng … lần. Ví dụ: con có đánh nhau khoảng 7 lần
- Thiếu tôn kính, vâng lời…khoảng….
- Khi xưng tội em phải xưng thành thật, rõ ràng, đừng lí nhí…
- Tội trọng ta phải xưng hết. Còn tội nhẹ thì sao?
- Tội nhẹ không buộc phải xưng nhưng ai thành tâm xưng thú tội nhẹ thì được Chúa ban thêm ân sủng, giúp ta ý thức xa tránh tội lỗi vì tội luôn là một hành động xấu để biết sống vui lòng Chúa …
| Việc vào tòa xưng tội sẽ tập kỹ hơn cho các em trong 2 tháng chuẩn bị trước khi các em được XTRLLĐ Hội Thánh buộc phải xưng tội cách thành thật, rõ ràng tất cả các tội trọng chưa xưng, và khuyên xưng các tội nhẹ để sống đẹp lòng Chúa hơn. (127) |
| 4. “Con đã xưng hết” - Sau khi xưng tội rồi em thưa với Cha: “Thưa Cha con đã xưng hết”
5. Khi Cha giải tội riêng từng người thì: - Em lắng nghe lời Cha khuyên bảo - Nhớ kỹ việc đền tội Cha chỉ dạy - Thật lòng ăn năn tội và tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha nhân từ
- Khi lãnh ơn tha tội, tâm hồn thống hối, lắng nghe lời tha tội.
- Khi Cha đọc lời tha tội: “…Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, em làm dấu Thánh giá trên mình và thưa:”Amen” – Sau đó nói tiếp: ”Con cám ơn cha” – rồi đi ra.
6. Khi Cha giải tội chung sau từng nhóm thì khi đã thưa:”con xưng hết”, em: - Lắng nghe và nhớ kỹ việc đền tội cha chỉ dạy rồi đi ra
- Đến tập trung ở chỗ quy định, chờ Cha ban ơn tha tội.
- Trong khi chờ đợi:
- Em nhớ lại lời cha khuyên bảo trong nghi thức sám hối - Nhắc lại điều quyết tâm - Đọc kinh đền tội - Khi Cha khuyên bảo chung thì em lắng nghe lời Cha dạy
- Khi Cha ban lời tha tội chung , em sốt sắng thật lòng ăn năn tội
7. Nếu khi đang xưng tội, mà quên mất tội nào đó thì Chúa có tha tội cho em không? - Khi lỡ quên tội nhẹ thì em an tâm và tin là Chúa đã tha tội ấy cho em miễn là em ăn năn dốc lòng chừa.
- Khi lỡ quên tội nặng thì em nên xưng tội lại / Nếu em không gặp được Cha nữa thì lần xưng tội sau, em phải xưng lại. Không được dấu tội nặng, nếu dấu thì việc xưng tội không thành và là phạm thánh, làm hư Bí tích Hòa giải.
| Những việc phải làm sau khi ra khỏi tòa Hoà giải: - Cám ơn Chúa vì đã được ơn tha tội
- Nhớ lại lời cha khuyên bảo
- Nhắc lại điều quyết tâm
- Sốt sắng làm việc đền tội
- Xin ơn bền đỗ
|
Lc 15, 1-32 | Chúng ta hãy học cách xưng thú tội lỗi rất khiêm nhường và chân thành của thâu thuế, và hãy tin tưởng vào lòng nhân từ thương xót vô biên của Chúa là Cha, qua những dụ ngôn Tin Mừng mà các em đã có dịp nghe. | |
D. Cầu nguyện: Hát bài sám hối
III EM NHỚ LỜI CHÚA
“Thưa cha con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng đáng gọi là con cha nữa” (Lc 15, 21).
- Bài học GL: c 127
IV EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: Theo sách sinh hoạt cấp I
2. Thực hành: Khi làm điều lầm lỗi, em khiêm tốn xin lỗi Chúa hoặc tha nhân.
3. Bài làm ở nhà
V. KẾT THÚC: Kinh Sáng Danh – Chào nhau ra về.
……………………………………
Bài 31d: BÍ TÍCH HÒA GIẢI - ĐỀN TỘI (tiết 1)
Lời Chúa: “ Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội cho chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi nhưng còn vì tội lỗi của thế gian nữa”(1Ga 2, 2)
Ý chính: Đền tội là gì?
Tâm tình: Khiêm nhường nhận tội và đền bù
- ỔN ĐINH
1. Đón tiếp
2. Thánh Hoá
Lạy Chúa Giêsu! Chúa là Chiên Thiên Chúa, Chúa đã chết để đền tội thay cho chúng con. Xin cho chúng con luôn sống xứng đáng là con cái Chúa. Xin ban Thánh Thần cho chúng con,để Ngài dạy chúng con điều đẹp ý Chúa.
3. Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tiếp tục học hiểu những việc phải làm khi muốn lãnhnhận Bí tích Hòa giải. Đó là những việc nào? Xét mình – An năn sám hối – Xưng tội và đền tội.
II.EM NGHE LỜI CHÚA - Dẫn nhập:
Một hôm, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố Giê-ri-cô. Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để chờ đợi xem Đức Giê-su. Khi vừa tới chỗ cây sung, Đức Giêsu liền nhìn lên và nói với ông: "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!" Ông sung sướng quá vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Ông không sợ gì những tiếng xầm xì của người chúng quanh cho ông là hạng tội lỗi. Ông cảm nhận tình thương của Chúa, Ô liền thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." Trước tinh thần sám hối sẵn sàng đền tội của Da-kêu, Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham.
Câu chuyện thật là hay phải không các em. Giờ đây, chúng ta lắng Thánh sử Gioan khuyên bảo chúng ta. Mời các em đứng:
B. Công bố Lời Chúa: 1 Ga 2, 1-2
Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, tôi viết cho anh em những điều này, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Công Chính. Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.
- thinh lặng, gợi ý: -
Các em ơi, thật là sung sướng biết bao, vì chúng ta có Đức Giêsu Kitô, một Đấng bảo trợ đầy quyền năng và tràn đầy tình yêu, Người rất thương chúng ta. Chính Người đã nhập thể để có một thân xác và ở giữa chúng ta, thông cảm với chúng ta và nhất là đền tội thay cho chúng ta. Chúng ta hãy cám ơn Chúa.
C. Diễn giải
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Rm 3, 24-25 2 Cr 5, 21 Ep 1, 7 | Đền tội là gì? - Các em thân mến, tại sao lại phải nói đến việc đền tội? Bởi chúng ta đã phạm tội.
- Hậu quả của tội là gì? Tội xúc phạm đến Thiên Chúa, phá hủy sự sống siêu nhiên Chúa ban, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người khác, đáng bị trừng phạt đời đời.
- Tự sức con người có thể đền bù được tội lỗi không? Không, tất cả là nhờ ân sủng Đức Giêsu Kitô, nơi Người nhân loại đuợc hòa giải, vì Ngài mang lấy tội lỗi loài người nơi thân thể của Người, và làm cho chúng ta là tội nhân được nên công chính.
- Vậy Chúa Giêsu đã làm gì để đền tội cho ta? Người đã tự dâng mình hiến tế trên thập giá và nhờ máu Người đổ ra làm của lễ đền tội cho ta
- Cha mẹ của chúng ta, hay các anh hùng dân tộc đánh đông dẹp bắc có thể đền thay tội lỗi chúng ta không? Không, vì tội chúng xúc phạm đến chính Thiên Chúa, nên chỉ có Chúa Giêsu mới có thể đền bù hết tội lỗi của chúng ta …
| “Con người được nên công chính là do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Kitô. “ Rm 3, 24 |
Rm 3, 25 | - Như thế, tội lỗi thật nặng nề , đáng kinh sợ và chúng ta phải quyết tâm xa tránh phải không các em?
- Nhưng khi lỡ phạm tội, nhất là tội trọng chúng ta phải thành tâm xưng tội cách khiêm tốn để được Chúa tha mọi tội và không bị phạt đời đời nữa. Nhưng Chúa muốn chúng ta phải làm việc đền tội, tùy theo lỗi mà chúng ta mắc với Chúa hoặc tha nhân, và đó cũng là do lòng nhân lành Chúa dành cho ta. Cũng như khi em có lỗi với cha mẹ, em phải chịu cha mẹ sửa phạt…Việc làm này đâu phải vì ghét mà vì yêu, cha mẹ mới sửa phạt…
Cũng thế, khi xưng tội xong, cha giải tội khuyên dạy giúp em sửa chữa mọi lỗi lầm. Sau đó, cha ra việc đền tội như: đọc kinh, lần hạt, làm một việc hy sinh, …để tạ lỗi cùng Thiên Chúa hoặc đền bù thiệt hại vật chất và tinh thần nếu em đã lỗi đức công bằng, vd: em ăn cắp , ăn trộm v.v. Hoặc khi em cáo gian … làm mất danh dự của người khác… thì em có trách nhiệm cải chính cho người bị oan…sửa chữa lại mọi hậu quả của tội lỗi. - Việc đền tội nhằm giảm hình phạt đáng chịu vì tội – giúp chống trả những khuynh hướng xấu – và củng cố trong đường lành.
| Đền tội là là làm việc cha giải tội chỉ định để tạ lỗi cùng Thiên Chúa, và đền bù, sửa lại những thiệt hại do tội lỗi gây ra. (128) Khi xưng tội xong em phải cầu xin Chúa Giêsu Kitô, để nhờ Chúa Kitô và cùng với Chúa Kitô, em làm các việc đền tội do cha dạy (làm càng sớm càng tốt) |
- CẦU NGUYỆN: Qua bài học hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa Giêsu đã hiến thân đền tội cho chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta biết mở rộng tấm lòng như Da-kêu để được Chúa đến, và sẵn sàng làm việc đền tội hầu đón nhận ơn tha thứ của Chúa. Amen.
- EM NHỚ LỜI CHÚA:
“ Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội cho chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi nhưng còn vì tội lỗi của thế gian nữa”(1Ga 2, 2)
GL: c. 128
- EM SỐNG LỜI CHÚA
- Sinh hoạt: Các em đọc bài thơ này nhé:
Muốn được lãnh nhận thứ tha,
Một là xét kỹ tội ta đã làm.
Hai là dốc quyết ăn năn
Ba là xưng tội, bốn mau đền bù.
Phải xưng thành thực đủ điều,
Lãnh ơn tha thứ tin yêu đền bù.
- Thực hành : Em năng đọc lời nguyện tắt: Cảm tạ Chúa đã cứu độ con.
- Bài làm ở nhà: Viết đẹp câu 1 Ga 2,2
- KẾT THÚC
…………………………………..
Bài 31d: BÍ TÍCH HÒA GIẢI - ĐỀN TỘI (tiết 2)
Lời Chúa: “ Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội cho chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi nhưng còn vì tội lỗi của thế gian nữa”(1Ga 2, 2)
Ý chính: 1. Hiệu quả của việc đền tội
2. Cách làm việc đền tội
Tâm tình: Khiêm nhường nhận tội và đền bù
I. ỔN ĐINH
1. Đón tiếp
2. Thánh Hoá
Lạy Chúa Giêsu! Chúa là Chiên Thiên Chúa, Chúa đã chết để đền tội thay cho chúng con. Xin cho chúng con luôn sống xứng đáng là con cái Chúa. Xin ban Thánh Thần cho chúng con, để Ngài dạy chúng con cảm nhận ra tình thương của Chúa trên Thánh giá.
III. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập
Chị (Anh) đố các em xem em nào có trí nhớ tốt nghe: Trong câu chuyện giữa Chúa Giêsu và Ông Da-kêu, ai là người nói trước? Chính Chúa Giêsu là người nhìn thấy Da-kêu ở trên cây sung và Chúa đã gọi ông xuống. Như thế chính Chúa đã đi bước trước để ban ơn tha thứ cho Da-kêu phải không?
Mời các em đứng lắng nghe Lời Chúa qua thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ
B. Công bố Lời Chúa: 1 Ga 4, 10
Sau khi đọc Lời Chúa, thinh lặng, gợi ý:
Chính Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước, và đã sai con của Ngài nhập thể để có một thân xác và ở giữa chúng ta, thông cảm với chúng ta và nhất là đền tội thay cho chúng ta. Chúng ta hãy cám ơn Chúa.
C. Diễn giải
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Rm 5, 10.11 2 Cr 5, 18 Cl1, 22 Pl 4, 13 Lc 3, 8a Rm 8, 17 | 1. Hiệu quả của việc đền tội: - Nhờ đâu chúng ta lãnh nhận được ơn tha thứ và hòa giải với Thiên Chúa? Nhờ Đức Giêsu Kitô đã chết để đền tội thay cho ta.
- Vậy khi nhờ Đức Kitô và cùng với Đức Kitô, Đấng ban sức mạnh, giúp chúng ta làm mọi việc đền tội như Cha giải tội dạy, để đền bù tội lỗi đã phạm chúng ta tin tưởng được ơn tha thứ nhờ lòng nhân hậu khoan dung của Chúa.
- Việc đền tội còn giúp ta sửa chữa những hậu quả của tội như giúp ta khiêm nhường phục vụ thay vì kiêu ngạo, giúp ta sống yêu thương thay vì hận thù, và lòng ăn năn thống hối của chúng ta được chứng minh bằng các việc lành phúc đức, như Gioan tiền hô rao giảng. Các em đọc Lc 3
- Ngoài ra việc đền tội còn giúp ta nên giống Chúa Kitô là “của lễ đền tội”- Đấng duy nhất đã đền bù tội lỗi thay cho ta và làm cho chúng ta nên đồng thừa tự với Đức Kitô phục sinh “một khi ta chịu đau khổ với Ngài”
| Hiệu quả của việc đền tội: - Biết thành tâm tạ lỗi cùng Thiên Chúa
- Đền bù, sửa chữa những hậu quả của tội
- Làm cho ta nên giống Chúa là “của lễ đền tội”
|
| - Cách làm việc đền tội:
- Khi đón nhận ơn tha thứ của Chúa nơi tòa giải tội, chúng ta phải có thái độ nào cho xứng với lòng xót thương của Chúa? … thái độ khiêm nhường của người thu thuế khi nhận tội trước mặt Chúa trong đền thờ, của Giakêu khi tuyên bố làm việc đền tội vì ông nhận ra lòng nhân từ tha thứ của Chúa. Vậy khi làm việc đền tội em hãy đặt mình trước mặt Chúa cách khiêm tốn và chân thành để nhận ra tình yêu tha thứ của Thiên Chúa
- Cảm tạ Chúa Giêsu, vì nhờ Chúa đã hy sinh đến hiến mạng để đền thay tội lỗi cho chúng ta, mà chúng ta được ơn tha thứ, giao hòa với Thiên Chúa và tha nhân.
- Nhớ lại những lời Cha giải tội khuyên bảo, suy nghĩ, và cầu nguyện, xin Chúa ban ơn can đảm để ghi nhớ và thực hành những lời khuyên đó.
- Nhớ lại quyết tâm em đã hứa với Chúa, và xin Chúa giúp em luôn trung thành để Chúa chúc lành cho em.
- Em sốt sắng làm việc đền tội, tùy theo sự hướng dẫn của Cha giải tội, như đọc Kinh, đọc Tin Mừng, cầu nguyện trước Thánh Thể v.v.
- Sau đó các em còn phải đền bù những thiệt hại, mất mát, nếu có, mà các em đã gây ra cho người khác
- Nếu bây giờ em không đền tội thì sau khi chết em có được lên thiên đàng không? Không, Em sẽ phải đền tội tùy theo tội em đã phạm, dầu chỉ là một đồng xu.
- Tóm lại, sau khi xưng tội em phải làm các việc cha giải tội dạy để đền tội. Ngoài ra em còn phải làm những việc lành khác để đền tội cho mình và cho mọi ngườ, vì tình thương che phủ muôn vàn tội lỗi
| Khi ra khỏi toà giải tội, em làm 5 việc sau đây: - Cám ơn Chúa đã tha tội
- Nhớ lại lời Cha giải tội khuyên bảo trong tòa ho85c trong giờ dọn mình.
- Nhắc lại điều quyết tâm
- Làm việc đền tội
- Xin ơn bền đỗ.
|
Mt 5, 26 1 Pr 4, 8 |
- CẦU NGUYỆN: Lạy Cha, chúng con hết lòng cám ơn Cha, vì Cha rất yêu thương chúng con trong Đức Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Cha, mà tha thứ hết tội lỗi chúng con. Xin Cha cho chúng con luôn biết chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để lãnh nhận Bí tích Hòa giải, hầu đón nhận ơn tha thứ của Cha, nhờ Đức Giêsu, Chúa chúng con. Amen.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA :
Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội cho chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi nhưng còn vì tội lỗi của thế gian nữa”(1Ga 2, 2)
IV.EM SỐNG LỜI CHÚA - Sinh hoạt: Sách sinh hoạt cấp I
- Thực hành : Khiêm tốn làm việc đền tội khi em đã hành động không tốt, để được sống trong ơn nghĩa Chúa
- KẾT THÚC: Kinh Sáng Danh
……………………………………
Bài 32: BÍ TÍCH THÁNH THỂ (tiết 1)
Lời Chúa: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”(Ga 6, 51)
Ý chính: 1. Bí tích Thánh Thể là gì? Chúa Giêsu lập khi nào?
2. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể
Tâm tình: Cảm tạ Chúa Giêsu và ước ao được rước Chúa
I. ỔN ĐINH
1. Đón tiếp: chào hỏi và hát bài hôm trước.
2. Thánh hoá ¨:
Lạy Chúa, Giêsu chúng con ước mong được mau đến ngày được dự vào bàn tiệc Thánh thễ để được rước Chúa vào lòng. Xin Chúa giúp chúng con hiểu và tin Bí Tích Thánh Thể hơn.
3. Giới thiệu bài mới:
Cơm bánh giúp ích gì cho con người? – nuôi sống. Nhưng chỉ nuôi ta phần xác. Còn có một điều kỳ diệu hơn, nuôi ta phần hồ. Đố các em biết đó là gì? Là Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh thể là bài học ngày hôm nay.
II. EM NGHE LỜI CHÚA - Dẫn nhập:
Cảnh tĩnh mịch của tu viện Chiovia bỗng bị phá vỡ bởi nhiều tiếng la thất thanh “Giặc tới, giặc tới” Giặc đ1o là quân mọi rợ thù ghét đạo và dữ tợn vô cùng. Mọi người đều chạy chốn, Bề trên dòng trước khi chạy tạt qua nhà nguyện. Bỗng nghe một tiếng rõ gọi bên tai: Giaxintô.
Giaxin tô giật mình nhìn tứ phía , nhưng đâu đó vắng tanh. Tưởng nghe lầm, ông vội đi nhanh. Tiếng đó lại gọi lần nữa.: Giaxin tô phát ra từ nhà chầu. “ Gia xin tô , con chạy chốn, để Cha ở đây một mình sao? Ngày mai, ngày mốt, con lấy gì mà ăn nếu không có của ăn này? Con làm thế nào để chống lại quân mọi rợ và với nguy hiển đường xa, nếu không có Cha” Giaxintô đã mở cửa nhà chầu lấy bình mình Thánh ôm vào ngực mang chạy trốn theo mình.
Đố các em , ai đã gọi Giaxin tô?
Chính Chúa Giêsu Thánh thể ngự trong mình Thánh đã làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Chính Chúa đã nói cho ta biết điều ấy. Mời các em đứng nghiêm trang, lắng nghe lời Chúa
B. Công bố Lời Chúa: Ga 6, 53-5
Đức Giê-su nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không co sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.
– thinh lặng gợi ý- Trước khi về trời Đức Giêsu đã hứa sẽ ở cùng Hội Thánh cho đến tận thế và Người đã thực hiện lời hứa đó bằng cách ở lại trong Bí tích Thánh Thể, để làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta. Qua đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe chính Chúa Giêsu đã cho ta biết: Ai ăn thịt và uống máu Đức Giêsu thì được sớng đời đời.
C. Diễn giải
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 22, 19-20 Lc 22,20 Lc 22,19-20 | - Bí tích Thánh Thể là gì?
- Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể
- Chúa Giêsu có yêu thương chúng ta không?….Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta nên trong bữa tiệc ly, khi ăn bữa Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể. Nhưng Chúa Giêsu đã thiết lập như thế nào, mời các em mở Tin Mừng Lc 22, 19- 20 và chúng ta cùng tìm hiểu
- Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu cầm gì trong tay? Cầm bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra
- Và Người nói gì? Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.
- Khi nói như vậy bánh trên tay Chúa Giêsu có còn là bánh thường nữa không? không
- Nhưng bây giờ đã trở thành gì? thịt Chúa Giêsu
- Các em đọc c 20: “Và tới tuần rượu… vì anh em”
- Rượu trong chén có còn là rượu thường nữa không? không
- Do lời truyền của Chúa Giêsu, rượu đã trở nên gì? Máu Chúa Giêsu
- Các em cùng đọc từ câu 19-20: “Rồi Người cầm lấy bánh….anh em”
- Chúa Giêsu là Thiên Chúa quyền năng và là Thiên Chúa tình yêu, Chúa làm được tất cả những gì Chúa muốn để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta.
- Như vậy ai đã lập Bí tích Thánh Thể và lập khi nào? Chính Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể khi ăn bữa tiệc Vượt qua cuối cùng với các môn đệ trước khi Chúa Giêsu tự hiến mình trên Thánh giá, nên còn gọi là bữa Tiệc ly
- Cho các em đọc nội dung GL số 130. 131
| Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc sau hết, trước khi người đi chịu chết (130) Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấymà ăn, nàylà Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”; rồi Người cầm lấy chén rượu cũng tạ ơn trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống, nàylà chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãylàm việc này mà nhờ đến Thầy” (131) |
Ga 6, 54 Ga 13, 1 | - Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể để làm gì?
- Các em muốn khỏe mạnh để đi học, đi chơi thì hằng ngày các em phải làm gì? (phải ăn, phải uống)
- Qua cử chỉ cầm lấy bánh và nói:”Này là Mình Thầy, hãy cầm lấy mà ăn….” Chúa Giêsu khẩn thiết mời gọi chúng ta đón rước Mình và Máu Người. Vì như của ăn, của uống vật chất mang lại sự sống cho thân xác thế nào thì Bí tích Thánh Thể cũng đem lại sự sống kỳ diệu cho cuộc sống thiêng liêng như vậy.
- Chúa lập bí tích Thánh Thể để làm gì, mời các em? … Chúa đã lập bí tích Thánh Thể để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và nuôi dưỡng linh hồn chúng ta cho chúng ta được sống muôn đời như Chúa đã nói:”Ai ăn thịt và uống máu Tôi thì được sống muôn đời”.
- Tại sao? Vì Chúa yêu chúng ta
| Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá và để ban Mình Máu người dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta (129) |
Gl 2, 20 Lc 1, 35 | - Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể
- Đức Giêsu đã chết, đã sống lại và lên trời. Vậy Chúa còn hiện diện trong Hội thánh không các em?… Có, Ngài hiện diện trong Lời Chúa, trong kinh nguyện của Hội thánh, nơi những người nghèo khó, nhất là hiện diện thực dưới hai hình Thánh Thể
- Em có thấy Chúa thực không? không
- Chúng ta không thấy Chúa Giêsu nhưng trong Bí tích Thánh The, Chúa Giêsu phục sinh hiện diện cách nhiệm mầu giữa chúng ta như “Đấng đã yêu mến và thí mạng vì chúng ta”
- Trong thánh lễ, khi Linh mục đọc lời truyền phép, có phải Linh mục đã làm cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu không? Không, chính Chúa Giêsu là chủ tế và là của lễ để hiến tế Chúa Cha, và nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, mà bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh chúa Giêsu, như chính Thánh Thần đã làm cho Ngôi Lời nhập thể trong lòng trinh nữ Maria.
- Chúng ta xác tin: Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể là chính Chúa Giêsu phục sinh, Người hiện diện với đầy đủ thân xác và linh hồn con người, cùng với thiên tính của Người, vì Người là Ngôi Hai Thiên Chúa.
- Với tất cả lòng mến yêu, chúng ta cùng cảm tạ Chúa Giêsu, đã yêu thương ban tặng chính Mình Máu Người để nuôi sống linh hồn chúng, và dẫn đưa chúng ta về cõi Trời.
| - Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh rượu cách thực sự và toàn vẹn cùng với linh hồn và thần tính của Người (c. 133) - Khi Linh mục đọc lời truyền phép thì nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu (c. 132) |
D. CẦU NGUYỆN : Lạy Chúa Gies6u Thánh thể, chúng con cảm tạ Chúa đã ban chính mình máu Chúa nuôi sống linh hồn con. Xin cho chúng con biết đáp trả tinh yêu Chúa bằng việc chăm ngoan học hỏi giáo lý và giữ gìn tâm hồn trong sạch mà dọn mình rước Chúa.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA Lời Chúa: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”(Ga 6, 51)
Bài học: cc. 132- 135
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:
Bánh – nuôi hồn
Bánh – Tăng sức
Bánh – ban ơn
Bánh – Thánh thể
AAA
2. Thực hành: Đọc lời nguyện tắt trong phần hiệp lễ:
“ Lạy Chúa Giêsu Thánh thể , con rất ước muốn được Chúa ngự vào lòng con. Nhưng con chưa được rước Chúa. Xin Chúa hãy ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, là con đã đã hạnh phúc lắm rồi. Xin Chúa ở với con và cùng con vui sống nhé”
3. Bài làm ở nhà: Em hãy vẽ hình bánh thánh và ly rượu sao cho thật đẹp
V. KẾT THÚC: Hát bài thích hợp
……………………………..
Bài 32: BÍ TÍCH THÁNH THỂ (tiết 2)
Lời Chúa: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”(Ga 6, 51)
Ý chính: 1. Quyền cử hành Bí tích Thánh Thể
2. Tôn thờ Thánh Thể
Tâm tình: Cảm tạ Chúa Giêsu và ước ao được rước Chúa
I. ỔN ĐINH
1. Đón tiếp
2. Thánh hoá: Lạy Chúa Giêsu vì yêu con Chúa trở nên lương thực nuôi sống con , xin cho con luôn biết khát khao đón nhận Ngài trong tình yêu và tôn kính.
II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập:
Ngày xưa, tiên tri Elia sau khi thách đấu với các tiên tri Baan , và ông đã thuyết phục được lòng dân quay trở về với Thiên Chúa và giết chết các tiên tri Baan. Các tiên tri Baan là tay chân của hoàng hậu Edêbem nên bà rất tức tối, tìm cách giết tiên tri ÊLia. Một mình phải đối đầu cả triếu thần, nên ông sợ hãi mà chạy trốn. Ông Chạy lên núi Khorép. Trên đường đi, ông mệt mỏi và ngất đi. Một thiên thần đến đánh thức dậy:”dậy mà ăn , vì đường còn xa” rồi cho ông ăn bánh cùng nước uống. Sau khi ăn, ông đủ sức để lên núi Thánh.
Các em thân mến, Bánh và nước Thiên thần cho tiên tri Elia ăn là bánh thần thiêng. Bánh và nước ấy là hình bóng của Bí tích Thánh Thể hôm nay.
B. Công bố Lời Chúa: Lc 22, 19
Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy."
Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và Ngài hiện diện ở đó để làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn ta. Vậy Chúa Giêsu đã trao quyền cử hành Bí tích Thánh Thể lại cho các tông đồ và những người kế vị. Chúng ta hãy cảm tạ tình thương của Chúa.
C. Diễn giải
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 22, 19 1Cr 11, 26 | 1.Quyền cử hành Bí tích Thánh Thể Mời các em mở Tin Mừng Lc 22, 19 và nhìn vào bản văn: -Từ “anh em” Chúa Giêsu nói ở đây chỉ ai vậy? các tông đồ - Vậy khi Chúa truyền:”Anh em hãy làm việc này , mà tưởng nhớ đến Thầy”là Chúa truyền cho các tông đồ làm việc gì? Việc cử hành Bí tích Thánh Thể
- Qua câu 19, Chúa Giêsu truyền cho các tông đồ cử hành Bí tích Thánh Thể “để tưởng nhớ đến Thầy”, Các em có biết Chúa Giêsu muốn các tông đồ nhớ gì không? đó là tưởng niệm cuộc đời, cái chết, việc phục sinh và lên trời của Chúa Giêsu.
- Vậy ai đã trao quyền cử hành Thánh Thể cho các Tông đồ? … Chúa Giêsu
- Chỉ có các tông đồ mới có quyền cử hành Bí tích Thánh Thể sao? Không, ngày nay hy tế Thánh thể vẫn được tiếp diễn mỗi ngày như lời Chúa Giêsu đã truyền phải lập lại những cử chỉ và lời nói của mình “cho tới khi Người lại đến, vì thế những người kế tiếp các tông đồ trong chức Gián Mục, Linh mục, hàng ngày vẫn cử hành Thánh Thể.
- Hàng ngày các em tham dự Thánh lễ do ai cử hành? Linh mục, đó là những người được lãnh nhận bí tích Truyền Chức do các Giám Mục.
| Chúa Giêsu ban quyền cho các tông đồ và những người kế tiếp các ngài trong chức linh mục khi nói rằng:”Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (c. 134) |
| - Tôn thờ Thánh Thể:
- Viếng Chúa Thánh Thể
- Trong thánh lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong hình bánh rượu. Sau thánh lễ, mọi người ra về, Chúa Giêsu dưới hình bánh (Thánh Thể) vẫn ở lại trong nhà Tạm. Người ở đó để sẵn sàng trao ban của ăn đàng cho các bệnh nhân. Hội thánh mời gọi chúng ta tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể vì Chúa Giêsu muốn ở cùng Hội thánh mọi ngày cho đến tận thế.
| |
Mt 28, 20 | - Trong nhà thờ của chúng ta có Chúa Giêsu Thánh Thể không?…
- Nếu có Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta ở đó, em nên làm gì? … Em siêng năng viếng Thánh Thể.Em thưa với Chúa:”Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, con thờ lạy Chúa, con yêu mến Chúa,”
- Sau đó các em có thể nói chuyện với Chúa: kể cho Chúa nghe chuyện của mình: niềm vui nỗi buồn, chuyện học hành.Các em cầu nguyện cho cha mẹ được mạnh khỏe, anh chị em biết vâng lời cha mẹ, chăm học và yêu thương nhau. Cầu cho các bạn bè biết chăm học giáo lý, nghiêm trang sốt sắng khi tham dự thánh lễ. Hoặc em có thể mở Tân ước ra đọc và cầu nguyện với Chúa …
- Nghiêm trang trước Thánh Thể.
- Nhà thờ là nhà của ai? Nhà thờ là nơi dùng để làm gì?
- Khi vào nhà thờ thấy có ngọn đèn sáng trước nhà Tạm là dấu hiệu gì? cho em biết có Mình Thánh Chúa, và ngọn đèn chầu cũng là biểu tượng của lòng mến tôn thờ Chúa.
- Vì tin có Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện thực sự trong nhà thờ, nên em phải biểu lộ niềm tin đó qua cử chỉ, thái độ như thế nào? GLV. nên để các em góp ý và đúc kết lại…
- Tới giờ vào nhà thờ, em vào ngay, không nói chuyện, đi nghiêm trang, khoanh tay, đến trước ghế muốn vào thì cúi mình chào Chúa, trong lòng thầm nói:”Lạy Chúa Giêsu, con thờ lạy Chúa”. Vào ghế, em có thể đứng hay quy, làm dấu thánh giá, cầu nguyện, đọc kinh. Nếu là giờ cử hành thánh lễ, chầu Thánh Thể hay đọc kinh chung, em sốt sắng thưa kinh, hát xướng, hợp lòng trí với vị chủ sự và cộng đoàn để thờ lạy Chúa…
- Tham dự thánh lễ và rước lễ:
- Thánh lễ vừa là việc cử hành Thánh Thể vừa là việc tôn thờ Thánh Thể. Nên ai yêu mến Chúa Giêsu người ấy sẽ siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ
- Chúng ta thấy Chúa yêu thương chúng ta đến dường nào, Ngài đã chết để cứu ta,lại còn ban Mình và Máu Người để nuôi sống linh hồn ta. Các em sắp được lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh Thể nên các em hãy cố gắng sống thật ngoan, ao ước, khao khát, mời Chúa đến ngự trong lòng em để xứng đáng đón nhận Chúa , và Chúa chúc lành cho em …..
| Phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh Thể, giữ nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự thánh lễ và rước lễ. (c. 135) |
D. CẦU NGUYỆN: Hát một bài về bí tích Thánh Thể
III. EM NHỚ LỜI CHÚA “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”(Ga 6, 51) / Bài học GL: cc. 132- 135 IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt: CHƠI TRÒ CHƠI TÌM CHỮ
Em hãy ghạch dưới những chữ có nghĩa theo hàng ngang, hay hàng dọc
B | O | B | I | U | M | G |
Í | M | Á | T | H | Ê | H |
T | Ì | N | H | Y | Ê | U |
Í | N | H | Á | L | A | T |
C | H | X | N | Ễ | R | Ạ |
H | C | O | H | V | Ư | Ơ |
V | H | O | T | O | Ợ | N |
Y | Ú | U | H | O | U | M |
K | A | T | Ể | L | Ễ | N |
2. Thực hành: Khi vào nhà thờ, em thể hiện lòng tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể, nhất là khi cử hành thánh lễ.
3. Bài làm ở nhà: Em hãy viết to và trang trí thật đẹp những chữ sau: BÍ TÍCH THÁNH THỂ, BÍ TÍCH TÌNH YÊU
V. KẾT THÚC
…………………………………..
Bài 33: THÁNH LỄ (tiết 1)
Lời Chúa: “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22:19)
Ý chính: 1. Thánh lễ là gì ?
2. Ý nghĩa việc cử hành thánh lễ.
Tâm tình: Sốt sắng tham dự thánh lễ
I. ỔN ĐINH
- Đón tiếp
- Thánh hóa: Các em thân mến, mỗi ngày có biết bao Thánh Lễ đang cử hành trên tòan thế giới. Chúng ta cùng hiệp ý ca tụng tôn vinh, và xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu Thánh Lễ quan trọng và có ý nghĩa như thế nào nhé. HÁT: Chúa Thánh Thần…
- Giới thiệu bài mới:
Hàng ngày các em có tham dự Thánh Lễ không? Hôm nay chúng ta sẽ học hiểu về Thánh Lễ để dâng lễ cách có ý thức hơn nhé.
II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập:
Một bà lão kia có đứa con trai duy nhất bị bọn côn đồ đâm chết. Sau đó tên tội phạm đã bị bắt và bị đem ra trước tòa án để xét xử. Vị quan tòa hỏi bà lão rằng:” Bà muốn được đền bù bao nhiêu tiền cho đứa con thân yêu của bà. Năm triệu hay mười triệu?”. Bà lão run run đứng lên trả lời với hai hàng nước mắt:” Tôi rất đau lòng vì con tôi đã chết. Nhưng tôi không đòi đồng xu nào cả. Tôi chỉ xin rằng hàng năm, tới ngày giỗ của con tôi, thì xin anh ấy (tên tội pham) nhớ xin một thánh lễ để cầu nguyện cho linh hồn Augustino là con tôi. Như thế là tôi cảm thấy hạnh phúc rồi.
Vậy thánh lễ là gì mà có sức mạnh làm cho người đau khổ trở nên can đảm và hạnh phúc như vậy, chị mời các em đứng lên lắng nghe Lời Chúa:
B. Công bố Lời Chúa (Cr 11, 23-26):
Lời Chúa trong thư Thánh Phaolô tồng đồ gởi tín hữu Côrintô.
“ Thật vậy điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn rồi bẻ ra và nói: “ Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”. Cũng thề cuối bữa ăn Người nâng chén và nói: “ Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”. Thật vậy cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.”
Đó là Lời Chúa.
– thinh lặng – gợi ý
C. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
1Cr 11,23-26 Dt 7, 25. 27; 9, 12 | 1. Thánh lễ là gì? Mời các em mở thư Thánh Phaolô 1Cr 11, 23-26 - Qua đoạn Lời Chúa các em vừa nghe, Thánh Phaolô thuật lại điều gì? Việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể.
- Qua câu 23b-25, các em có biết Chúa Giêsu truyền cho các tông đồ làm gì? Cử hành Thánh Thể (thánh lễ)
- Thánh Phaolô nói Chúa Giêsu đã làm như thế nào? “Chúa Giêsu cầm lấy bánh…. tưởng nhớ đến Thầy”.
- Chúa Giêsu nói “tưởng nhớ đến Thầy” là nhớ điều gì ? Nhớ đến hiến lễ của Chúa Giêsu trên thánh giá, nhớ đến việc Chúa đã chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta).
- Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên hy lễ của Người chỉ cần dâng một lần là đủ để tẩy xóa tội lỗi chúng ta đã phạm, từ Adam Eva cho đến tận thế. Vì thế, khi cử hành thánh lễ Hội Thánh tưởng niệm đặc biệt sự chết và sống lại của Chúa Kitô, đồng thời làm cho cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô được tái thực hiện cách mầu nhiệm trên bàn thờ, và đem lại ơn cứu độ cho con người. (“Sống BTTT. Khởi đi từ thánh lễ” số 110-111)
- GLV cho các em đọc c.136
| Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô, là hiện tại hóa và tiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội thánh (c. 136) |
Ep 1, 5-6 2Cr 9, 15 Rm 3, 23 Ep 2, 16 Cl 1, 20 1 Pr 2, 24 1Cr10,15–17 Rm 12, 5 | 2. Ý nghĩa của việc cử hành Thánh lễ: - Chúa Giêsu đã chịu chết và sống lại để cứu chuộc toàn thể nhân loại, không cần một lễ tế nào khác và chỉ cần dâng một lần là đủ. Vậy tại sao ngày nay Hội thánh lại dâng thánh lễ hàng ngày. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lý do sau nhé:
- Tạ ơn và ca ngợi
- Khi cha mẹ cho em cái gì thì em làm sao? Em cám ơn
- Thiên Chúa ban cho con người chúng ta rất nhiều ơn như cho chúng ta được sinh ra làm người có trí thông minh, được làm con Chúa, và hàng ngày Ngài lại ban cho ta biết bao ơn lành hồn xác... Như thế chúng ta phải làm gì? Cám ơn Chúa. Vì thế Hội thánh dâng thánh lễ hàng ngày để dâng lời tạ ơn và ngợi khen Chúa
- Tưởng niệm hy tế của Chúa Giêsu và của Hội Thánh:
- Như chúng ta đã học ở phần trên, khi cử hành Thánh Thể hay Thánh lễ, Hội Thánh tưởng niệm điều gì? Tưởng niệm Chúa Giêsu đã dâng mình trên thánh giá, đã chết và đã phục sinh. Nhờ thánh lễ, Người tiếp tục trở nên của ăn của uống dưỡng nuôi con người để được sống đời đời…
- Vậy tại sao Thánh lễ lại cũng là hy tế của Hội Thánh? Vì Hội thánh là thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúa Kitô là đầu Hội Thánh, nên lễ dâng của Chúa Giêsu cũng là lễ dâng của Hội thánh.
- Đền bù tội lỗi và xin ơn:
- Các em có tội không? Chị có tội không? (có)
- Tất cả mọi người đều có tội, và tội chúng ta xúc phạm đến chính Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương chúng ta.
- Nhưng nhờ ai mà chúng ta được tha tội? Nhờ hy tế thập giá của Chúa Kitô, chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa
- Vì thế khi cử hành thánh lễ, Hội Thánh cầu xin ơn tha tội, và nguyện cầu muôn ơn lành cho mọi thành phần…: Cầu cho Đức Thánh Cha , cho các Đức Giám Mục, cho ông bà tổ tiên…cho hết mọi người, kẻ sống người chết, cho từng nhu cầu sống của người tín hữu... )
- Các tín hữu được kết hợp với nhau trong Chúa Kitô.
- Anh (chị) hỏi các em nhé: Hội Thánh có tương quan như thế nào với Chúa Kitô? (Hội thánh là thân thể Chúa Kitô)
- Vậy thân thể đó là những ai? (là các Kitô hữu, là chúng ta) - Khi tham dự Thánh Lễ, là chúng ta tham dự vào bữa tiệc Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa. Bí tích Thánh Thể chính là bí tích của sự hiệp thông, nên khi rước Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta được hiệp nhất với Chúa Giêsu, và hiệp nhất với nhau trong Chúa Giêsu. Các em mở và đọc 1 Cr 10, 15-17
Giờ đây mời các em nhau dâng lên Chúa Lời cầu nguyện vì hồng ân thánh lễ Chúa đã ban cho chúng ta.Mời các em cùng đứng. | Hội thánh cử hành thánh lễ vì những ý này: - Một là để cảm tạ, ngợi khen Chúa Cha vì các ơn huệ Ngài ban cho loài người.
- Hai là để tưởng niệm hy tế của Chúa Kitô và thân thể Người là Hội thánh
- Ba là để đền bù tội lỗi của người sống, người chết, đồng thời xin Thiên Chúa ban cho ta những ơn lành hồn xác.
- Bốn là để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong Chúa Kitô và được kết hợp với phụng vụ trên trời. (137)
|
D. CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con đã biết Thánh lễ là nguồn ơn vô giá, vì chính là hy lễ của Chúa dâng lên Chúa Cha để đền tội và ban mọi ơn lành cho chúng con. Xin giúp chúng con biết siêng năng, sốt sắng tham dự thánh lễ hàng ngày, nhất là Thánh Lễ Chúa Nhật.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22:19) / GL: cc. 136- 140
VI.EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt: Hát: Tiệc Thánh (x. Sh ĐBTT. Tr. 74)
2. Thực hành: Khi vào nhà thờ, em thể hiện lòng tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể, và em
quyết tâm tham dự thánh lễ hàng ngày cách sốt sắng.
3. Bài làm ở nhà: Em đóng khung thật đẹp câu Lời Chúa: ” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”
V. KẾT THÚC
Các em vừa học hỏi về thánh lễ. Các em thấy thánh lễ vô cùng quý giá. Chính Chúa Giêsu ngày ngày tế lễ để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta thấy Chúa rất yêu thương chúng ta: Người ban Lời để dạy bảo ta, Người ban Mình Máu để nuôi dưỡng ta, cho ta được hiệp nhất với Người.
Trong thinh lặng mỗi em hãy nói với Chúa một lời cám ơn. Chúng ta cùng xin lỗi Chúa về những lần chúng ta không sốt sắng dâng lễ.
…………………………………..
Bài 33: THÁNH LỄ ( tiết 2)
Lời Chúa: “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22:19)
Ý chính: Các phần của thánh lễ.
Tâm tình: Sốt sắng tham dự thánh lễ
I. ỔN ĐINH
- Đón tiếp
- Thánh hóa: Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con tiếp tục tìm hiểu về thánh lễ. Xin Chúa ban tràn đầy Thánh Thần xuống trên chúng con để chúng con hiểu cách thấu đáo hơn về Thánh Lễ nhờ đó chúng con biết trân trọng giá trị của Thánh lễ mà chúng con dâng lên Chúa mỗi ngày.
II. EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập: Kể chuyện Thánh Đaminh Saviô:
Một buổi sáng nọ, khi đã đến giờ ăn, tất cả các học sinh tập trung tại phòng ăn để dùng bưã điểm tâm như thường lệ. Thánh Gioan Don Bosco rảo mắt một vòng để quan sát các học viên của mình và ngài bỗng thấy thiếu cậu học trò Đaminh Saviô, các em cũng phát hiện ra điều này và nhìn nhau thắc mắc “ Không bíêt Saviô đang ở đâu?” vì Saviô vốn là một học trò gương mẫu và kỉ luật. Sau một thóang suy nghĩ Thánh Gioan Don Bosco chợt nhớ ra điều gì đó. Lâp tức Ngài rời phòng ăn đi về phía Nhà Nguyện. Đúng như điều Ngài phán đóan, khi vừa mở cánh cửa nhà Nguyện Ngài nhìn ngay lên phía gian cung Thánh và bắt gặp Đaminh Saviô đang trong tư thế quỳ cầu nguyện: hai tay chắp trước ngực, đầu ngẩng cao và mắt hướng nhìn về phía NhàTạm. Cha hiểu ngay điều gì đã xảy ra và khẽ gọi “Savio”. Cậu giật mình chòang tỉnh và quay lại phía sau. Cha Gioan liền hỏi: “Con đang làm gì thế, con có biết mọi người đang đợi con ở phòng ăn không?” – “Thật vậy sao? Cha ơi, thánh lễ đã kết thúc rồi ư! vậy mà con cứ nghĩ mình đang dâng lễ thật sốt sắng.”
Các em ơi muốn có được tâm tình như thánh Saviô các em phải học hiểu về thánh lễ. Vậy để hiểu thêm về tầm quan trọng của Thánh lễ, chúng ta cùng nhau đọc lại đọan Tin Mừng trong sách CVTĐ nói về cộng đòan tiên khởi Giêrusalem mỗi khi tụ họp với nhau đã thể hiện tâm tình như thế nào nhé.
B. Công bố Lời Chúa
Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng (Cv 2, 42).
– thinh lặng – gợi ý:
Qua Lời Chúa, chúng ta thấy được mẫu gương của các Kitô hữu tiên khởi, họ siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Xin Chúa khơi dậy trong chúng ta tâmtình sốt sắng khi tham dự Thánh lễ ngày nay.
C.Diễn giải nội dung giáo lý LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Cv 2, 42 1Cr 11,24-26 | - Các phần của thánh lễ:
- Bạn nào nói lại cho Anh (Chị) biết, các Kitô hữu tiên khởi đã làm những gì? (Nghe các Tông đồ giảng, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng.)
- Đó là các việc mà các tín hữu thường làm mỗi khi gặp gỡ nhau. Còn hôm nay chúng ta lại tiếp nối truyền thống của các tín hữu là tụ họp nhau lại trong thánh lễ mỗi ngày. Và các em nhớ lại xem nhé:
- Thánh lễ gồm có mấy phần ?… Ngoài nghi thức mở đầu và kết thúc, Thánh lễ gồm có 2 phần: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Hai phần này liên kết chặt chẽ với nhau làm nên một hành vi phụng tự duy nhất.
- Phụng vụ Lời Chúa từ lời nguyện nhập lễ đến hết Lời nguyện cộng đoàn (lời cầu nguyện; đọc Sách Thánh; hát đáp ca và Alleluia; công bố Tin Mừng; bài giảng; kinh tin kính và lời nguyện cộng đoàn).
- Phụng vụ Thánh Thể từ việc tiến dâng bánh rượu cho tới hết lời nguyện hiệp lễ ( dâng bánh rượu hay chuẩn bị lễ vật; truyền phép; rước lễ; cám ơn; lời nguyện hiệp lễ)
- Trong phần PV TT có 2 nghi thức quan trọng nhất, đó là:
- Nghi thức truyền phép làm cho bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa Giêsu.
- Nghi thức rước lễ (hiệp lễ): mọi người được mời gọi lên đón nhận lấy Mình Máu Chúa Kitô
- GLV cho các em lặp lại nội dung GL của từng phần thích hợp để các em dễ nhớ.
| Phụng vụ Lời Chúa gồm những lời cầu nguyện, ngợi khen ta dâng lên Thiên Chúa và những lời Chúa dạy ta trong Kinh thánh và bài diễn giảng. Phần này khởi sự từ lời nguyện nhập lễ cho đến hết lời nguyện chung (c. 139) Phụng vụ Thánh Thể gồm việc chuẩn bị lễ vật, kinh tạ ơn và việc rước lễ (140) |
| Các em thân mến, - Chúng ta vừa học giáo lý về Thánh Lễ, và chúng ta hiểu rằng Thánh lễ vô cùng quý giá, Vì thế, chúng ta không đi “xem lễ hay ngó lễ” nhưng chúng ta cùng dâng Thánh lễ, vì chúng ta cùng hiệp dâng với chính Chúa Giêsu và Hội Thánh.
- Chúng ta tham dự bằng cả tâm tình bên trong và biểu lộ tinh thần hiệp nhất ra bên ngoài bằng cử chỉ cộng đồng: đứng, ngồi, quỳ nghiêm trang…. ca hát, đối đáp thật sốt sắng.
- Bây giờ chắc chắn các em đã hiểu sâu xa hơn về tầm quan trọng của thánh lễ và bắt đầu từ hôm nay chúng ta phải dâng lễ với một ý thức và một tâm tình thật sốt sắng các em nhé. Giờ đây mời các em đứng lên, chúng ta cùng thinh lặng, mỗi em sẽ dâng lên Chúa Giêsu lòng biết ơn, và xin lỗi Chúa vì những thái độ bất kính chúng ta đã làm khi tham dự Thánh lễ.
| Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta, Người tiếp tục dâng mình tế lễ trên bàn thờ vì chúng ta. Thánh lễ chính là bữa tiệc Chúa dọn ra cho chúng ta: Lời Chúa vàThánh Thể, để chúng ta lãnh nhận và được sống dồi dào. |
D.CẦU NGUYỆN Lạy Chúa rất đáng mến yêu của chúng con, khi xưa trong Bữa tiệc ly, Chúa đa lập Bí tính Thánh thể để ở lại với chúng con mãi mãi. Ngày nay trong thánh lễ mỗi ngày chúng con vẫn được gặp Chúa. Thế nhưng chúng con còn lười biếng đến với Chúa và khi đến rồi chúng con lại thờ ơ, chểnh mảng. Xin Chúa tha thứ cho chúng con những lầm lỗi đó, để bắt đầu từ hôm nay chúng con tham dự thánh lễ với một tâm tình mới vàsốt sắng như Chúa mong muốn. Xin Chúa nhận lời chúng con.
III. EM NHỚ LỜI CHÚA: “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22:19)
GL: cc. 136- 140
DI.EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt: Hát lại bài “Tiệc Thánh”
2. Thực hành: Khi vào nhà thờ, em thể hiện lòng tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể, và em quyết tâm tham dự thánh lễ hàng ngày cách sốt sắng.
- KẾT THÚC:
- Nhắc nhớ các em nhớ đi lễ đều đặn và sốt sắng.
- Đọc Kinh Sáng Danh.
…………………………………
Bài 34: RƯỚC LỄ (tiết 1)
Lời Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54)
Ý chính: 1. Ơn ích của việc rước lễ
2. Điều kiện để rước lễ
Tâm tình: Ước ao, khao khát rước lễ
I. ỔN ĐINH
- Đón tiếp
- Thánh hóa: Hát Kinh Chúa Thánh Thần.
- Giới thiệu bài mới
Chúa mời gọi chúng ta đón nhận Mình và Máu Người để được sống đời đời. Hôm nay chúng ta sẽ học bài rước lễ để biết cách dọn mình xứng đáng
II.EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập:
Một lần kia Napoleon cùng các binh sĩ ngồi nghỉ mệt sau một cuộc hành quân. Một anh lính hỏi Napoléon rằng: “Thưa ngài, trong đời của ngài, kỷ niệm nào đẹp nhất và đáng ghi nhớ nhất?” – Napoléon đáp: “Kỷ niệm đẹp nhất và đáng ghi nhớ nhất đó là ngày tôi được lên rước Mình Máu Thánh Chúa”!
Câu trả lời thật tuyệt vời của một vị Hoàng đế phải không các em. Ước mong ngày đó cũng sẽ đến với các em khi các em được Rước lễ lần đầu. Mời các ẽm đứng lắng nghe Lời Chúa.
B. Công bố Lời Chúa: Ga 6, 54 –57 / thinh lặng – gợi ý:
Các em thân mến,
Về sự sống tự nhiên, hàng ngày chúng ta phải ăn uống điều hòa để có đủ chất dinh dưỡng cơ thể. Về sự sống siêu nhiên cũng thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta lắng nghe Lời Người và đến với Người để tham dự tiệc Thánh Thể. Tham dự tiệc Thánh Thể, đó chính là điều các em đang mong ước. Xin Chúa giúp chúng ta chuẩn bị thật xứng đáng cho ngày hồng phúc sắp tới.
C. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Ga 6, 53–57 Ga 6, 56 1Cr 10, 17 Ga 6, 54. 58 | - Ơn ích của việc rước lễ
Mời các em mở Tin Mừng Ga 6, 53 – 57 - Khi chúng ta rước lễ là chúng ta đón nhận ai vào tâm hồn? Rước chính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu
- Thật hạnh phúc biết bao vì khi rước lễ, chúng ta được Chúa Giêsu phục sinh ngự vào trong tâm hồn và biến đổi chúng ta nên giống Chúa, được kết hợp mật thiết với Người. Chính Chúa Giêsu xác quyết như thế. Mời các em đọc Ga 6, 56: ”Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”
- Chúa Kitô là đầu của Hội Thánh, thì khi rước lễ chúng ta được liên kết với ai nữa? với Hội thánh
- Cho các em đọc 1 Cr 10, 17: Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
- Chính Chúa Giêsu hứa ban cho những ai ăn Thịt và uống Máu Người thì được sống muôn đời, nghĩa là không phải chết trong tội. Vì thế, khi tham dự Thánh lễ sốt sắng, và chính khi rước lễ chúng ta được tẩy xóa các tội nhẹ, được lớn lên trong An sủng, vì Thánh lễ là hiện tại hóa mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu.
- Các em có muốn được sống hạnh phúc muôn đời và được sống lại ngày sau hết không? … Nếu muốn thì ngay bây giờ em phải làm gì? (phải chăm chỉ học giáo lý, ngoan ngoãn biết vâng lời ba mẹ, những người có trách nhiệm và thực hiện những điều kiện cần thiết để được rước lễ) / GLV cho các em lặp lại NDGL số 142
| Rước lễ thì được những ơn ích: - được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội thánh,
- được tẩy xóa các tội nhẹ,
- được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời. (142)
|
1Cr 11,27–29 Mt 23, 28 | - Điều kiện để được rước lễ:
- Trong thánh lễ, các em thấy khi cha chủ tế giơ cao Mình Thánh và đọc”Đây Chiên Thiên Chúa , đây Đấng xóa tội trần gian…”thì mọi người đáp lại lời nào? (Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh)
- Đó là lới thưa thật khiêm tốn để chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón rước Chúa Giêsu. với những điều kiện sau đây:
a/ Sạch tội trọng: - Một người mắc tội trọng tức là tuyệt giao với Chúa, chống lại Chúa thì có được rước Chúa không? Không.
- Mời các em mở thư 1Cr 11, 27 –29 xem Thánh Phaolô đã dạy chúng ta như thế nào? …
- Vậy khi rước lễ chúng ta phải làm sao? (phải sạch tội trọng)
- Nếu có tội trọng tbì phải xưng tội. Còn nếu có tội nhẹ, có được rước lễ không? (được, nếu chỉ có tội nhẹ thì ăn năn tội xin Chúa tha thứ rồi dọn mình lên rước lễ)
b/ Có ý ngay lành: - Một người rước lễ có ý để ba mẹ thích, để bạn bè cho là đạo đức, điều đó tốt hay xấu? … Đó có phải là ý ngay lành không?…
- Người rước lễ mà có ý xấu Chúa có biết không ?… Có, đó là những kẻ giả hình, Chúa không ưa thích. Đọc Mt 23,28
- Vậy thế nào là có ý ngay lành khi rước lễ. Mời các em góp ý? … Chúng ta rước lễ vì khao khát để được đón nhận Mình Máu Chúa làm của nuôi linh hồn, để Chúa tăng thêm ân sủng, nhất là hồng ân đức ái… Đó chính là những ơn ích đã nêu ở số 142.
c/ Giữ chay Thánh Thể: - Hiện nay, Hội Thánh dậy chúng ta phải giữ chay 1 giờ trước khi rước lễ. Giữ chay tức là không ăn uống của gì, trừ nước lã, hoặc uống thuốc.
- GLV đưa ra những thí dụ cụ thể về ăn uống làm cản trở rước lễ để các em hiểu rõ hơn. Sau đó cho các em đọc nội dung GL số 141
| Điều kiện để được rước lễ: - sạch tội trọng
- có ý ngay lành
- dọn mình chu đáo và giữ chay theo luật dạy (141)
|
- CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu bao ngày tháng chúng con hằng mong ước được rước Chúa lần đầu tiên. Xin giúp chúng con trong những ngày này biết chuẩn bị tâm hồn trong sạch và thánh thiện để chúng con xứng đáng được Chúa ngự vào lòng
III. EM NHỚ LỜI CHÚA “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54) / Bài học GL: cc. 141 – 142
IV. EM SỐNG LỜI CHÚA
1. Sinh hoạt:
Băng reo:
NĐK TẤT CẢ
Bánh An no (hai tay vòng ra trước bụng)
Nhưng rồi Sẽ chết (nhún người xuống)
Cơm An no (hai tay vuốt bụng, ưỡn ra phía trước).
Nhưng rồi Cũng sẽ chết ( ngồi, nghẻo đầu).
An Mình Máu Chúa Sống muôn đời ( đứng bật dậy).
Ah! ( tất cả hô lớn và kéo dài ).
2. Thực hành: Khi vào nhà thờ, em thể hiện lòng tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể, nhất là khi cử hành thánh lễ.
V. KẾT THÚC: - Đọc kinh sáng danh / - Chào nhau
…………………………………………..
Bài 34: RƯỚC LỄ (tiết 2)
Lời Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54)
Ý chính: Siêng năng rước lễ
Tâm tình: Ước ao, khao khát rước lễ
I.ỔN ĐỊNH
- Đón tiếp
- Thánh hóa
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương chúng con, Chúa đã trở nên của ăn, của uống để nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Xin cho chúng con biết siêng năng rước lễ, để mỗi ngày chúng con một lớn lên và được sống muôn đời.
- Giới thiệu bài mới
Tiết trước chúng ta học bài rước lễ chị đã nói 2 ý: Ơn ích của việc rước lễ và điều kiện của việc rước lễ, nhờ đó chúng ta thấy được gía trị của việc rước lễ. Hôm nay chúng ta sẽ học đến ý thứ 3: Siêng năng rước lễ.
II.EM NGHE LỜI CHÚA A. Dẫn nhập: Ga 6, 1-13
Các em có nhớ phép lạ hóa bánh ra nhiều không ? Chị lược kể cho các em nghe nhé:
Hôm đó, dân chúng theo Đức Giêsu đông lắm. Họ say sưa nghe Chúa giảng, không nghĩ gì đến chuyện ăn uống. Nhưng Chúa Giêsu là Đấng yêu thương, Người biết ngày cũng đã gần tàn. Chúa đặt vấn đề với Phi-lip-phê: “ Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây”. Giữa lúc các môn đệ phân vân làm sao mà có lương thực cho dđám dân quá đông như thế thì có em bé sẵn sàng dâng cho Chúa Giêsu 5 chiếc bánh và 2 con cá. Chúa Giêsu đã cầm lấy bánh và cá dâng lời tạ ơn rồi phân phát cho những người ngồi đó, nguyên số đàn ông đã tới khỏang 5000 người. Tất cả đều ăn no nê và dư 12 thúng đầy.
Các em thấy Chúa Giêsu có phải là Đấng yêu thương nhân từ không?
Các em có muốn lắng nghe Lời Người không?
Mời các em đứng.
B. Công bố Lời Chúa: Ga 6, 32 – 35
Đức Giê-su đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian." Họ liền nói: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy." Đức Giê-su bảo họ: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!
– thinh lặng – gợi ý:
Để tiếp tục ở với chúng ta, Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể để dưỡng nuôi linh hồn chúng ta. Đó chính là điều chúng ta phải xin Chúa dạy cho chúng ta:“chúng ta cần có Chúa” để được sống muôn đời.
C. Diễn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DIỄN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Ga 6, 35 Ga 6, 51 Ga 6, 53 Ga 7, 38 Mt 22, 4-9 Ga 6, 54 | Siêng năng rước lễ - Hàng ngày các em ăn mấy bữa?…
- Chúng ta ăn uống để làm gì?… để có sự sống
- Người ta bảo “An được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo” - Khi một người đau không thể ăn uống được thì người ta làm gì ?…Phải lo chữa, truyền nước biển để nuôi cơ thể.
- Không ăn uống, không có sức khoẻ có đi học, đi tham dự Thánh Lễ… được không?
- Nếu cứ nhịn ăn nhịn uống thì kết quả ra sao? … Chết
- Các em thích sống hay thích chết? … Ai cũng thích sống, quý trọng mạng sống, nên khi lâm nguy, người ta phải tìm hết cách để chạy chữa…vì sự sống là quà tặng Chúa ban…
- Thân xác cần của ăn để có sự sống, để làm việc, học hành… Vậy linh hồn có cần của ăn không? …
- Của ăn của linh hồn là gì?… Lời Chúa và Thánh Thể.
- Các em được đón nhận Lời Chúa khi nào?… Khi học Giáo lý, đọc Tin Mừng, tham dự Thánh Lễ, đọc Kinh Tối gia đình…
- Khi nào thì chúng ta được tham dự tiệc Thánh Thể? … Khi hiệp dâng Thánh lễ.
- Ai là bánh trường sinh? Chúa Giêsu
- Làm sao em biết?…Chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Tôi là bánh trường sinh…được sống”
- Người không ăn Thịt và uống Máu Con Người thì kết quả thế nào?… Không có sự sống nơi mình – chết.
- Chúa Giêsu có mời gọi chúng ta đến nhận Mình Máu Ngài không?… Có, Chúa luôn mời gọi: “Ai khát hãy đến cũng Tôi. Ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống.”
- Chúa còn minh chứng bằng dụ ngôn dọn tiệc cưới, chủ nhà vất vả đi mời khách dự tiệc, thế mà có những người đã dại dột chối từ… nên chủ nhà sai đầy tớ ra các ngả đường để mời….
- Nếu khi dự tiệc, các em chỉ ngồi nhìn mà không ăn tiệc thì khôn hay dại? …
- Người siêng năng lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Giêsu thì sao?… được sống muôn đời, và sống lại trong ngày sau hết.
- Hàng ngày, chúng ta được Chúa Giêsu và Hội Thánh mời gọi tham dự bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Thánh lễ chính là bữa tiệc Chúa thiết đãi dân Người. Các em hãy chuẩn bị tâm hồn thật chu đáo để dâng lễ hàng ngày, vì các em sắp được đón rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu.Thật hạnh phúc biết bao cho những ai được đến dự tiệc Thánh Thể, tức là Rước lễ.
- Và các em nhớ: Hội Thánh cho phép chúng ta được Rước lễ 2 lần trong một ngày.
| Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần, ta nên rước lễ hằng ngày. Có thể Rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi tham dự Thánh Lễ. (143) |
-
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúng con sắp được rước Chúa lần đầu tiên. Xin cho chúng con nhận ra gía trị cao cả của việc rước lễ.Để chúng con biết khao khát, siêng năng rước Chúa mỗi ngày vì chúng con cần có Chúa để được sống muôn đời.
III.EM NHỚ LỜI CHÚA: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54) Bài học GL: c 143 IV.EM SỐNG LỜI CHÚA 1. Sinh hoạt : (Có thể đọc thơ diễn cảm hoặc GLV Hò từng hai câu một và các em hát: “Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai đang hò lơ hò lơ”)
Thơ: Mỗi lần rước Chúa vào lòng
Dọn mình sạch tội giữ lòng trinh trong
Trang nghiêm, sốt sắng, đàng hòang
Ước mong Chúa đến vui mừng hân hoan.
Chúa đem hạnh phúa thiên đàng,
Giúp em nên thánh siêng năng đón Ngài.
2. Thực hành: Khi vào nhà thờ, em thể hiện lòng tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể, nhất là khi cử hành thánh lễ, và năng rước lễ thiêng lêng.
- KẾT THÚC: Đọc kinh sáng danh
…………………………………….…