PHẦN II: CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO
Bài 20: PHỤNG VỤ
LỜI CHÚA: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ đựơc cứu độ.” ( Rm 10,9)
Ý CHÍNH: - Phụng vụ là gì? ( Rm 10,9.11)
- Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa trong phụng vụ. ( Ep 1,3)
TÂM TÌNH: Ước ao hiểu và sống phụng vụ một cách đúng đắn.
I. ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG
Bắt đầu bước vào năm học mới, tất cả các trường học đều tổ chức cho học sinh mình tham dự lễ khai giảng. Khi kết thúc năm học, nhà trường cũng tổ chức lễ tổng kết.
Khi bắt đầu xây dựng một cơ sở nào đó, chẳng hạn như nhà thờ, nhà giáo lý người ta thường tổ chức lễ đặt viên đá đầt tiên, hay lễ khởi công. Còn khi hoàn thành công trình người ta tổ chức lễ khánh thành.
Trong đời sống con người, cha mẹ thường tổ chức mừng đầy tháng, thôi nôi hay sinh nhật cho các con cái mình.
Đối với người chết thì có giỗ 100 ngày, mãn tang…
Trong dân tộc hàng năm cũng có những ngày tết Nguyên đán, Trung thu …
Qua những lễ hội này, tâm tình giữa người với người được bày tỏ, được duy trì, được phong phú như cổ nhân thường nói: lễ nghĩa bảo tồn tâm tình (dĩ lễ tồn tâm)
Những ý niệm này là khởi điểm quý báu cho chúng ta học hỏi về Phụng vụ. Mời các em cùng đọc Lời Chúa để Chúa dạy chúng ta về Phụng vụ.
III. LÊN TỚI CHÚA
A- Công bố Lời Chúa ( Rm 10,9 – 11)
Sau khi đọc Lời Chúa, thinh lặng , gợi ý:
Bắt đầu cho một niên học mới, chúng ta được mời gọi trở nên công chính qua cách sống niềm tin của mình. Xin cho lời mời gọi của T. Phaolô luôn là đòn bẩy cho chúng ta tiến lên trong đức tin.
B- Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Rm10,9– 11 x. Ep 1, 3-9 Ep 2,8-10 | - Phụng vụ là gì?
- Chúng ta vừa nghe Lời T. Phaolô mời gọi, có lẽ ai trong chúng ta cũng tự cho rằng mình có niềm tin vào Thiên Chúa. Vậy niềm tin đó được cụ thể hoá qua đâu? Qua việc sống và thực hành Lời Chúa, tham dự các nghi thức phụng vụ của Hội Thánh. Như thế phụng vụ là công việc của Hội Thánh tôn thờ Thiên Chúa.
- Phụng vụ nhắm đến 2 mục tiêu: Tôn vinh TC &/ thánh hóa con người.
- Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi.
Vì chính Thiên Chúa đã yêu thương và cứu độ chúng ta qua Con Một yêu dấu của Ngài nhờ quyền năng Thánh Thần (đọc Ep). Đứng trước tình yêu đó Hội Thánh không ngừng dâng lên Chúa lời chúc tụng, ngợi khen, tri ân sâu sắc trong mọi nơi, mọi lúc. Việc cử hành phụng vụ luôn mang tính toàn thể Hội Thánh chứ không mang tính cá nhân. ÞĐể thánh hoá con người Nhờ phụng vụ con người có được một sức sống mới, triển nở trong đức tin – cậy – mến cảm nếm trước được phụng vụ trên trời, làm cho con người nội tâm được bén rễ sâu và được xây dựng trong “ tình yêu lớn lao của Chúa Cha dành cho mỗi người trong Con yêu dấu của Ngài.” (đọc Ep.) | Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con người ( c. 118) |
St 1- 2,4a Xh 17, 1-22 Xh 12,3 x. Ga 3, 16 Mt 16,21 Ep 1,6 | - Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa trong phụng vụ.
- Chúa Cha nguồn mạch cùng đích của phụng vụ.
- Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã làm gì cho ta? (mời các em … ) - Thời Cựu Ước:
- Thiên Chúa sáng tạo muôn vật muôn loài.
- Thiên chúa lập giao ước với Abraham…
- Thiên chúa cứu độ Israel ra khỏi Ai Cập…
- Thới Tân Ước:
- Thiên Chúa ban Con Một yêu dấu cho nhân loại…
- Cứu độ con người bằng cái chết và sự phục sinh của Con Ngài.
- Ban Thánh Thần cho Giáo Hội qua Con Một Người.
- Cho con người được làm Con Thiên Chúa.
- Nhờ Chúa Cha chúng ta được lãnh nhận muôn ơn lành hồng phúc nơi Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chính những phúc lành ấy đem lại cho chúng ta hoa trái của sự sống. Để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời Người ban tặng cho ta.
- Chính vì thế, chúng ta phải cử hành PV để tôn vinh Thiên Chúa
| Trong phụng vụ ta tuyên xưng và tôn thờ Chúa Cha là nguồn mạch mọi phúc lành mà Người ban cho ta nơi Con của Người. (c. 119) |
Mt 4,23 Pl 2,8 Cv 5, 30 – 31 x. Mc 16,15 Mt 28, 18 – 20 | - Hoạt động của Chúa Kitô trong phụng vụ.
- Ngài thực hiện ý định của Thiên Chúa nơi trần gian. - Kết thúc bằng việc tự nguyện hy sinh và chết trên thập giá. - Sống lại – lên trời nhưng vẫn không ngừng hoạt động, hiện diện và ban ơn cho Hội Thánh. Đặc biệt trong Thánh lễ, nơi Bí tích Thánh Thể và nơi Lời Ngài… - Nhờ phụng vụ chúng ta được thánh hoá, trở nên hoàn thiện và nhất là được sống mầu nhiệm Nước Trời tại thế. Bởi vì trong PV chính Chúa Kitô thực thi chức vụ Tư tế. Chính Chúa KT quy tụ chúng ta và Ngài hiện diện giữa cộng đoàn PV như vị chủ tọa (Vd. Trong Thánh Lễ, CKT là chủ tế, là lễ vật – Vị LM có chức tư tế thừa tác, thay mặt CKT là đầu để cử hành) | Trong phụng vụ Chúa Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ của Người để Thánh hoá nhân loại và Hội Thánh cảm mến trước phụng vụ trên trời (c.120) |
Rm 8, 26 Ga 14,26 Ga 16, 13-15 2 Cr 13,13 | - Họat động của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ.
- Để biết vai trò quan trọng của Thánh Thần, mời các em đọc Rm 8,26.
- Chính Chúa Thánh Thần giúp ta gặp đựơc Chúa Kitô vì chính Chúa Giêsu đã xác định điều đó qua Lời của Người. Chính Ngài soi sáng hướng dẫn chúng ta gặp được Chúa Kitô. Các em đọc Ga 16
- Chính Thánh Thần hiện tại hóa công cuộc cứu rỗi của Đức Kitô diễn lại giữa cộng đoàn khi cử hành phụng vụ, nhất là trong Thánh Lễ.
- Đố các em biết: trước khi truyền phép chủ tế đọc lời cầu khẩn Thánh Thần thế nào?… Hội Thánh nài xin Cha ban Thánh Thần xuống để Ngài biến đổi lễ vật thành Mình Máu Thánh Đức Giêsu…
- Cũng chính Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất trong Hội Thánh. Trong phần mở đầu Thánh Lễ, nhất là trong các dịp lễ trọng, Chủ tế thường mở đầu bằng lời nào? “Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần…”
- Nhờ sự hiệp thông của Thánh Thần trong Phụng vụ mà chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa và anh em trong mọi sinh hoạt của đời sống Hội Thánh,
| Trong phụng vụ Chúa Thánh Thần có những sứ mệnh * Chuẩn bị cộng đoàn gỡ gỡ Chúa Kitô. * Nhắc nhở và bày tỏ mầu nhiệm Chúa Kitô. * Hiện tại hoá công cuộc cứu độ của Chúa Kitô và xây dựng tình hiệp thông trong Hội Thánh (c. 121) |
- Thái độ trong phụng vụ:
- Khi nhận quà của ai thì các em phải làm gì? Với thái độ nào?
- Chúng ta được đón nhận những món quà vô giá đó là tình yêu thưong – là những hồng ân – là chính Đức Giêsu Kitô … Vậy chúng ta phải có thái độ và tâm tình nào khi tham dự các giờ cử hành phụng vụ. Nhất là Thánh lễ? Mời các em góp ý…
Chúng ta cần học hiểu, chuẩn bị tâm hồn và thể xác, hoà hợp tâm trí mình với ngôn ngữ, sốt sắng tham dự một cách ý thức, linh động và hữu hiệu để chúc tụng, tôn vinh, cảm ta và cầu xin. |
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy chúa! Xin dạy con biết ý thức và sốt sắng tham dự Thánh lễ và đón nhận các Bí tích để có đủ khả năng thi hành các chức năng mà Chúa đã mời gọi mỗi người chúng con sống và làm chứng nhân cho Chúa trong môi trường sống của chúng con.
- TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
- Bài học: Lời Chúa / số 118 – 121
- Sinh hoạt: Băng reo: “Ba Ngôi hoạt động”
NKĐ: Chúa Cha TC: Nguồn mạch / NKĐ: Chúa Con TC: Hiện diện
NKĐ: Chúa Thánh Thần TC: Thánh hoá / NKĐ: Ba Ngôi - TC: Xây dựng,hiệp nhất, yêu thương. A. A.A
3. Gợi ý sống: Siêng năng tham dự Thánh lễ. - Ăn mặc xứng hợp khi tham dự Phụng vụ.
- KẾT THÚC
……………………………………….
Bài 21: BÍ TÍCH
Lời Chúa: “ “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người, tức thì Máu cùng Nước chảy ra”. (Ga 19, 34)
Ý chính: 1. Bí tích là gì? (Ga 19, 31-34 )
2. Sự cần thiết của Bí tích trong đời sống các tín hữu ( Mc 16, 16 )
Tâm tình: Cảm tạ Chúa đã ban ân sủng cho chúng ta qua các Bí tích.
I.ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG: x GA 178 hoặc câu chuyện thích hợp
Trong gia đình, bữa ăn chung vui vẻ là dấu cho thấy cả nhà yêu thương nhau và là dịp cho mọi người gặp gỡ, sống thân ái với nhau.Trong gia đình Hội Thánh, Chúa Giêsu cũng lập các bí tích là nơi cho ta gặp gỡ Ngài và liên kết với anh chị em. Bữa ăn vật chất để nuôi sống thân xác, các bí tích cũng thông ban ân sủng cho linh hồn chúng ta được lớn lên trong Chúa Kitô. Chúng ta hãy đến với Chúa để Người soi sáng cho ta hiểu về các Bí tích. Mời các em cùng đọc Lời Chúa.
III.LÊN TỚI CHÚA
A.Công bố Lời Chúa: (Ga 19, 31-34 )
Các em thân mến,
Trong cuộc đời chúng mình, có rất nhiều lần chúng ta khát nước thiêng mà không biết. Sự sống tâm linh như chết dần mà vẫn không hay! Người phụ nữ Samaria mà chúng ta kể trong phần đầu, chị ấy thật khôn vì đã sẵn sàng đối thoại để tiến đến gặp gỡ được Đức Giêsu, xin Nước của Người.
Chúng ta hãy xin Nước và Máu từ thập giá đổ vào tâm hồn chúng ta, để hiểu được tình yêu Chúa trong các bí tích mà chúng ta sắp diễn giải.
B.Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Mc 1:34 Lc 5:17 6:18 Ga 1, 14 | 1.Bí tích là gì? - Chắc các em còn nhớ câu định nghĩa “Bí tích là gì” khi chúng ta học cấp II. Mời các em?
- Các em có yêu cha mẹ của mình không? Các em sẽ làm gì để ba mẹ cảm nhận được tình yêu đó?… (một lời nói, một cử chỉ, một món quà có ý nghĩa…một cách sống tốt).
- Đức Giêsu rất yêu thương chúng ta và Ngài đã làm gì để biểu lộ tình yêu này? (Người rao giảng, làm phép lạ cứu chữa mọi tật bệnh , giơ tay động vào bệnh nhân. Ngài có lời nói, hành động, cử chỉ khi chữa bệnh, tha tội…Và Người chấp nhận khổ đau cho đến chết trên thập giá - sống lại và lên trời.)
- Như thế, mọi việc Đức Giêsu làm đều có tính bí tích , vì Người làThiên Chúa nhập thể, Người chính là dấu chỉ, là bí tích cứu độ, một dấu chỉ đã thành xương thành thit ở giữa chúng ta, để chúng ta có thể cảm nghiệm được.
- Mời các em lặp lại NDGL số 122.
| Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng do Chúa Giêsu thiết lập và được trao lại cho Hội Thánh để ban sự sống thần linh cho chúng ta (122) |
Mt 9:22 9:28-29 21:22 Mt 28,19 | -Đọc TM. Khi Đức Giêsu chữa bệnh, người đòi hỏi đều gì nơi đương sự?… Lòng tin. -Khi chịu phép Rửa tội, Câu hỏi đầu tiên Vị Linh Mục thẩm vấn thụ nhân là gì và câu trả lời ra sao?: “Con xin gì cùng HT? – Con xin đức tin” - Vì thế, khi lãnh nhận bí tích phải có đức tin. Chính Hội Thánh khi cử hành bí tích, Hội Thánh tuyên xưng đức tin được đón nhận từ các Tông đồ và người tín hữu phải gắn bó với niềm tin của Hội Thánh.
- Nhờ đâu chúng ta nhận ra ý nghĩa và ân sủng của bí tích? ĐT
- Vd: Bí tích Rửa tội:
- Khi cử hành BTRT, LM dùng chất liệu nào?(Nước) – Ngài làm cử chỉ gì? (đổ nước) và đọc Lời gì?(Cha rửa con Nhân danh Chúa Cha…).
- Nước tự nó có thể tha tội được không?…. Nhờ đâu? Do ý muốn và công nghiệp cứu chuộc của Đức Giêsu, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Người.
- Ai cử hành các Bí tích?… Chính Hội Thánh cầu nguyện và cử hành các bí tích.
- Theo em, việc HT cử hành và chúng ta lãnh nhận bí tích đem lại ích lợi gì cho Hội Thánh?…Đức tin của Hội Thánh và chúng ta được nuôi dưỡng, củng cố để tăng trưởng.
- Để có niềm xác tin chúng ta cùng đọc NDGL số 123.
| Gọi là bí tích đức tin vì khi lãnh nhận các bí tích, ta phải có lòng tin, và nhờ các bí tích, đức tin của chúng ta cáng thêm mạnh mẽ vững chắc hơn. (123) |
Ga 3, 5 Mc 16, 16 Ga 6,53-56 Mc 7. 31… | 2.Sự cần thiết của bí tích trong đời tín hữu: - Các em có thể tìm câu Lời Chúa minh xác bí tích cần thiết cho phần rỗi của chúng ta. Mời các em khám phá?
- “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.”
- “Ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được cứu độ”
- “Nếu các ngươi không ăn Thịt và uống Máu Con Người… không có sự sống nơi mình”. (Chính trong BT mà Chúa Giêsu hằng hiện diện ở giữa chúng ta).
- Người chữa lành kẻ tội lỗi, cho người câm nói được bằng cách sờ tai và lưỡi nó rồi bảo: “Ephata”…v.v.
- Để hiểu được sự cần thiết của các bí tích. GLV dùng lối diễn giải song đối với sự tăng trưởng của đời sống tự nhiên, và nói lên sự cần thiết của các BT trong đời sống siêu nhiên để được ơn cứu độ:
- Đời sống tự nhiên / Đời sống siêu nhien
Sinh ra Bí tích Rửa tội Trưởng thành Bí tích Thêm Sức Nuôi dưỡng Bí tích Thánh Thể Chữa bệnh Bí tíchXDBN & BT.Hòa Giải Đời sống xã hội Bí tích Truyền Chức & BT.HN | Đối với các tín hữu, bí tích cần thiết để được ơn cứu độ, vì chính Chúa Kitô hành động nơi các bí tích, và Chúa Thánh Thần làm cho những người lãnh nhận nên giống Con Thiên Chúa. (125) |
Ga 19,34-37 | Kết: An sủng của các BT Chúa ban luôn rộng mở, nhưng đón nhận thế nào thì tuỳ thuộc ai?… Vd: Ống dẫn nước vào bể, nhưng bẻ đóng nắp…Chúa Giêsu đã đổ Máu và Nước cho tới cạn kiệt, từ đó phát sinh ra các bí tích của Hội Thánh. Nhưng không phải chỉ có Chúa Kitô. Còn một Đấng luôn hoạt động trong Đức Giêsu là ai? (Chúa Thánh Thần) - Vì thế Chúa Kitô hành động trong các bí tích nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hóa các tâm hồn, là hồn sống của Hội Thánh, Đấng hoạt động trong chúng ta, làm cho chúng ta hiểu được tình yêu vô biên mà Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta trong các bí tích. Chúng ta hãy thinh lặng giây lát để dâng lời cảm tạ tình yêu của Chúa và biết sống xứng đáng với tình yêu của Người.
|
C. Hướng ý cầu nguyện:
Được lãnh nhận muôn ngàn ân sủng Chúa ban cho chúng ta qua các Bí tích, chúng ta cùng cảm tạ ơn Chúa và xin Chúa giúp chúng ta sớng xứng đáng với ân sủng Người, đ̉ể chúng ta luôn được lớn lên trong ân sủng và tình yêu của Chúa. (Có th̉ể hát bài thích hợp}
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1. Bài học: 122-123.125
- Sinh hoạt: …
3. Gợi ý sống đạo: Quyết tâm chuẩn bị tâm hồn xứng đang để lãnh nhận BT Thánh Thể & Hòa giải
4.Bài làm ở nhà: Em ghi lại bảy Bí tích tương ứng với những giai đoạn của đời người.
V. KẾT THÚC
……………………………………….
Bài 22: HỘI THÁNH CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
Lời chúa: “Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ, họ ca tụng Thiên Chúa.” (Cv 3,46)
Y Chính: 1. Việc cử hành Phụng Vụ (Cv 2, 42.46-47)
2. Tầm quan trọng của ngày chúa nhật trong Phụng Vụ. (Ga 20, 19- 23)
Tâm tình: Yêu mến và cảm tạ Thiên Chúa.
I. ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG
Hàng ngày, đặc biệt là các ngày Chúa nhật, người tín hữu Công giáo đi đến nhà thờ tham dự Thánh lễ. Mỗi thành phần Dân Chúa đều có những vai trò khác nhau, nhưng cùng chung tâm tình ca tụng Thiên Chúa. Để có thể hiểu Hội Thánh cử hành Phụng vụ thế nào, mời các em cùng đọc Lời Chúa. III. LÊN TỚI CHÚA
- Công Bố Lời Chúa: (Cv 2, 42.46-47) Sau Lời Chúa, gợi ý:
Các em thân mến,
Nhìn vào gương các tông đồ xưa, với thái độ và tâm tình của các ngài khi tham dự và cử hành phụng vụ, chúng ta được mời gọi nhìn lại chính mình và khám phá ra ý nghĩa sâu sa của phụng vụ để chúng ta hiểu và sống tốt hơn.
B.Dẫn Giải Nội Dung Giáo Lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Cv 2,42.46-47 x. Ga 15, 5 1 Cr 12, 27 1Pr 2, 9-10 | 1. Việc Cử Hành Phụng Vụ: - Qua Sách Công vụ, các em nhận thấy Hội Thánh sơ khai cử hành Phụng vụ thế nào? Đâu là những nét chính?…
- Cộng đoàn này đã thể hiện niềm tin vào Chúa Kitô Phục sinh và sống thành một cộng đoàn chuyên chăm cầu nguyện, một cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và các tông đồ. Một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, nhờ đó họ trở thành cộng đoàn loan báo Tin Mừng. Các em thấy điều đó đúng hay sai?
- Giờ đây, chúng ta cùng tìm hiểu cộng đoàn phụng vụ mà chúng ta tham dự
a. Người cử hành: (xem GA trg 185) - Phụng vụ là hành động của ai? Của Chúa Kitô và toàn thể Hội Thánh, vì CKT là đầu HT. HT là nhiệm thể CKT.
- Vậy hằng ngày tham dự Thánh lễ , các em thấy ai là người cử hành phụng vụ. Có phải vị chủ tế không? Toàn thể cộng đoàn phụng vụ…
- Cộng đoàn PV gồm những ai? Mọi thành phần trong Hội Thánh, những người đã lãnh nhận bí tích Rửa tội.
- Tại sao toàn thể Dân Chúa được cử hành PV ? vì nhờ BTRT, mỗi người chúng ta được tham dự vào chức tư tế của ĐKT để cùng Người cử hành PV.
- Còn những người có chức thánh trong Hội Thánh thì sao? Họ là những người được tuyển chọn để trở thành chức tư tế thừa tác để cử hành PV nhân danh CKT.
- Vậy những ai được cử hành PV? Mời các em lập lại NDGL số 126.
| Toàn thể Dân Chúa được cử hành PV. Vì tất cả đều có chức tư tế chung. Tuy nhiên, một số tín hữu được tuyển chọn qua Bí Tích truyền Chức Thánh để cử hành nhân danh CKT. (126) |
x. Kn 13,1 St 15 và 17 x. Lc 8,10 x. Ga 9,6 Mc 7,3,35 | b. Các Yếu Tố PV. Các nghi thức PV thường được diễn tả qua 2 yếu tố: Dấu chỉ và biểu tượng - lời nói và hành động. Dấu Chỉ và Biểu Tượng: - Các dấu chỉ và biểu tượng đều được bắt nguồn từ công trình sáng tạo của Thiên Chúa và trong nền văn hoá nhân loại, được hiện ra rõ nét trong Giao Ước cũ, rồi được bày tỏ đầy đủ trong con người và công cuộc của ĐKT.
- Các em có thể cho một số ví dụ về các dấu chỉ và biểu tượng trong Kinh Thánh? Xin mời.
- VD: Trong CƯ: TC nói qua các thụ tạo hữu hình như: ánh sáng và bóng tối, gió và lửa, nước và đất…
- Trong TƯ: ĐGS dùng những dấu chỉ hữu hình hay biểu trưng để rao giảng và nói về mầu nhiệm Nước Trời như: hạt giống, hạt cải, chiếc lưới, lúa, cỏ lùng, kho báu và viên ngọc…
| Cử hành PV gồm 2 yếu tố: Một là các dấu chỉ và biểu tượng để diễn tả và thực hiện hành động cứu độ của TC. |
| - Ngày nay: CTT tiếp tục công cuộc thánh hoá ngang qua các dấu chỉ của BT. Đặc biệt rõ nhất trong Thánh lễ. Vì mỗi khi cử hành Thánh Lễ là diễn lại hành động Cứu Độ của ĐKT đối với nhân loại.
Lời Nói và Hành Động: Trong khi tham dự các nghi thức cử hành PV, các em thấy lời nói và hành động được diễn tả thế nào?….Qua việc xướng đáp, công bố Lời Chúa, bài giảng, đứng, quỳ, ngồi, giang tay… Mỗi lời nói và hành động đều nói lên cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa TC là Cha và chúng ta là con cái. | Hai là lời nói và hành động , qua đó con người gặp gỡ và đối thoại với TC.(127) |
| c. Các Việc PV: - Điều kiện để thành PV là gì?
- Cử hành nhân danh Giáo Hội.
- Cử hành bởi nguời được GH ủy quyền. (dù cử hành một mình hay đọc riêng.)
- Cử hành theo đúng nghi thức của GH trong sách các phép.
- Vậy các việc PV là các việc nào? Thánh Lễ, các BT, các phụ BT, và các GKPV.
| |
x. St 1,1-22 x. Ga 20,19 Cv 2,42.46-47 | 2. Tầm Quan Trọng Của Ngày Chúa Nhật trong PV: - Ngày CN PV diễn tả với những ý nghĩa như thế nào? ….
- Ngày TC mừng công trình tạo dựng vũ trụ.
- Ngày cử hành mầu nhiệm CKT PS.
- Ngày tuyệt hảo để cộng đoàn tín hữu tập họp cử hành Phụng Vụ: nghe Lời Chúa và tham dự bí tích Thánh Thể.
- HT sơ khai coi ngày CN là ngày như thế nào? Mừng ngày CN như ngày Sa bát mới, ngày Chúa đã PS. Trong ngày này họ họp nhau để cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và cử hành tiệc Thánh Thể.
- Hội thánh đòi buộc chúng ta phài giữ ngày CN như thế nào? Phải thờ phượng TC bằng cách tham dự Thánh lễ, làm việc để thánh hoá ngày CN. Vì đó là ngày của Chúa, ngày sum họp đại gia đình KTG, là ngày nền tảng và là trung tâm của cà năm PV.
| Ngày CN rất quan trọng vì là ngày của Chúa , ngày Chúa đã PS. Vì thế ngày CN là nền tảng và trung tâm của năm PV.(128) |
C.Hướng ý cầu nguyện:
Chúa Giêsu đã đến trần gian để thiết lập một thể thức mới về việc tôn thờ TC. Ngài đã kiện toàn và đổi mới làm nên PV của HT, theo một tâm tình và cách thức của nghi lễ phụng thờ. Ngài đã đến hiến dâng thân mình làm của lễ sống động đẹp lòng Cha để tôn thờ TC và ban ơn Cứu Độ cho con người.
Xin Chúa giúp chúng ta cố gắng tham dự và sống Phụng vụ một cách tích cực và ý thức hơn, đặc biệt là trong Thánh lễ. nhất là Thánh lễ CN. Mời các em thinh lặng cầu nguyện.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
- Bài Học: 126, 127, 128.
- Gợi ý sống đạo:
- Bài làm:
V. KẾT THÚC
…………………………………….
Bài 23: BÍ TÍCH RỬA TỘI
Lời chúa: “Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ, còn ai không tin thì sẽ bị kết án”(Mc 16,16)
Ý chính: 1. Bí Tích Rửa Tội là gì ? (Mc 16, 9. 14 – 16)
- Tầm quan trọng của Bí Tích Rửa Tội (Ga 3,5)
- Cử hành Bí Tích Rửa Tội (Mt 28, 18 – 20)
Tâm tình: Cảm tạ, tri ân được làm con Chúa.
- ỔN ĐỊNH
- TỪ CUỘC SỐNG
Có hai người bộ hành đi đường xa mệt nhọc, đêm đến phải vào ngủ trong một cái miếu nổi tiếng là có ma quái. Một người là Kitô hữu tin tưởng vào sự che chở của Thiên Chúa, nên không chút sợ hãi. Trái lại, người bộ hành kia không phải là người Kitô hữu lại cảm thấy lo sợ. Ông mượn bạn mình chiếc dây đeo cổ có Thánh giá. Quả thực đêm đó, yêu tinh xuất hiện, nó lần mò đến từng người toan tính sát hại. Khi sờ vào cổ người Kitô hữu con yêu tinh thốt lên: “Người này có trong mà không có ngoài”, nghĩa là người này là Kitô hữu đích thực, dù không đeo một dấu hiệu nào. Sang người bộ hành kia, con yêu tinh chạm đến Thánh giá trên cổ người ấy và nói: “Người này có ngoài mà không có trong”. Nghĩa là người này tuy mang Thánh giá, nhưng không phải là Kitô hữu đích thực.
Câu chuyện trên đây, tuy không phải là sự thật nhưng cũng nhằm nói lên rằng người Kitô hữu đích thực phải thể hiện niềm tin trong cuộc sống, chứ không phải phụ thuộc vào sự đăng ký ở sổ gia đình Công giáo hay nhà có treo ảnh tượng Thiên Chúa. Vậy chúng ta phải sống như thế nào sau khi đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Mời các em cùng lên gặp Chúa.
III.LÊN TỚI CHÚA
A. Công bố lời Chúa (Mc 16, 9. 14 –16)
– Gợi ý:
Các em thân mến, Hồng ân cứu độ đã được Đức Kitô thực hiện qua cuộc khổ nạn và phục sinh, khai mở cho chúng ta nguồn ánh sáng và sức sống mới. Để nối dài sức sống đó Ngài đã mời gọi chúng ta tiếp tục sứ mệnh của ngài ở trần gian. Xin Chúa giúp chúng ta thấm sâu được ý nghĩa và hiệu qủa của các bí tích, nhất là các Bí Tích Khai Tâm.
B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Cv2,41 2Cr 5,17; Tt 3, 5 | - Bí Tích Rửa Tội là gì ? (GLV đặt câu hỏi với các em)
- Tên gọi:
- Bí Tích Rửa Tội còn được gọi Bí Tích Thánh Tẩy
- Cv2,41 gọi Bí Tích Rửa Tội là gì ? – phép rửa
- Từ “Thanh Tẩy” hay “Rửa tội” có nghĩa là “dìm xuống”, đó là được mai táng trong cái chết của ĐKT – để cùng sống lại thụ tạo mới.
- Thánh Phaolô gọi BTRT là tắm trong CTT à Tái sinh & đổi mới
- BTRT là một hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa.
| BTRT là BT Chúa Giêsu đã lập để tái sinh ta trong đời sống mới bởi nước và Thánh Thần (131) |
Rm 6,3-4; Cl 2, 12 Ga 3, 5 2 Cr 5,17 Gl 6,15; Rm8,15 1 Pr 2,5 | - Ân sủng của BTRT:
- Người Kitô hữu đã được rửa tội là những người đã chết cho tội lỗi để sống cho Thiên Chúa. Vậy hiệu qủa chính của BTRT là:
- Được rửa sạch mọi tội lỗi và hình phạt do tội
- Được tái sinh lại trong CTT.
- Trở nên thọ tao mới, thành nghĩa tử của Cha, và thành Đền thờ Chúa thánh Thần
- Được tháp nhập vào Hội Thành là thân thể Chúa Kitô ….
- BTRT đóng một dấu ấn thiêng liêng không thể xóa được vì thế mỗi người chỉ lãnh nhận một lần mà thôi
| |
Ga 3,5 Mt 28,19 Ga 3, 18 | - Tầm quan trọng của BTRT
- Chính Đức Kitô đã khẳng định: “Không ai có thể vào nước TC, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”.
- Hội thánh cũng qủa quyết như Đức Kitô vì Hội Thánh không có phương thế nào khác ngoài BTRT để bảo đảm cho mọi người được hưởng hạnh phúc đời đời.
- Khi về trời Chúa cũng ra lệnh truyền cho các môn đệ và cuối cùng điều tiên quyết để lãnh nhận ơn Cứu độ và BTRT là lòng tin.
- Tuy nhiên, theo Hội Thánh, những người không lãnh BTRT có thể được cứu độ trong 3 trường hợp:
- Một là chết vì đức tin
- Hai là có lòng ao ước nhưng chưa có điều kiện lãnh BTRT. (Vd Dự tòng)
- Ba là chưa biết Tin Mừng và hội thánh của ĐKT nhưng đã theo tiếng lương tâm sống ngay lành (133). / (Chúng ta có thể giả thiết họ sẽ khao khát lãnh nhận BTTT, nếu họ biết đến sự cần thiết của BT này.)
- Vì ơn cứu độ của Chúa dành cho tất cả mọi người.
- Vậy BTRT là BT rất cần thiết cho mọi người chúng ta, là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu.
| BTRT rất cần thiết vì Chúa Giêsu đã nói: “không ai có thể vào nước Thiên Chúa mà không sinh ra bởi nước và Thánh thần” (Ga 3, 5) (132) |
| - Cử hành BTRT:
- Ai là người được cử hành BTRT ? Thông thường: Giám mục, linh mục và phó tế nhưng khi khẩn cấp thì bất cứ ai cũng có thể cử hành miễn là làm theo ý muốn và cách thức của Hội Thánh. (134) - Nghi thức chính yếu của BTRT là gì ? Dìm ứng viên vào nuớc hoặc đổ nước lên đầu người dự tòng đồng thời đọc (tên thánh) tôi rửa (anh chị em... ) nhân danh Chúa Cha , Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (135)
- Ngoài nghi thức chính còn một số nghi thức khác (xem trang 195 để hướng dẫn)
- Ai có thể lãnh BTRT ? Tất cả những người chưa rửa tội đều có thể nhận lãnh BTRT.
- Rửa tội cho trẻ em – Người đỡ đầu: (tham khảo trong sách trang 196)
| Người cử hành BTRT: Người đến tuổi khôn, muốn lãnh nhận BTRT phải có lòng tin và ước ao, phải học biết giáo lý và tham dự những nghi thức chuẩn bị gia nhập Kitô giáo. (137) |
x.Ga 3,5 1Pr 2,5 x.Rm 8,29 | Kết: “BTRT là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi BT khác. Nhờ BTRT , chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh là con TC, trở thành chi thể của Đức Kitô, được tháp nhập vào hội thánh và tham dự sứ mạng của hội thánh: BTRT là BT tái sinh chúng ta nhờ nước và lời Chúa: - Chúng ta là con của Chúa, con của Hội Thánh chúng ta phải sống thế nào ? Chúng ta phải sống xứng đáng với ơn gọi làm con TC, ơn gọi nên Thánh, như Chúa Giêsu luôn mời gọi chúng ta sống và nên hoàn thiện như Cha Ngài. - GLV đưa ra một số những thực tập cụ thể để giúp các em sống như một người con trong gia đình Thiên Chúa và Hội Thánh.
|
C. Hướng ý cầu nguyện:
Ân sủng của Bí tích Rửa tội có sức Thanh tẩy tội lỗi và biến đổi người thụ lãnh trở nên con cái Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện cầu xin Chúa cho chúng ta, trong cuộc sống thường ngày, luôn biết sống như một Kitô hữu, để ai gặp chúng ta, họ cũng gặp được hình ảnh của Chúa. (Thinh lặng giây lát – Hát bài thích hợp.)
- TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1. Bài học: 131 –137
- Sinh hoạt
- Gợi ý sống đạo: Ý thức mình là con Thiên Chúa và là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.
Giữ vệ sinh thân thể, y phục lịch sự.
- Bài làm ở nhà
V. KẾT THÚC
………………………………
BÀI 24: BÍ TÍCH THÁNH THỂ (tiết 1)
Lời Chúa: “Người cầm lấy bánh dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” (Lc 22, 19).
Ý Chính: 1. Bí Tích Thánh Thể là gì?
- Chúa Giêsu thiết lập Bí TíchThánh Thể.
- Tầm quan trọng của Bí Tích Thánh Thể.
- Sống Bí Tích Thánh Thể.
Tâm tình: Luôn khao khát rước mình thánh Chúa.
- ỔN ĐỊNH
- TỪ CUỘC SỐNG
Cha Burns là vị chủ chăn mới của ngôi nhà thờ nhỏ ở Kavirando, Châu Phi. Trong Thánh lễ Chúa nhật đầu tiên, Ngài nhìn thấy mot người què lết ra giữa lối đi của nhà thờ để tìm đường ra về sau giờ lễ. Một tháng sau, cha lại thấy người này xuất hiện trong nhà thờ. Sau Thánh lễ, cha lại gần nói chuyện với anh ta và được biết tên anh là Giuse, nhà anh ở làng bên cạnh, các khoảng 40 cây số - thế mà hàng tháng anh vẫn lết đi lễ.
- Cha Burns không tin ở tai mình. Ngài nghĩ: “40 cây số! một người tàn tật như anh có thể lết được đoạn đường dài như thế ư?”
- Vâng thưa cha ! Con rất tiếc là không thể đi dự lễ mỗi tuần, vì con mệt quá.
- Cha Burns đề nghị: Lần sau con cứ ở nhà, cha sẽ qua làng con dâng Thánh lễ, mỗi tháng một lần. Con có thể dự lễ và rước Mình Thánh Chúa tại nhà.
- Từ lúc đó, ngôi nhà tranh bé nhỏ của anh Giuse trở thành một nhà cầu nguyện, nơi mà có Chúa Giêsu ngự trị. Dần dà họ xây một ngôi nhà nguyện xinh xắn và một Linh mục được phái đến sống với họ. Phải chăng nhờ những buổi đi lễ cực nhọc ở Kavvirando của anh Giuse, mà Thánh lễ được cử hành tại một nơi heo hút trên thế giới này.
Phải chăng chỉ khi nào đói khát chúng ta mới thấy được nước uống, cơm bánh là quý, là cần. Khi sống trong những nơi thiếu vắng Linh mục, ta mới thấy hạnh phúc khi được tham dự Thánh lễ, được rước Chúa vào trong linh hồn mình. Vậy Thánh Thể Chúa cao trọng và cần thiết cho người Kitô hữu thế nào, mời các em cùng đọc Lời Chúa.
- LÊN TỚI CHÚA
A. Công Bố Lời Chúa (Lc 22,19 – 20) - Sau khi nghe Lời Chúa:
Các em thân mến, ai trong chúng ta cũng muốn được sống mãi và sống hạnh phúc. Nhưng lòng ước muốn và sự khao khát đó có đủ cho chúng ta mở lòng ra để tiếp nhận nguồn sống là chính Chúa Giêsu Thánh Thể không. Xin tình yêu thương của TC giúp chúng ta mở tâm hồn tiếp nhận sức sống mới qua bái học ngày hôm nay.
- Dẫn Giải Nội Dung
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Lc 22, 19 Lc 22,19-20 1Cr 11,24 Mt 26,26 | Bí Tích Thánh Thể ? - Trước khi Đức Giêsu chịu chết, Ngài đã để lại cho các Tông Đồ lời di chúc. Vậy lời di chúc đó là gì?
“Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” - Đố các em biết: “Làm việc này” là việc nào? Chính là thực hiện điều Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Tiệc Ly, Khi Ngài cầm lấy bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Người. Đây cũng là bảo đảm của Chúa Kitô về hành động của các Tông Đồ và Giáo Hội sau này sẽ mang cùng một ý nghĩa như điều Chúa vừa thực hiện.Nghĩa là hiến tế của Thánh Thể hôm nay cũng là hiến tế Chúa Giêsu đã thực hiện xưa trên thập giá.
- Như thế, lời nói và hành động của Đức Giêsu trong bữa tiệc ly đã thiết lập Hy lễ tạ ơn bằng Mình và Máu Ngài. Đây chính là Bí Tích của tình yêu. Một tình yêu tiếp tục nuôi dưỡng con người bằng chính thịt máu mình. Cảm nhận được tình yêu sâu xa ấy chúng ta cùng đọc nội dung Giáo Lý số 140.
| Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thập Giá và để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta (140) |
Mc 14,22-25 Ga 6,4 Ga 13,1-2 Lc 22,19-20 1Cr11,23-27 Mt 26,26-27 | Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể: - Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong khung cảnh nào của người Do Thái? lễ Vượt Qua của người Do Thái.
- Trong bối cảnh này Chúa Kitô thực hiện tình yêu tột cùng khi ban chính Mình Máu Ngài cho chúng ta.
- Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu đã dùng bánh rượu để biến nên Mình Máu Ngài.
- Đỉnh cao của việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể là gì? Xin mời…
- Chính là lời công bố của Chúa Giêsu khi Ngài cầm bánh và nói:”Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”, rồi Ngài cầm lấy chén rượu mà nói:” Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống , vì này là Máu Thầy , Máu Giao ước đổ ra cho muôn người được tha tội.”
- Ngày nay Giáo Hội không ngừng cử hành Bí Tích Thánh Thể , đây là một dấu chứng sự trung thành với lệnh truyền của Chúa để nuôi dưỡng đời sống chúng ta, và để Người ở giữa chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
| |
Lc 22,19 1Cr 11,24 | 3. Tầm quan trọng của Bí Tích Thánh Thể - Thánh Thể làm nên đời sống Giáo Hội:Thực thi lệnh truyền của Chúa “Các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy”. Giáo Hội cử hành với những người tin được chính Chúa Kitô quy tụ làm nên đời sống Giáo Hội.
- Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh trong đời sống Giáo Hội (cđ. Vatican II)
- Nguồn mạch: vì Thánh Thể khơi nguồn và thúc đẩy Giáo Hội trong các dẫn thân phục vụ Tin Mừng và phục vụ con người.
- Tột đỉnh: vì mọi hoạt động của Giáo Hội quy hướng về Thánh Thể. Nghĩa là người tín hữu khi tham dự Thánh Thể đem tất cả đời sống mình với mọi nỗ lực và dấn thân, và cả những yếu hèn của con người dâng lên Chúa Cha.
- Như thế mọi hoạt động của Giáo Hội sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn tình yêu tự hiến nới chính Chúa Kitô
| Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của mọi sinh hoạt Hội Thánh, vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh là chính Chúa Kitô lễ vượt qua của chúng ta(142) |
X Ga 6, 51 | 4. Sống Bí Tích Thánh Thể - Không ai được mời đến dự tiệc mà chỉ ngồi nhìn…..
- Với bữa tiệc Thánh Thể, một bữa tiệc của tình yêu, sức sống và nguồn bình an. Hạnh phúc cho tất cả những ai đến tham dự và ăn tiệc của Chúa.
Hằng ngày chúng ta được Chúa mời gọi đến tham dự bữa ăn của Chúa, bữa ăn thần linh, tràn đầy ân sủng. Chúng ta hãy biết chuẩn bị tâm hồn trong sạch để rước Chúa, hầu được kết hợp với Chúa và sống trong ân sủng của Người….Và cũng trở nên những tấm bánh biết bẻ ra và trao ban cho mọi người. |
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, vì yêu thương Chúa đã muốn ở lại trong linh hồn chúng con. Xin cho chúng con cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được rước Mình Máu Thánh Chúa. - TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
- Bài học:140 – 142
- Sinh hoạt …
- Gợi ý Sống Đạo: Em năng rước Chúa và Chầu Thánh Thể.
Y phục lịch sự, thái độ nghiêm trang khi vào nhà thờ. 4. Bài làm ở nhà: Vẽ một biểu tượng về Thánh Thể như: Tấm bánh và con cá; Tấm bánh và chùm nho; Chén thánh và bông lúa… vào vở bài làm. - KẾT THÚC
…………………………………
Bài 24: THÁNH LỄ (tiết 2)
Lời Chúa: “ Rồi người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến dâng vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19)
Ý chính: 1. Thánh lễ là gì? (1Cr 11,23- 17)
2. Thánh lễ và đời sống Kitô hữu
Tâm tình: Siêng năng và sốt sắng tham dự thánh lễ
- ỔN ĐỊNH
- TỪ CUỘC SỐNG: Câu chuyện hay kinh nghiệm sống.
Một thương gia Công giáo người Đức đi lên miền bắc cực vào thời gian đạo Công giáo ở đây bị cấm cách. Vì công việc làm ăn, ông phải lưu lại đó suốt mùa Giáng sinh. Biết ông là người Công giáo, một gia đình đã mời ông đến nhà để cầu nguyện lén lút cùng với họ vào đêm Giáng sinh.
Sau lời chào chúc bình an, lời nguyện và bài Kinh Thánh, ông già kéo ngăn bàn và lấy ra một cái hộp nhỏ. Trong hộp có một khăn thánh đã úa vàng theo thời gian. Vừa nâng chiếc khăn lên, ông nói: Cách đây 50 năm, Thánh lễ Giáng sinh cuối cùng trên mảnh đất chúng ta đang sống đã được dâng trên khăn thánh này. Lúc đó tôi còn là một cậu bé giúp lễ. Chiếc khăn này là vật duy nhất còn lại khi ngôi Thánh đường bị thiêu hủy. Mình và Máu Thánh Chúa đã ngự trên khăn thánh này cho đến hôm nay.
Sau khi nghe những lời ấy, mọi người quỳ gối và ông già dâng lời cầu nguyện:
“Lạy Chúa, xin cho chúng con được tự do, xin gửi đến cho chúng con các Linh mục, để chúng con lại được phúc mừng lễ Chúa Giáng sinh và dự phần vào Mình Máu Thánh Chúa”.
Người thương gia Đức bồi hồi cảm động. Ông khao khát lãnh nhận Thánh Thể Chúa, một sự khao khát mà trước đây ông chưa hề có, cho dù ông vẫn đến nhà thờ dự lễ thường xuyên.
- LÊN TỚI CHÚA
- Công bố lời Chúa: (Ga 20,22-23)
- Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
1Cr 11, 24 1Cr 11,24– 25 Dt 1,27 x Ga 6, 54 x Cr 11, 23 | 1. Thánh lễ là gì? a. Thánh lễ là hiến tế của CKT: - Qua đoạn Lời Chúa trong thư Phaolô, Chúa đã truyền lệnh gì cho các tông đồ? “ Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” - Bài trước chúng ta đã học biết “làm việc này” có nghĩa là gì / Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem “ nhớ đến Thầy “ nghĩa là Chúa muốn đều gì? - Nhớ đến hiến tế của Chúa Giêsu , nhớ đến việc Chúa chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta. - Ngày nay Giáo Hội diễn lại hiến tế đó khi nào? Trong Thánh lễ - CGS nhờ bàn tay linh mục, hiến dâng lên Chúa Cha lễ vật cứu độ là mình máu Người. Ngay trên bàn thờ một lần nữa diễn ra cách thực sự việc Chúa Giêsu dâng mình cứu chuộc chúng ta. Gọi là hiện tại hoá lẽ hy sinh độc nhất của CGS - Qua lệnh truyền của Chúa, người muốn nối dài hiến tế thập giá trong thánh lễ, để liên kết chúng ta là chi thể của người vào hiến tế độc nhất vô song của Người, tính chất hiến tế biểu lộ rõ nhất trong lời truyền phép mà mỗi ngày LM diễn lại trong Thánh Lễ. Vậy Thánh Lễ chính là hiến tế của Chúa Kitô. | Thánh lễ là cuộc tưởng niêm lễ Vượt Qua của CKT, là hiện tại hoá và hiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa Cha trong phụng vụ của Hội Thánh (143) |
1Cr 10,17 Ga 6,56 1Cr10,16-17 Ga 6,53-57 | b. Thánh lễ là bàn tiệc Hiệp Thông: - Khi tham dự Thánh lễ, các em được tham dự vào bàn tiệc gì? Bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh thể. Cả hai bàn tiệc đều có một lời mời gọi chung cho mỗi người là lời mời gọi yêu thương. - Khi chúng ta sống yêu thương- chúng ta được nên một với ai? Và tương quan của chúng ta với mọi người như thế nào? Được nên một với Chúa Kitô và tương quan của chúng ta mở rộng đến mọi người trong tình yêu thương hiệp thông huynh đệ, nhất là khi chúng ta an thịt và uống Máu Người - Bí tích Thanh thể là trung tâm cao điểm của đời sống HT, làm nên HT. Trong Thánh lễ CKT kết hợp mọi tính hữu thành một thân thể duy nhất là HT. Và khi tham dụ bàn tiệc TT là chúng ta cùng chia sẻ với nhau trong cùng một tấm bánh, tuy nhiều người nhưng chúng ta cũng chỉ là một thân thể trong ĐKT. - Chính sự kết hợp này làm nền tảng cho sự hiệp thông huynh đệ giữa chúng ta với nhau. Vì mầu nhiệm hiệp thông trong GH phát xuất từ mầu nhiệm TT và được nuôi dưỡng bởi mầu nhiệm này. | |
Gl 2, 20 Ga 14, 26 Ga 15, 13 | 2. Thánh lễ và đời sống Kitô hữu: - Thánh lễ chính là nguồn sức mạnh của đời sống KTH - Nhờ Thánh lễ với sự hiện diện của CKT trong BTTT chúng ta được biến đổi trở thành một người mới, với sức sống mới của CKT. - “Tôi sống nhưng không phải là tôi mà là chính ĐKT sống trong tôi” - Nhờ Thánh lễ chúng ta không những được đón nhận Chúa GSTT mà còn được đón nhận chính sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chính CTT làm cho chúng ta hiệp nhất với nhau để cùng nhau dấn thân làm chứng cho ĐKT. - Trong Thánh lễ nhờ BTTT đời sống KTH còn được thánh hoá và triển nở trong tình yêu vì “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu”. Tình yêu càng lớn mạnh khi ta siêng năng rước Mình và Máu Chúa Kitô. + Thánh lễ là nơi gặp gỡ, trao ban thân tình nhất cho mọi KTH trong cuộc sống con người, mang trong mình thân phận yếu đuối. Chúng ta rất cần đến sự trợ giúp của Chúa. Đặc biệt: từng giâyphút đi qua là một chuỗi dài hồng ân, với biết bao ơn lành Chúa ban cho ta. Chúng ta cần có những thời khắc để tâm sự, để được cảm thông, an ủi, để xin lỗi và tạ ơn. Nhất là tâm tình của người con ngồi lại bên Cha. Vậy thánh lễ là thời điểm thân tình nhất để chúng ta gặp gỡ Chúa trong một tương quan gần gũi và linh thiêng nhất. Nhờ đó chúng ta kín múc được nguồn ân sủng dồi dào trong ĐKT. Ngài chính là tình yêu, là sức sống, là nguồn bình an cho mỗi chúng ta. | HT dâng thánh lễ vì những ý này: - Một là để cảm tạ gnợi khen Chúa Cha vì các ân huệ Người ban cho loài người. - Hai là để tưởng niệm hy tế của CKT và thân thể người là HT. - Ba là để đền bù tội lỗi của người sống, người chết, đồng thời xin TC ban cho chúng ta những ơn lành hồn xác. - Bốn là để các TH hiệp nhất với nhau trong CKT và đựpc kết hợp với Phụng vụ trên trời.(144) |
Rm 12, 1 1Cr 10, 31 | KẾT: - Vậy mọi hoạt động của người KTH đều phải bắt nguồn từ thánh lễ và quy hướng về thánh lễ đồng thời phải làm cho tất cả cuộc đời trở thành thánh lễ sống động, thánh thiện đẹp lòng TC. Biết kết hợp với Chúa Kitô trong mọi nơi, mọi lúc( học hành, ăn uống, nghỉ ngơi). Làm lễ dâng lên Chúa Cha nhất là biết chuẩn bị tâm hồn xứng đáng mỗi khi tham dự thánh lễ, không lạm dụng tình thương của TC đối với chúng ta nghĩa là không liều mình rước TT khi có tội trọng. Thánh lễ được thiết lập vì ơn cứu dộ chúng ta, thánh lễ không loại trừ ai nhưng việc rước lễ đòi chúng ta phải có tâm hồn xứng đáng vì sự kính trọng đối với CGS TT. |
C. Hướng ý cầu nguyện: Xin cho các Kitô hữu biết năng đến với Chúa Giêsu Thánh thể để kín múc nguồn ân thiêng, nhất là để được hưởng sự sống muôn đời Chúa ban.
- TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
- Bài học: Chúa 143- 144
- Sinh hoạt:
- Gợi ý sống đạo
- Bài làm ở nhà
- KẾT THÚC
………………………………….
Bài 25: BÍ TÍCH HÒA GIẢI (2 tiết)
Lời Chúa: “ “Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến”. (Mt. 4,17)
Ý chính: 1. Bí tích Hòa giải (Ga 20,22-23)
2. Việc cử hành và lãnh nhận bí tích Hòa giải ( Mc 1, 15)
3. Các ân xá (Dt 7, 24-25)
Tâm tình: Luôn tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa.
I.ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG
Một vị vua kia có được một viên ngọc quý. Mỗi khi đưa ra ánh sáng, viên ngọc phản chiếu đủ màu sắc sặc sỡ, làm nhà vua rất say mê.
Nhưng một ngày kia, Vua nhận ra được viên ngọc có một kẽ nứt, vua tiếc xót, buồn bã.
Nghe biết chuyện, có một người thợ kim hoàn vào yết kiến vua, xin cho mình được sửa chữa viên ngọc quý ấy. vua đồng ý. Anh thợ kim hoàn đem viên ngọc về, ngày đêm dùng những đồ nghề tinh xảo để sửa chữa viên ngọc. Chẳng bao lâu, anh đem viên ngọc dâng lên đức vua. Nhà vua vô cùng kinh ngạc vì trên viên ngọc điểm một bông hồng rất xinh đẹp, được chạm trổ một cách công phu, mà cánh hoa xinh tươi chính là dấu nứt của viên ngọc trước kia. Cánh hoa hồng xinh đẹp đã làm tăng giá trị của viên ngọc lên gấp bội, bằng chứng là mọi người đều trầm trồ khen ngợi.
Tội lỗi đã làm thành vết nứt trong tâm hồn trong trắng của chúng ta. Thiên Chúa là ông thợ kim hoàn tài tình đã chạm trổ trên vết nứt cuộc đời chúng ta những cánh hoa xinh đẹp. Vì thế chúng ta hãy đến với Người, để Người sửa chữa chúng ta nên trong trắng, xinh đẹp như viên ngọc quý. III. LÊN TỚI CHÚA A. Công bố Lời Chúa: (Ga 20,22-23)
- Sau đọc Lời Chúa:
Các em thân mến,
Mang phận người, ai trong chúng ta lại không có lầm lỗi! Ai dám quả quyết mình không xúc đến Chúa và anh em! Ý thức sự mỏng dòn của mình như một chiếc bình sành dễ vỡ, chúng ta cảm tạ Chúa đã lập Bí tích Hòa giải để giao hòa chúng ta lại với Thiên Chúa và anh em.
Xin Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe giúp chúng ta tin tưởng vào lòng nhân hậu và ơn tha thứ của Chúa qua thừa tác vụ của Hội Thánh. (Thinh lặng giây lát – ngồi)
B.Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Ga 20,22-23 Lc 17:12-14 Lc 15,4-7. 8-10. 11-24 Lc 19,1-10 Mc 2, 7 Mc 2, 10 Lc 19,10 Lc 15, 11-24 | 1. Bí tích Hòa giải - Bí tích Hòa giải là gì?
- Ai đã lập Bí tích Hòa giải?
- Các em có thể minh chứng Chúa Giêsu đã lập Bí tích Hòa giải qua Tin Mừng mà các em đã nghe, đã đọc? …
- Bí tích Hòa giải chính là bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân. Các em có thể dẫn chứng qua chủ đề những dụ ngôn trong Tin Mừng ?
- Chính lòng xót thương của Thiên Chúa là Cha đón nhận chúng ta trong Bí tích Sám hối, vì chỉ có một mình Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Nhưng chúng ta được tha tội là nhờ ai? Nhờ ĐKT.
- Tại sao? Vì chính Chúa Giêsu xác định: Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất. Và Người chính là Đấng bảo trợ chúng ta trước mặt Chúa Cha
- Bí tích Hòa giải hàm chứa hai nội dung chính yếu: Sự hoán cải của hối nhân và tình thương tha thứ của Thiên Chúa.
- Đọc NDGL 154
| Là Bí tích Hòa giải là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tha các tội ta đã lập để tha các tội ta đã phạm từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hòa ta với Chúa và Hội thánh. Bí tích này còn được gọi là Giải tội hay Sám hối. (154) |
Ga 20,22-23 Mt 16, 19 | - Cử hành và lãnh nhận Bí tích Hòa giải
a/ Thừa tác viên của Bí tích Hòa giải: - Qua đoạn TM chúng ta đọc Chúa Giêsu còn trao quyền đó cho ai? Hội thánh (đọc Mt 16, 19): Nhiệm vụ cầm buộc và tháo cởi đã được ban cho Phêrô thì cũng được ban cho tập thể tông đồ hiệp nhất với thủ lãnh.
- Những vị kế nhiệm hợp pháp của các tông đồ do Chúa thiết lập là ai? Các đức giám mục
- Ai là người được liên kết với chức giám mục trong tước vị tư tế và là cộng sự viên của giám mục để thi hành thừa tác vụ của HT? Các linh mục
- Cho các em đọc NDGL 146. (Trong trường hợp nguy tử, bất cứ lm nào. Dù không có quyền giải tội, vẫn có thể tha hết các tội và tha vạ tuyệt thông).
| Các Giám Mục và những Linh Mục được quyền giải tội đều có thể tha thứ các lỗi nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. (146). |
Mc 1, 15 | b/ Những ai cần lãnh nhận Bí tích Hòa giải: - Theo các em, ai cần lãnh nhận bí tích Hòa giải? (147)
- Lời mời gọi: “Hãy sám hối và tin vào TM” là lời dành cho mọi Kitô hữu. Vì Hội Thánh vừa thánh thiện vừa luôn phải thanh tẩy chính mình từng giây phút...
- Khi tham dự Thánh Lễ, trong phần nhập lễ, Hội Thánh mời gọi chúng ta làm gì trước khi cử hành mầu nhiệm thánh? Sám hối… qua Kinh “Tôi thú nhận”, chúng ta thú lỗi trước TC và anh em…
- Ngoài ra, trước các dịp đại lễ, Mùa Chay, tĩnh tâm, các vị chủ chăn thường nhắc nhớ và chuẩn bị cho chúng ta điều gì? Giao hòa với Chúa và anh em để sống trong đời sống mới.
- Những việc hối nhân phải làm khi đón nhận BTHG là những việc nào? Xét mình – ăn năn dốc lòng chừa – xưng tội – đền tội.
- Ngoài việc xét mình hằng ngày, chân thành sám hối và quyết tâm gắn bó với Chúa hàng ngày, Hội Thánh cũng khuyên ta thực hiện 3 hình thức sám hối khác rất quen thuộc và thường được nhắc đến trong Mùa Chay. Đố các em đó là những hình thức nào?…. GLV hướng dẫn để các em cảm thấy có thể thực hiện được. Đó là cách cởi bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới…
| Những người đã phạm tội trọng thì cần lãnh nhận bí tích Hòa giải; còn ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh Bí tích này thì được nhiều ơn ích thiêng liêng, (147) Ngoài việc xưng tội, Hội Thánh còn nhấn mạnh đến ba hình thức sám hối là: ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí. (148) |
Mc 2, 5 Lc 15,11-24 Ga 5, 24 | c/ Cử hành và hiệu quả của Bí tích Hòa giải: - Thường các em thấy Bí tích Hòa giải được cử hành thế nào?
- Bình thường xưng tội cá nhân và trọn vẹn, sau đó giải tội. Vì khi chúng ta xưng tội, Đức Kitô đích thân hành động trong mỗi Bí tích. Người đích thân nói với từng người chúng ta: “Này con, con đã được tha tội rồi”. Như thế, việc xưng tội riêng là có ý nghĩa nhất trong việc giao hòa với Thiên Chúa và Hội Thánh.
- BT Hòa giải cũng có thể cử hành cộng đoàn: Tất cả cùng chuẩn bị xưng tội và cùng nhau cảm tạ vì được ơn tha thứ. Nhưng mỗi người sẽ xưng tội riêng với Linh mục.
- Khi có lý do chính đáng khẩn thiết và không thể có đủ cha giải tội nghe từng người xưng tội trong một thời gian thích đáng… vì thế, hối nhân thiệt mất ơn ích của bí tích Giao Hòa và Rước lễ…. thì có thể cử hành Bí tích Hòa giải tập thể và tha tội chung theo đúng những qui định của ĐGMGP. Nhưng trong trường hợp này, người tín hữu phải quyết tâm xưng riêng những tội trọng khi có dịp thuận tiện để Bí tích Giáo Hòa được hoàn thành.
- Dù cử hành dưới hình thức nào, Bí tích Hòa giải vẫn là hoạt động phụng vụ nên có tính cách công khai và Hội thánh.
- Khi lãnh nhận Bí tích Hòa giải chúng ta được đón nhận ân sủng nào? Tha thứ mọi tội lỗi – giao hòa ta với TC và Hội Thánh – được gọi Thiên Chúa là Cha và được hưởng niềm vui an bình trong tâm hồn mà trước đó tội lỗi đã làm thương tổn hoặc cắt đứt. Như thế, khi thống hối và quay trở về với Đức Kitô, chúng ta sẽ từ cõi chết mà bước vào cõi sống và khỏi bị xét xử.Vì BT Hòa giải là BT phục sinh, BT canh tân đời sống…
| |
Dt 7,24-25 | - Các ân xá
Chúa Kitô qua cuộc sống trần gian, nhất là qua cuộc khổ nạn Phục sinh, Người đã kiến tạo nên một kho tàng ân phúc vô tận cho con người, như tác giả thư Do thái diễn tả: “Đức Kitô, chính vì Người hằng sống muôn đời, nên phẩm vị Tư tế của Người tồn tại mãi mãi. Do đó Người có thể mang ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ”. Kho tàng ân phúc này đã được trao cho Hội Thánh để ban phát cho các Kitô hữu qua hình thức ân xá. - An xá là ơn Hội Thánh ban để tha hình phạt tạm ta đáng chịu về tội đã được Chúa tha. Người tín hữu lãnh nhận được ân xá khi chu toàn các điều kiện do Hội thánh qui định, và có thể nhường lại cho các đẳng linh hồn. (149)
- Có hai thứ ân xá: Một là đại xá: tha tất cả các hình phạt. Hai là tiểu xá: tha một phần các hình phạt. (150)
- Điều kiện hưởng ân xá:
1/ Làm những việc Hội Thánh qui định (Vd: Viếng nhà thờ, Đất thánh v.v.) 2/ Xưng tội rước lễ 3/ Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng |
Qua bài học hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa đã lập Bí tích Hòa giải để chúng ta được giao hòa với Chúa và Hội Thánh, được tha hình phạt đáng chịu vì tội, và được sống đời sống mới trong Chúa Kitô, Đấng đã chết và Phục sinh, để chúng ta được sống và sống dồi dào. |
C. Hướng ý cầu nguyện:
Học về Bí tích Hòa giải chúng ta xác tín hơn về tình yêu tha thứ của Thiên Chúa nhân lành. Chúng ta dâng lời cảm tạ, tha thiết nài xin Chúa cho chúng ta và mọi người đón nhận tình yêu tha thứ của Thiên Chúa, mau trở về với Chúa và hòa giải với nhau. (Có thể hát bài Sám hối)
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1. Bài học: 145 - 150
- Sinh hoạt: x. trong Sinh hoạt GL cấp III
- Gợi ý sống đạo:Ý thức tình yêu thương nhân từ Chúa dành cho em trong Bí tích Hòa giải, Em cố gắng xét mình và sám hối trước khi đi ngủ, và khi6m tốn đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
V. KẾT THÚC
………………………………………….
Bài 26: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Lời Chúa: “ Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xyria. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền. Những kẻ bị quỷ ám kinh phong, bại liệt và người đã chữa cho họ.” (Mt 4,24)
Y chính: 1 - Bí tích xức dầu bệnh nhân là gì? ( Mt 4, 24).
2 - Việc cử hành và lãnh nhận ( Ga 5, 14 – 15).
Tâm tình: Luôn tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa.
- ỔN ĐỊNH:
- TỪ CUỘC SỐNG :
Bác Tám hàng xóm nhà Tuấn đã bị bệnh từ hơn một năm nay. Ban đầu, bác còn chịu đựng, nhưng dần dần vì con cháu ít lui tới thăm nom. Vợ bác có lẽ quá mệt mỏi và vì phải chạy ngược chạy xuôi kiếm tiền lo cho gia đình nên không còn thời gian chăm sóc bác như lúc bác mới bệnh. Bác Tám tỏ ra bất mãn, ban ngày la vợ, chửi con, ban đêm rên la khủng khiếp, kêu trời, trách Chúa… Khi Bác trở bệnh nặng, Vợ bác mời Cha xứ đến thăm, bảo ban, hướng dẫn và giúp Bác lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân… Nhờ lời cầu nguyện của nhiều người và với Ơn Chúa, Bác đã từ từ thay đổi và chấp nhận bệnh tật. Thay cho lời chửi mắng, Bác đã biết cầm lấy Thánh giá mà kêu xin Chúa. Các em có biết tại sao không? Hãy tìm câu giải đáp nơi Chúa qua Lời của Ngài..
- LÊN TỚI CHÚA:
- Công bố Lời Chúa: Mt 4,24. Sau đọc lời Chúa –gợi ý
Chúa Giêsu đã đến trần gian mang thân phận loài người. Chúa cảm thông với nỗi đau của con người và đã chữa lành bệnh tật cho họ. Chúa không chỉ chữa lành bệnh tật thể xác mà cả bệnh tật tâm hồn cho con người. Xin Chúa giúp chúng hiểu được bài học BT. Xức Dầu.
- Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Mc 2,17 x.Mc 5,34;9,23 x.Mc7,32-36 Mc 8,22-25 Ga 9,6 Mc 2,5-12 Lc 7,16 Mt 25,36 Lc 6,19 | - Bí tích xức dầu bệnh nhân là gì?
- Y nghĩa:
- Khi nào thì chúng ta cần đến bác sĩ?
- Gặp được bác sĩ chúng ta mong ước điều gì? Được khỏi bệnh
- Muốn khỏi bệnh thì phải làm sao? Phải nghe và thực hiện lời bác sĩ.
- Qua đoạn tin mừng chúng ta vừa nghe đọc cho thấy Đức Giêsu là ai? Ngài là một vị lương y tuyệt vời mà mọi bệnh nhân đều cần đến.
- Nhưng muốn được chữa lành phải có thái độ như thế nào? Họ phải có lòng tin.
( GLV cho các em tìm trong TM để nhận ra việc Chúa đã chữa lành các bệnh nhân). - Bí tích XDBN là BT của tình yêu và sự thông cảm của TC đối với nỗi khổ đau của con người.
- Chính vì yêu thương con người mà CG đã đến trần gian. Ngài đã đồng hoá, mang lấy các tật nguyền và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.
- Ngài đến để chữa lành và tha tội. Ngài chữa lành cho họ cả hồn lẫn xác. Nơi Ngài có một năng lực phát ra chữa tất cả mọi người. Vì thế qua các BT, Đức Kitô tiếp tục “ chạm” đến để chữa lành cho chúng ta. Đọc NDGL 151
| BTXDBN là BT Chúa GS đã lập để ban ơn nâng đỡ bệnh nhân và người già yếu về phần hồn và phần xác ( 151) |
| b- Hiệu quả: Bí tích Xức dầu bệnh nhân thường đem lại hiệu quả sau đây: - Kết hợp bệnh nhân với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô để sinh ích cho mình và cho người khác.
- Ban niềm an ủi và lòng can đảm, để biết chịu đựng những đau khổ của bệnh tật hoặc tuổi già theo tinh thần Kitô giáo.
- Tha thứ các tội lỗi nếu chưa xưng tội được.
- Phục hồi sức khỏe phần xác nếu điều này giúp ích cho ơn cứu độ thiêng liêng
- Chuẩn bị cho “cuộc vượt qua” sang cõi sống đời đời.
Những ơn ích này, bệnh nhân được nhiều hay ít là do đức tin và tâm hồn xứng hợp của họ cũng như của cộng đoàn. | |
Gc 5,12 -15 | 2. Việc cử hành và lãnh nhận - Thừa tác viên và người lãnh nhận
- Theo thư của Thánh Giacôbê thì chỉ có các Giám mục và Linh mục mới có quyền ban BTXDBN mà thôi. - BTXDBN dành cho những ai? Không chỉ dành cho những người hấp hối mà cho cả những người có nguy cơ tử vong vì bệnh tật, già yếu hay trước khi giải phẫu nặng. Khi bệnh nhân lãnh BTXD sau đó đã hồi phục, nhưng nếu trở bệnh nặng, họ vẫn được lãnh nhận tiếp tục
| Chỉ có GM và LM mới có quyền ban BT này ( 152). Khi người tín hữu lâm cảnh nguy tử vì bệnh nặng hay tuổi già thì lên mời LM tới ban BTXD cho họ (154) |
| b- Điều kiện để lãnh nhận và việc cử hành. + Điều kiện: - Đến tuổi khôn và ở trong tình trạng tỉnh trí.
- Nếu không xưng tội trọng được thì phải thật lòng ăn năn.
- Không cố chấp trong tình trạng tội lỗi công khai. (số 156)
+ Cử hành: Việc cử hành BTXD gồm những ý chính sau: - Sau sám hối là cử hành Lời Chúa.
- Chủ sự đặt tay lên bệnh nhân cầu nguyện cho họ.
- Xức dầu Thánh lên trán và 2 tay đồng thời đọc lời xức dầu như Hội Thánh dạy.
Những nghi thức này biểu thị ân sủng Bí tích, bệnh nhân được hưởng. |
Ga 6,54 Ga 13,1 | c- Các Bí tích cuới cùng của người KTH - Ngoài BTXD, Hội thánh còn ban Bí tích TT cho kẻ lâm chung. BTTT, Bí tích của cuộc khổ nạn và phục sinh của ĐKT, là BT vượt qua từ cõi chết đến cõi sống, từ thế gian này mà về cùng Cha. BTTT trở thành của ăn đàng cho người Kitô hữu trên đường về Nhà Cha. - Cũng như 3 BT: Thanh Tẩy – Thêm Sức và Thánh Thể hợp thành một gọi là “ Các BT khai tâm KTG” thì Bí tích thống hối, xức dầu và Thánh Thể hợp thành: “Các BT chuẩn bị về quê Trời” hay là “ Các BT hoàn tất cuộc lữ hành trần thế”. |
| Mục đích của BTXDBN là gì? - Nhằm ban ơn riêng cho người tín hữu đang bị thử thách vì bệnh nặng hoặc già yếu. Vậy: Khi hiểu được ý nghĩa và hiệu quả của BTXDBN chúng ta có bổn phận sống và giúp người khác sống BT ấy. . Với mình: Đón nhận tất cả những gì Chúa gửi đến cho mình( bệnh tật … )và luôn chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận các BT sau hết một cách ý thức và sốt sắng. . Với người khác: Siêng năng thăm viếng những người đau yếu, bệnh tậy và kịp thời báo cáo cho Cha xứ tình hình nguy kịch của bệnh nhân và giúp họ dọn mình lãnh nhận các Bí tích để được ơn chết lành. |
- Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Bí Tích xức dầu bệnh nhân để nâng đỡ chúng con về thể xác và tâm hồn nhất là trong giờ nguy tử. Xin cho chúng con luôn ý thức và dọn mình sẵn sàng để lãnh được nhiều ân sủng của Ngài qua các bí tích cần thiết.
- TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
- Bài học: 151, 152, 153, 154, 156
- Sinh hoạt: Xem sách SH GL cấp III
- Gợi ý sống đạo: - Cầu nguyện cho các bệnh nhân biết đón nhận ý Chúa.
- Lưu tâm chăm sóc bệnh nhân trong gia đình.
- KẾT THÚC
……………………………………
Bài 27: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
Lời Chúa: “Đức Giêsu lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người Người lập nhóm Mười Hai để các ông ở với Người và để người sai các ông đi rao giảng.” (Mc 3,13-14)
Ý Chính: 1. Bí tích Truyền chức là gì? (Mc 3,13-14)
2. Việc cử hành và lãnh nhận (1Tm 4,13-14)
3. Bổn phận của các tín hữu với các vị chủ chăn (Dt 13,17)
Tâm tình: Cảm tạ và tri ân Chúa.
I. ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG
Trong cơ chế điều hành, quản lý của bất kỳ tổ chức nào cũng đều cần đến sự chỉ đạo của Ban điều hành. Nhà trường cần có Ban Giám Hiệu để điều phối công việc theo một mục tiêu. Công ty cần có Ban lãnh đạo để điều hành và duy trì tổ chức của công ty đi theo một hướng.
Hội thánh Chúa Kitô cũng là một tổ chức hữu hình, nên Chúa đã có người tiếp tục sứ mạng của Người là làm cho muôn dân nhận biết Chúa, qua Thừa tác vụ của mình. Mời các em cùng đứng để tìm hiểu ý Chúa qua Lời của Người.
III. LÊN TỚI CHÚA:
A. Công Bố Lời Chúa: (Mc 3,13-14) – Gợi ý:
Các em thân mến, chúng ta được diễm phúc sống trong Hội thánh Chúa Chúa Kitô, được sự hướng dẫn và chăm sóc của các vị mục tử trong Hội Thánh. Chúng ta hãy cám ơn Chúa, vì chính Chúa đã chọn gọi các ngài qua Bí tích Truyền chức thánh, để các ngài trở thành những người phân phát các mầu nhiệm thánh.
B. Dẫn Giải Nội Dung
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
x. Xh 28,1 Dt 5,1 x. Mc 3,14 Lc 22,19 Ga 20,21-23 x.Cv1,15-26;6.6 1 Tm 4,14 | 1. Bí tích Truyền Chức Thánh - Nguồn gốc:
- Trong cựu ước, ai là người được dâng lễ tế lên TC? Các Tư tế , những người được thiên Chúa tuyển chọn, đại diện cho loài người trong mối tương giao với Thiên Chúa.
- Thời Tân ước, trong nhóm môn đệ, Chuá Giêsu đã chọn ai? Nhóm 12 (các tông đồ). Để các ông ở với Ngài và để Ngài sai các ông đi rao giảng.
- Trong bữa tiệc ly Chúa trao cho cac Tông đồ quyền gì? Quyền cử hành Thánh Thể: “Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.”
- Như thế CGS đã lập BTTruyền chức thánh khi nào? Khi Ngài ăn Lễ Vượt Qua cùng với các môn đệ trong Nhà Tiệc ly. Chúa Giêsu đã thiết lập BT Thánh Thể và BT Truyền Chức thánh, trước khi Người chịu chết…
- Khi sống lại, Chúa Giêsu còn trao cho các ông quyền tha tội: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”.Và dậy các ông làm phép rửa cho muôn dân.
- Ai là người được chọn làm người kế vị các tông đồ? Các Giám Mục.
| BTTCT là BT CGS đã lập để thông ban chức Linh Mục cho những người được tuyển chọn, hầu phục vụ Dân chúa bằng việc giảng dạy, tế tự và điều hành mục vụ.(158) |
| - Các cấp bậc trong BTTCT.
- Có mấy cấp bậc trong BTTCT? Có 3 cấp bậc: GM, LM, PT – GÍAM MỤC: Khi được tấn phong, các ngài được lãnh nhận trọn vẹn BTTCT, trở thành tư tế tối cao, đại diện CKT, dưới quyền lãnh đạo của GM Rôma(Đức Giáo Hoàng). - LM: Nhờ BTTCT, các LM tham dự vào chức tư tế sung mãn của GM. Chu toàn sứ mệnh tông đồ CKT ủy thác, dưới quyền lãnh đạo của GM địa phận. - Phó Tế: Nhờ BTTCT, các phó tế hiệp thông với các GM, LM trong việc phục vụ công đoàn dân Chúa như giảng dạy và bác ái. Ngoài ra họ còn được cử hành một số nghi thức khác khi được các vị cóthẩm quyền chỉ định như: Cử hành phép rửa tội, giữ và trao Mình Thánh…. | Các cấp bậc trong Hội thánh: Từ ban đầu, BTTCT đã bao gồm ba cấp bậc: GM, LM và Phó Tế. (159) |
1,Tm 4,13-14 | - Việc Cử Hành Và Lãnh Nhận:
- Thừa tác viên và nghi thức chính yếu của BTTCT:
- Chỉ có các GM mới có quyền ban BT này mà thôi, vì các ngài đã nhận quyền nơi các TĐ. (Từ thời GH sơ khai, các TĐ đã đặt tay trên các vị kỳ mục (GM) được tuyển chọn và các ngài lại đặt tay tuyển chọn các cấp khác theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần).
- Nghi thức chính: Đặt tay cùng với lời nguyện thánh hiến.
- BT này in dấu thiêng liêng không thể xóa được.
- Những người được lãnh nhận BTTCT:
- Theo Giáo luật 1983 (đ. 1024-1052), chỉ những người hội đủ các điều kiện sau đây mới được lãnh nhận BTTCT:
- Những người nam đã được Rửa tội.
- Tự nguyện giữ luật độc thân.
- Được Hội Thánh công nhận đủ khả năng thi hành chức vụ và gọi chịu chức.
| - Ai được quyền ban BTTCT? (160) - BTTCT được cử hành như thế nào? (161) - Ai được lãnh nhận BTTCT? (162)
|
Dt 13,17 x. 2Cr 4,7 x. Dt 5,1 x. Mt 10,40 | 3. Bổn phận của tín hữu đối với các vị chủ chăn. - Các vị chủ chăn của chúng ta là ai? Các ngài cũng là những con người như chúng ta, cũng mang trong mình những yếu đuối và hạn chế nên Thánh Phaolô gọi là thân phận “bình sành dễ vỡ” - Nhưng các ngài được Chúa tuyển chọn để trở thành những vị mục tử chăn dắt đoàn chiên Chúa, nên rất cần đến sự trợ giúp của chúng ta.
- Cầu Nguyện:
- Trách nhiệm của những vị chủ chăn trong Hội thánh thật cao cả nhưng rất nặng nề. Các ngài luôn cần đến ơn Chúa giúp để chu toàn sứ mệnh Chúa đã trao…
- Cụ thể em hãy nhìn vào sinh hoạt tại giáo xứ – với những mùa trong năm Phụng vụ – việc cử hành các Bí tích v.v. để giúp chúng ta sống trọn ơn gọi là Kitô hữu. Chắc chắn vấn đề không đơn giản…
- Vậy điều trước tiên chúng ta phải làm đó là cầu nguyện cho các ngài, để nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện – các ngài hướng dẫn chúng ta sống Lời Chúa, và trở nên thánh thiện như lòng Chúa ước mong.
- Kính trọng, yêu mến và vâng lời các ngài:
- Các ngài là những người đại diện CKT, vì thế ai đón nhận các ngài là đón nhận chính CKT.
- Là một người con ngoan trong gia đình Hội Thánh, chúng ta hãy kính trọng, yêu mến và vâng lời các ngài, để các ngài hoàn thành tốt nhiệm vụ Chúa trao.
- Ngoài ra, chúng ta còn phải đem hết khả năng của mình để cộng tác với các ngài, như những chi thể liên kết trong cùng một thân thể, để làm cho Hội Thánh, và cụ thể là giáo xứ của chúng ta ngày càng sinh động, tốt đạo đẹp đời.
(GLV có thể dùng những sinh hoạt trong chiến dịch, lời kêu gọi của chủ chăn… nhắc nhở các em cộng tác hết mình để cùng nhau thăng tiến.) | Người tín hữu có bổn phận, cầu nguyện, tôn kính, vâng lời các vị chủ chăn trong các điều hợp lẽ đạo, tích cực cộng tác xây dựng nước Chúa, đồng thời cũng phải giúp dỡ các ngài về tinh thần vật chất nữa.(163) |
C. Hướng ý cầu Nguyện
Các em thân mến, với lòng yêu mến và vâng phục Hội Thánh, chúng ta dâng lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bnedictô, các Đức Giám mục, linh mục, phó tế khắp hoàn cầu – đặc biệt cho Đức Cha và quý Cha trong giáo phận Xuân Lộc, nhất là các Cha trong giáo xứ, để các ngài luôn nhiệt thành chu toàn bổn phận chăn dắt đoàn chiên Chúa đã trao phó.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
- Bài học: 158-163
- Gợi ý sống đạo: Cầu nguyện cho quý cha trong giáo xứ – và cho có nhiều tâm hồn quảng đại dâng mình cho Chúa…
- KẾT THÚC
……………………………………
Bài 28: ƠN KÊU GỌI
Lời Chúa: “Chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô” (Ep 4:11-12) Ý chính: 1. Ơn kêu gọi là gì? (Ep 4,1.7-13)
2. Bổn phận của cha mẹ (Ga 19, 25-27)
Tâm tình: Mau mắn, sẵn sàng quảng đại trước lời mời gọi của Chúa.
- ỔN ĐỊNH
- TỪ CUỘC SỐNG: một câu truyện thích hợp… hoặc chuyện thánh Têrêsa v.v.
- LÊN TỚI CHUA
- Công bố Lời Chúa: Ep 4,7.11-13
Mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Ki-tô ban cho… Chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô.
- Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
Mt 5,48 1 Cr 12, 4-11 Mc 3,13-14 | - Ơn kêu gọi là gì?
- Ơn kêu gọi là lời mời gọi lên cao để thực hiện một công cuộc hữu ích nào, hay vượt lên trên mình để sống đời hoàn hảo.
- Hết mọi Kitô hữu đều có một ơn gọi chung đó là được mời gọi trở nên hoàn thiện.
- Muốn sống ơn gọi Kitô hữu phải sống ơn Thánh Tẩy mỗi ngày, sống tâm tình con thảo đối với Thiên Chúa
- Nhưng trong tình thương quan phòng, Thiên Chúa lại dẫn bước mỗi người một cách khác nhau, tức là mỗi người lại có ơn gọi riêng của mình, để làm cho cộng đồng nhân loại và cách riêng Giáo Hội nên phong phú.
- Thánh Phaolô minh chứng cho chúng ta thấy Chúa là nguồn gốc mọi ơn gọi và chính Ngài phân định bậc sống tùy theo mỗi người mỗi cách để phục vụ ích chung. Các em sẽ đọc chung 1 Cr 12,4-11.
- Nhìn vào giáo phận, giáo xứ, các em thấy có những thành phần nào? Giám mục, linh mục, phó tế, chủng sinh, Tu sĩ nam nữ, những người sống độc thân giữa đời, những người sống bậc hôn nhân như cha mẹ chúng ta…
- Thông thường khi nói về “Ơn kêu gọi”, người ta thường hiểu về những người dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì, hay trong hàng giáo sĩ.
- Chính Chúa Giêsu đã thực hiện điều này khi chọn gọi một số người đến ở với Chúa và để được Chúa sai đi.
| Ơn kêu gọi là lời Thiên Chúa mời gọi mỗi người vào một bậc ống nào đó; nhưng thông thường thì ơn kêu gọi được hiểu là tiếng Chúa gọi một số người dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì hay trong hàng giáo sĩ. (145) |
| Những ơn gọi (tu trì) khác nhau trong Hội Thánh: - Có rất nhiều Dòng tu trong Hội Thánh - Trong bài này chúng ta chỉ có thể sơ lược một số hình thức tu trì tại Việt Nam
1/ Dòng chiêm niệm: Sống đời chiêm niệm thuần tuý, phục vụ Giáo Hội bằng yêu mến , cầu nguyện và hãm mình trong cô tịch, thinh lặng. Và Lao động theo khả năng. (không hoạt động tông đồ ở ngoài) - Dòng Biển Đức / Dòng Xitô (Nam cũng như nữ: phục vụ khách tĩnh tâm)
- Đan viện Cát-Minh (Dòng Kín) / Đan viện Thánh Clara …
2/ Dòng hoạt động: - Dòng Đa-Minh (Phục vụ Lời Chúa bằng mọi phương thế - Giảng thuyết lưu động), Dòng Don Boscô (phục vụ giới trẻ), Dòng Tên (Làm bất cứ việc gì nhằm tôn vinh Chúa – giúp inh thao), Dòng Chúa Cứu Thế (Truyền giáo và giảng tĩnh tâm), Dòng La-San (chuyên vào giáo dục học đường), Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa (Phục vụ tại Bệnh viện và Trạm xá), Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh Mục (Mục vụ, giáo dục, bác ái), Dòng Con Đức Mẹ phù hộ (phục vụ giới trẻ), Dòng Thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa (phục vụ người nghèo), v.v.
- Khi đáp lại tiếng Chúa trong ơn gọi Tu sĩ, họ được thánh hiến cho Thiên Chúa cách đặc biệt để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh em cách hoàn hảo hơn.
- Mỗi Tu sĩ đều khấn giữ 3 Lời Khuyên Phúc Am – Sống cộng đoàn…
3/ Tu Hội Đời - Xuất phát từ thế kỷ 20: Các Tu sĩ thuộc Tu hội đời cũng khấn 3 lời khuyên Phúc Am, sống riêng tại tư gia, ăn mặc như người đời, làm các nghề như bất cứ người dân nào, hoặc có thể sống thành cộng đoàn (Tu Hội Nô tỳ Thiên Chúa, Tu Hội Tân Hiến. v.v…). Hiện nay có nhiều Tu Hội đời tại VN.
GLV nên dùng những vd cụ thể giúp các em cảm nhận được nơi các Linh mục, tu sĩ Nam, Nữ, đang phục vụ tại Gx, nhà thương, trại phong, các vùng sâu vùng xa…. Họ là những người được Chúa gọi để hiến thân phục vụ anh em | Người Dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì khấn giữ ba lời khuyên của Tin Mừng: Thanh Khiết – Khó nghèo và vâng phục (165) |
1 Sm 1,1-2.11 Xh 18, 1-26 Mt 2; 4,23-25 Lc 2, 41-52 Ga 2, 1-12; 19,25-27 | - BỔN PHẬN CHA MẸ
- Cha mẹ có trách nhiệm hướng dẫn và giúp con cái trong việc lựa chọn và sống ơn gọi theo đướng hướng của Hội Thánh. Bởi vì gia đình là mái trường giáo dục đầu tiên cho con cái. Chính trong gia đình mà người trẻ kinh nghiệm được những giá trị của Tin Mừng, tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân…
- Trong lịch sử, đã có nhiều câu chuyện để lại cho thấy vai trò quan trọng của cha trong việc hình thành nhân cách, và nhất là khi hướng dẫn và tạo điều kiện hỗ trợ con theo Ơn gọi dâng mình cho Chúa.
- Chúng ta chiêm ngưỡng Đức Maria và Thánh Giuse chăm lo đời sống của Chúa Giêsu, từ Belem, Nazarét , rao giảng Tin Mừng, cho đến đỉnh đồi Golgotha, Mẹ đã luôn đồng hành với Con…
- Mẹ Thánh Don Bosco, Ba Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Mẹ Thánh Giáo Hoàng Pio X, Cha mẹ của Đaminh Savio v.v.
| Cha mẹ phải cổ võ, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi (166) |
Lc 10, 2 | Qua bài học hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa đã ban cho Hội Thánh có nhiều tâm hồn quảng đại hiến thân cho Chúa trong đời sống tu trì. Các em cũng cầu nguyện để xin Chúa khơi lên trong gia đình chúng ta những mần sống ơn gọi. Đó là một ước nguyện đẹp ý Chúa. Phần các em, nếu Chúa muốn, các em có quảng đại theo Chúa không? Chúa Giêsu vẫn tiếp tục mời gọi các bạn trẻ, vì lúa chín thì nhiều mà thợ gặt lại ít. Xin Chủ sai thợ đến làm mùa! |
C. Hướng ý cầu nguyện: Có thể hát: Lời nguyện truyền giáo. - TRỞ VỀ CUỘC SỐNG: số 164 – 166
1. Sinh hoạt:
2. Gợi ý sống đạo: Em siêng năng cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn quảng đại hiến thân cho Chúa trong đời tu, và đặc biệt cho gia đình em hay cho chính em.
3. Bài làm ở nhà: Viết một lời cầu nguyện cho ơn gọi Tu trì, hay cho chính mình.
V. KẾT THÚC
………………………………..
Bài 29: PHỤ TÍCH
Lời Chúa: “Người gọi Nhóm Mười hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một.Người ban cho các ông quyền trừ quỷ (Mc 6,7).
Ý chính : 1.Ý nghĩa Phụ tích.
2. Các việc đạo đức bình dân.
3. Nghi thức an táng.
Tâm tình : Tin tưởng, yêu mến Chúa.
I.ỔN ĐỊNH II.TỪ CUỘC SỐNG:
Trong cuộc sống đời thường, ai cũng thích sự bình an, ai cũng muốn gặp may mắn, ai cũng mong muốn được có sự trợ lực tinh thần. Người ta không ngần ngại bỏ tiền đi nơi này nơi nọ khấn xin đủ điều. Chính các Phụ tích mà Hội Thánh lập đã mang lại cho người tín hữu nhiều sự trợ lực rất quý giá. Chúng ta cùng gặp gỡ Chúa.
III. LÊN TỚI CHÚA
- Công bố Lời Chúa: Mc 6, 7 - 13
- Dẫn giải nội dung Giáo lý
LỜI CHÚA | DẪN GIẢI | NỘI DUNG GL |
St 12, 2 Lc 6,28; Rm 12,14 1Pr 3,9 | - Phụ tích (á bí tích) là gì?
- Phụ tích hay còn gọi là á bí tích là những dấu chỉ thánh, do Giáo Hội thiết lập phỏng theo các Bí tích, để nhờ đó biểu trưng các hiệu quả, nhất là những hiệu quả thiêng liêng, và thông ban những hiệu quả đó cho các tín hữu nhờ lời cầu nguyện của Giáo Hội.
- Các á bí tích không ban ơn Chúa Thánh Thần như các bí tích, nhưng chuẩn bị chúng ta đón nhận ân sủng và cộng tác với ân sủng để lãnh nhận những hiệu quả chính yếu của các bí tích, và thánh hoá những hoàn cảnh khác biệt của cuộc sống.
- Nghi thức á bí tích gồm: 1 kinh nguyện, kèm theo một dấu chỉ nhất định. Ví dụ: đặt tay, làm dấu Thánh giá, vảy nước phép…(để nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy).
- Các á bí tích bắt nguồn từ chức tư tế cộng đồng, nên mọi Kitô hữu đều được mời gọi trở nên một lời chúc lành của Thiên Chúa và có khả năng chúc lành. Vì thế, giáo dân có thể chủ sự một số nghi thức để cầu nguyện, chúc lành (Vd. Nghi thức an táng). Còn những nghi thức nào liên quan đến đời sống Hội Thánh và bí tích thì do giám mục, linh mục và phó tế.
| * Phụ tích là những dấu hiệu linh thiêng do Hội Thánh lập ra để chuẩn bị người tín hữu lãnh nhận hiệu quả của các bí tích và để thánh hoá những hoàn cảnh khác của cuộc sống (167). |
Mt 19, 13 Mc 10, 16 Lc 24,50 St 12, 2 Ds 6,23-24.27 1 V 8, 14 Gđt 4, 3 Mc 1,23-28 | - Các á bí tích (phụ tích) phân làm 3 loại:
a/ Chúc lành (làm phép lành) cho người, vật dụng, nơi chốn … (Vd: chúc lành cho Hài nhi, làm phép đồ lễ, ảnh tượng, nhà cửa…)Thừa tác viên là các Linh mục. Không phải chỉ có Chúa Giêsu chúc lành và Hội Thánh hôm nay tiếp tục làm như Chúa Giêsu – mà việc chúc lành này đã có ngay từ thời Cựu ước như: Thiên Chúa chúc phúc lành cho Abraham, Aaron và các con chúc lành cho dân Israel, Vua David chúc lành cho dân… Thánh hiến đền thờ, đồ thờ, bàn thờ... b/ Nghi thức thánh hiến người, đồ dùng hoặc nơi cử hành phụng vụ. (Vd: Nghi thức Khấn Dòng, thánh hiến chén thánh, bàn thờ, nhà thờ …v.v.) Thừa tác viên của nghi thức này là giám mục hoặc linh mục được chỉ định. c/ Nghi thức trừ tà: Nghi thức trừ tá trọng thể phải do một linh mục cử hành với phép của giám mục, và phải thận trọng giữ đúng quý định của Hội Thánh. - Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu từng trục xuất ma quỷ, chính Người ban cho Hội Thánh quyền và nhiệm vụ giải thoát con người khỏi uy lực của ma quỷ…
| Có 3 thứ phụ tích: - Một là việc chúc lành cho người, đồ dùng hoặc nơi chốn.
- Hai là nghi thức thánh hiến người, đồ dùng hoặc nơi cử hành phụng vụ.
- Ba là nghi thức trừ khử ma quỷ (169)
|
| 2. VIỆC ĐẠO ĐỨC BÌNH DÂN - Ngoài phụng vụ bí tích và á bí tích, đời sống các tín hữu còn được nuôi dưỡng bởi những việc đạo đức đa dạng của các tín hữu ở khắp nơi, như tôn kính các thánh tích, linh địa, hành hương, rước kiệu…Vd: Mùa Chay, Tuần Thánh giáo xứ chúng ta có những buổi ngắm 15 sự thương khó Chúa (ngắm đứng); hành hương Đức Mẹ La-Vang….)
- Lần hạt Mân Côi, suy ngắm các mầu nhiệm của Chúa Kitô – dễ dàng kết hiệp với Chúa.
- Đi đàng Thánh giá ngày thứ sáu để suy ngắm con đường thập giá của Chúa, hầu giúp ta quảng đại hiệp thông với Chúa …
- Nên nhớ: Những hình thức đạo đức này không thay thế đời sống phụng vụ của Hội Thán, nên cần điều chỉnh đúng với những quy định của Hội Thánh. (Vd: Vào nhà thờ chỉ chăm chú lần hạt trước tượng Đức Mẹ mà quên đi sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể, v.v.)
| Ngoài phụng vụ, đời sống Kitô giáo còn được nuôi dưỡng bằng những hình thức đạo đức bình dân , bắt nguồn từ những nnbền văn hóa khác nhau. Những hình thức đạo đức này rất có ích và được Hội Thánh cổ võ vì chúng làm phong phú thêm cho đời sống Kitô hữu. Nhưng cần làm sao để chúng được hòa nhịp và hướng đến sinh hoạt phụng vụ của HT (170) |
| 3. Nghi thức an táng: - Tấc cả các bí tích, nhất là các bí tích khai tâm Kitô giáo, đều hướng tới mục tiêu là cuộc Vượt Qua cuối cùng để bước vào Nước Chúa.
- Vì thế, chết là kết thúc đời sống bí tích mà Hội Thánh đã cưu mang người tín hữu suốt cuộc lữ hành đức tin, và nay, trong Đức Kitô, Hội Thánh lại dâng họ lên Chúa Cha. Nghi thức phó dâng này được cử hành long trọng trong Thánh lễ, kèm theo các á bí tích là những nghi thức làm phép trước (Tẩm liệm, nhập quan) và sau Thánh lễ dành cho người qua đời (Nghi thức từ biệt, hạ huyệt).
- Sách Lễ Nghi An táng của Phụng vụ Roma có 3 mẫu cử hành (như chúng ta thường tham dự): tại tang gia, tại nhà thờ, tại nghĩa trang, được diễn tiến tuỳ theo địa phương, văn hóa, và lòng đạo đức. Tuy nhiên truyền thống phụng vụ thì có chung một diễn tiến:
a/ Đón tiếp. b/ Phụng vụ Lời Chúa c/ Phụng vụ Thánh thể d/ Nghi thức từ biệt. - Hội Thánh như người mẹ hiền, muốn diễn tả sự hiệp thông hữu hiệu với người đã qua đời, đồng thời giúp cộng đoàn tham dự vào mầu nhiệm hiệp thông này với hy vọng và tin tưởng vào sự sống đời sau. | Lễ nghi an táng Kitô giáo nhằm giúp cộng đoàn hiệop thông và cầu nguyện cho người quá cố, tiễn đưa họ vào cuộc sống vĩnh cửu, đồng thời loan báo niềm tin về sự sống đời đời. (171) |
D.C. Hướng ý cầu nguyện: Qua bài học về á bí tích, chúng ta cám ơn Hội Thánh của Chúa Giêsu, và xin Chúa giúp cho chúng ta biết tôn kính những nơi thánh, như Nhà thờ của chúng ta, và siêng năng tham dự giờ Kinh tối gia đình, để sống đạo mỗi ngày tốt hơn. Mời các em cùng cầu nguyện. - TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
- Bài học: số 167 – 171
- Sinh hoạt: Theo tập sinh hoạt giáo lý cấp II
- Gợi ý sống đạo:
- Bài làm ở nhà: Viết một lời cầu nguyện cho ơn gọi Tu trì, hay cho chính mình.
V. KẾT THÚC
……………………………….