Kỹ Năng Giao Tiếp Mang Lại Sự Bình An Cho Ngôi Nhà Của Bạn
Cập nhật lúc 15:12 27/07/2022
Bénédicte de Dinechin
Cách giao tiếp không bạo lực của Marshall B. Rosenberg (Marshall B. Rosenberg's nonviolent communication - NVC) đang cho thấy hiệu quả trong việc giải quyết rất nhiều mâu thuẫn lớn nhỏ trong gia đình. Trong cuộc sống, đôi khi bạn thấy mình dễ dàng cáu giận với vợ/ chồng hay con cái của bạn, và chính bạn tạo ra sự căng thẳng cho gia đình? Chắc chắn bạn không phải là trường hợp duy nhất! Vậy liệu có cách nào giúp đem lại bình an và hòa hợp nhằm sinh ích cho chính bạn và cho những người bạn yêu thương không? Có thể bạn nên nghĩ đến cách giao tiếp không bạo lực. Nó đặc biệt hữu dụng trong bối cảnh gia đình để giúp các thành viên trong gia đình giao tiếp hiệu quả và làm cho sự bình an ngự trị trong gia đình. Thật là quá tốt nếu điều này trở thành sự thật! Chúng tôi đã có những trao đổi với những người đã trải nghiệm và kết quả rất đáng khích lệ. Lý thuyết về giao tiếp không bạo lực, được phát triển bởi nhà tâm lý học Marshall B. Rosenberg vào đầu những năm 1970 mang lại cho chúng ta khả năng thay đổi ngôn ngữ và cách thức tương tác với nhau, và thực hành việc giao tiếp với lòng nhân hậu, và nhờ đó, truyền cảm hứng tốt lành cho những người khác. Tất cả được bắt đầu với nguyên tắc cơ bản của giao tiếp không bạo lực: cần nhận ra những nhu cầu của riêng bạn và chịu trách nhiệm về chúng, và không bắt buộc người khác chịu trách nhiệm cùng. Cần có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lý trí, điều này đã được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, và nó có thể thay đổi mối tương quan trong gia đình theo đúng nghĩa đen. Khi được dạy tại các trung tâm dành cho thanh thiếu niên, lý thuyết về giao tiếp không bạo lực đã đón nhận những phản ứng trái chiều trong các em. Một số em coi đó là điều quá ngây thơ, trong khi những em khác xem nó thật sự hữu ích. Nó giúp cho các em có một phương pháp để nói cho cha mẹ các em biết rằng cha mẹ đang gây khó chịu cho các em, mà không cần phải nói cho cha mẹ biết cha mẹ chính là điều khó chịu đối với các em. Qua đó, lý thuyết này cho phép những đứa trẻ giao tiếp với cha mẹ mà không hề có sự gây hấn, ngay cả lúc chúng đang bị đe dọa tước điện thoại đi khỏi chúng – ai trong chúng ta cũng cảm nhận được sự khó chịu khi bị tách biệt khỏi điện thoại của mình. Tuy nhiên, nhờ giao tiếp không bạo lực, những cuộc giao tiếp thường kết thúc trong tiếng la hét hay những cánh cửa bị đóng sầm lại, thì giờ đây được giải quyết trong bầu khí tĩnh lặng, nhờ vào bốn chữ cái có sức mạnh kỳ diệu: O – Observation (việc quan sát), F – Feelings (những cảm xúc), N – Needs (những nhu cầu), R – Request (yêu cầu). Sau đây là một ví dụ tuyệt vời áp dụng 4 chữ trong câu của cô vợ nói với chồng: “Khi anh đi làm về và anh thấy em đang dùng điện thoại thì anh bảo em dừng lại. Em cảm thấy khó chịu và buồn về điều đó. Em cảm thấy bị hiểu lầm và đối xử không đúng. Em cần anh tin tưởng em hơn!” Bốn chữ cái này và mô hình nó miêu tả đã giúp thay đổi cuộc sống của hàng ngàn người biết áp dụng phương pháp giao tiếp không bạo lực. Và ngay cả khi không giữ được sự tinh tế của “ngôn ngữ hươu cao cổ - ngôn ngữ của trái tim” thường được dùng trong việc huấn luyện giao tiếp không bạo lực, thì mọi người cũng có thể khám phá ra một sự thật cơ bản giúp thay đổi cuộc sống, đó là: thay vì tôi cảm thấy lệ thuộc vào người khác, thì tôi phải chú tâm vào nhu cầu bản thân và có trách nhiệm đối với nhu cầu đó.
Một phương pháp phù hợp cho lứa tuổi (từ 7 tuổi đến 77 tuổi) Không cần phải có khả năng nghiên cứu để trải nghiệm phương pháp giao tiếp không bạo lực trong chính gia đình bạn. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho một cơn giận dữ vô ích; ngay từ khi còn bé, trẻ em có thể học cách bày tỏ nhu cầu của mình. Rosenberg trình bày một “bảng liệt kê các nhu cầu”, tất nhiên là bảng này không bao gồm tất cả nhu cầu của con người. Trang web “The Center for Nonviolent Communication” liệt kê chủ yếu vào 7 nhu cầu sau: - Kết nối (chấp nhận, cảm thông, hòa đồng, yêu thương, chăm sóc, etc.) - Sức khỏe thể chất (thực phẩm, không khí, thể dục, giấc ngủ, nước….) - Sự trung thực: (chính xác, thanh liêm…) - Vui chơi: (vui vẻ, hài hước) - Sự hòa thuận: (vẻ đẹp, bình đẳng, sự hài hòa, nguồn cảm hứng…) - Quyền tự chủ: (tự do, lựa chọn, độc lập…) - Ý nghĩa: (nhận thức, thách đố, sáng tạo, hy vọng, học hỏi, tâm linh…) Trước đây, từ “cút đi!” không quá xa lạ trong ngôi nhà của Mélanie, một người dân Paris, mẹ của hai đứa trẻ 11 và 14 tuổi. Tuy nhiên, giờ đây chúng đã được thay thế với những lời cắt nghĩa khác như: “Khi mẹ đang làm bánh pancake và con đứng sau mẹ, mẹ sẽ cảm thấy căng thẳng, vì mẹ sợ con sẽ cù léc mẹ nhột. Con có thể ra ngoài được không?” Rất khó để tin vào hiệu quả của những lời này? Với Melanie cũng vậy, nhưng hiệu quả là có thật. Malanie thú nhận: “Một ngày nọ, có một cuộc tranh cãi xảy ra dữ dội, vào buổi tối, trong cơn thịnh nổ, tôi đã ném mọi thứ từ trên bàn của con trai tôi xuống sàn nhà. Tôi đã không thể đương đầu thêm với mớ hỗn độn. Thảm họa đã xảy ra sau đó: Dây điện của chiếc đèn đã kéo bể cá khỏi chiếc bàn… Khi tôi thấy mình bò trên sàn, cố gắng cứu con cá vàng, trong khi đó với khuôn mặt hóa đá của những đứa trẻ đang nhìn chằm chằm vào tôi. Sau đó, tôi nghĩ, tôi phải làm gì đó. Tôi đã tham gia một khóa học bốn ngày liên quan đến quản lý xung đột với một tổ chức truyền thông giao tiếp. Từ đó, chúng tôi nói chuyện với nhau mọi lúc, khi tôi nói quá nhiều, lũ trẻ cười nhạo tôi, nhưng tôi đã thay đổi: Tôi không còn mất bình tĩnh khi ở nhà với chúng và lũ trẻ đã tiếp thu những gì tôi muốn truyền đạt cho chúng.”
Một công cụ tạo ra một sự khác biệt thực sự Florence Peltier, một nhà tư vấn hôn nhân và gia đình, sử dụng công cụ không bạo lực thường xuyên trong khi tư vấn, và cô ấy nhận thấy hiệu quả của chúng trong việc phá vỡ những bế tắc hoặc khôi phục mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong tình huống tích cực. Cô ấy đã đưa ra một dẫn chứng về một người chồng hay chỉ trích vợ mình. Phương pháp giao tiếp bất bạo động giúp anh ta nhận ra mâu thuẫn trước đây bởi vì cô ấy không đánh giá cao về anh ta, và từ đó sự đợi chờ của anh ta với vợ trở nên viển vông; cô ấy không thể là người khích lệ anh trong mọi lúc. Sau đó, anh ta bắt đầu chịu trách nhiệm về những nhu cầu cá nhân, và cũng bắt đầu thực hành để nâng cao lòng tự trọng bản thân. Điều này cho phép anh khám phá lại mối tương quan trưởng thành hơn với vợ anh ta, thay vì suốt ngày than vãn như thanh niên bị khủng hoảng cuộc sống, một cuộc sống thiếu ý nghĩa. Bên cạnh đó, một vị khách khác cũng học được cách thức hòa hợp bản thân khi sử dụng phương pháp không bạo lực. Khi cô cảm thấy giận dữ hay buồn chán, cô ấy dành một phút để tập trung vào chính mình: “Cảm xúc tôi cảnh báo tôi về một nhu cầu không thỏa mãn, giống như đèn báo trên bảng điều khiển của xe hơi. Tôi có cần thư giãn, giao tiếp hay hỗ trợ gì không? Thông thường, việc đặt tên cho nhu cầu giúp tôi bình tĩnh lại, và cho phép tôi thực hiện hành động cụ thể. Tôi đã quá nóng tính và tự trách mình nhiều. Tôi tìm thấy công cụ để kiểm soát hạnh phúc của mình.” Một người cha khác, người ít tiếp xúc với những đứa con của anh ta, việc sử dụng phương pháp giao tiếp không bạo lực để đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề _ theo đúng nghĩa đen. Những giây phút anh ta dành cho những đứa con thật là quý giá. Ngay khi nhìn thấy chúng, anh ấy chỉ đơn giản hỏi: “Trong tim con muốn gì?” Đó là cách để đi thẳng đến vấn đề quan trọng để nắm bắt các mối bận tâm của con cái, và cũng để cho phép chúng đặt tên cho các cảm xúc của chúng. Việc hiện thực phương pháp giao tiếp không bạo lực không phải là một quá trình phức tạp. Thật ngạc nhiên, khi chỉ cần xoay quanh một vài cụm từ, hay chỉ nhận ra nhu cầu cần thiết của bản thân là gì, lại có thể tạo ra được sự khác biệt trong giao tiếp của bạn. Nếu bạn quan tâm đến các hội thảo về phương pháp giao tiếp không bạo lực cho gia đình bạn, bạn có thể truy cập trực tuyến đến trung tâm “the Center for Nonviolent Communication for further information”. Biết đâu, nó có thể dẫn bạn đến cuộc sống gia đình bình yên, ít đi những cánh cửa bị đóng sầm lại trong gia đình.