MẸMARIA- MẪU GƯƠNG ĐỜI SỐNG THINH LẶNG
“Đức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều đó và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 51)
Sống trong thế giới hôm nay, con người phải đối diện với quá nhiều tiếng động: tiếng động củathiên nhiên (mưa gió- bão bùng- sấm chớp), tiếng động của mọi sinh hoạt (xe cộ, máy móc); tiếng động của những tranh chấp, cãi vã, ghen ghét; xa hơn nữa, tiếng động của bom mìn, khủng bố, bạo lực, chiến tranh; và nhất là tiếng động của lòng người (những băn khoăn, cám dỗ, ước muốn vô độ, khát khao âm ỉ).Con người vội vã chạy theo những biến chuyển của cuộc sống, lao theo guồng quay của xã hội, thỏa mãn những khát vọng, tiếng gào thét của tâm hồn… đến nỗi làm mất đi định hướng cho cuộc đời, đặc biệt mất đi sự an tĩnh và khả năng nếm cảm hương vị ngọt ngào của cuộc sống.
Đối với những người sống đời thánh hiến thì sự bận rộn, ồn ào hàng ngày khiến chúng ta có nguy cơ đánh mất chính mình và không nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa và của tha nhân. Trong tâm tình đó, chủ đề tĩnh tâm tháng 5 mời gọi chúng ta tìm về đời sống thinh lặng với mẫu gươngtuyệt vời là Mẹ Maria. Mẹ được các nhà tu đức dành riêng cho các danh xưng “Người Nữ thinh lặng”, “Trinh nữ suy tư”, để nói đến một thái độ của tâm hồn mà Thánh Luca đã diễn tả trong câu: “Đức Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều đó và suy niệm trong lòng”(Lc 2,51)
1. Thinh lặng và thinh lặng nội tâm:
Thinh lặng (bên ngoài) đơn thuần là sự im lặng, nín thinh, là lúc không gây tiếng ồn hay tình trạng thiếu vắng âm thanh. Thinh lặng cũng là việc chủ động không nghe, không nhìn, không đọc, không nói, là thoát ly với những “tiếng động” bên ngoài. Sâu xa hơn, thinh lặng (bên trong) là một thái độ nội tâm giúp con người thoát những gì ngăn cản mình ý thức về bản thân, về các mối tương quan với tha nhân và với Thiên Chúa, là tập trung cõi lòng về Đấng Sáng tạo. Nói cách khác, thinh lặng chính là sự trầm mặc của tâm hồn, là sự lắng dịu những bồn chồn, là sự tĩnh lặng đểtìm lại chính mình, một tiến trình đi qua bóng tối với Chúa để Người dẫn lối đưa ta vượt ra khỏi cõi lòng u mê, trống vắng. Như vậy thinh lặng đi liền với suy tư, phản tỉnh và sự thinh lặng bề ngoài là khởi đầu, là điều kiện để đi vào thinh lặng nội tâm. Người thinh lặng bên ngoài chưa hẳn đã thinh lặng nội tâm, nhưngkhông thể có thinh lặng nội tâm nếu thiếu thinh lặng bên ngoài.
-
Nghe là chức năng của đôi tai. Song thực tế cho thấy, tôi còn có thể “nghe” bằng mắt, và nhất là “nghe” bằng tâm hồn, bằng con tim. Hơn nữa, nếu tai chỉ nghe thấy những âm thanh, tiếng động, mắt chỉ “nghe” thấy những gì bên ngoài thì con tim lại nghe thấy những điều sâu kín nhất bên trong. Thế nhưng để “nghe” được bằng con tim, điều tiên quyết là tôiphải biết thinh lặng, phải có thái độ chăm chú và một tâm hồn thanh thản. Có khi tôi nghe chị em nói mà không hiểu là vì lòng tôi quá ồn ào.Thiếu thinh lặng nên tôi chỉ nghe những gì tôi muốn nghe. Thiếu thinh lặng nên tôi chỉ đón nhận tha nhân cách hời hợt, đón nhận họ như tôi muốn chứ không như họ là. Vậy chỉ khi tôi chấp nhận trở về trong thinh lặng, trong an tĩnh tôi mới có thể nghe được những gì là chân thực nhất, sâu xa nhất.
- Thinh lặng để có thể nói:
Người ta không chỉ nói bằng lời nhưng còn nói qua thinh lặng. Thế nênthinh lặng chính là một ngôn ngữ: ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ vô ngôn, ngôn ngữ đức tin, ngôn ngữ tín thác.Eckhard đánh giá cao thứ ngôn ngữ này khi nói:“Không có điều gì giống với ngôn ngữ của Thiên Chúa hơn là thinh lặng”. Thật vậy, trong các trải nghiệm sâu sắc của tình thân mật, hiệp thông, con người đến với nhau không qua lời mà qua thinh lặng.Thinh lặng là lúc “tâm” nói với “tâm”, là lúc không nói gì nhưng lại nói rất nhiều. Vì thế, để lời nói bằng từ ngữ có giá trị, tôi cần biết thinh lặng, vì trong thinh lặng tư tưởng phát sinh và có chiều sâu; trong bình tâm- trầm lắng tôi hiểu rõ hơn điều mình muốn nói và tìm được cách diễn tả chính mình tốt nhất. Lời nói được phát ra trong suy tư nội tâm sẽ có sức mạnh lớn hơn. Ngược lại, không trân quý thinh lặng, ngôn từ sẽ thiếu chiều sâu và lời nói rất ít giá trị. Bởi đó Thomas Merton bảo: “Nếu đời ta cứ tuôn ra toàn những lời vô ích, sẽ chẳng bao giờ ta nghe được bất cứ cái gì, sẽ chẳng bao giờ ta trở thành bất cứ cái gì, và cuối cùng, vì ta toàn nói trước khi có cái gì để nói, ta sẽ trở thành người không biết nói”.
- Thinh lặng để gặp gỡvà nghe tiếng Chúa:
Cùng đích của thinh lặng là để đưa ta đến gặp gỡ Chúa, thiết lập một tương giao mật thiết với Thiên Chúa và mở lòng đón nhận chương trình yêu thương của Ngài. Nếu không đạt được điều này, thinh lặng trở nên vô nghĩa.Quả vậy, sự vắng vẻ, cô tịch nội tâm là điều kiện giúp cho tâm hồn sống đời sống thiêng liêng và đi vào trong chiều sâu của đời sống này. Thiên Chúa không hiện diện ở những nơi âm thanh ầm ầm vang dội hay những cảnh tượng hoành tráng, kinh thiên động địa.Ngài thích những nơi vắng vẻ, thích làm bạn với những người thinh lặng, và trong sự trầm lắng- tĩnh mịch, Ngài sẽ ngỏ lời với con người(x. 1V 19, 11- 13).Vì thế, chỉ trong thinh lặng nội tâm, tôi mới thấy Chúa, mới nghe được tiếng mời gọi của Chúa, mới có thể đi vào trong sự cầu nguyện liên lỉ và hướng cái nhìn về Ngài.Cầu nguyện là một phương thế giúp tôi kết hợp với Chúa, nhưng khởi đầu của cầu nguyện luôn luôn là thinh lặng.Chính Chúa Giê-su đã nhắn nhủ các môn đệ: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, cầu nguyện cùng Cha anh, Đấng hiện diện nơi kín ẩn” (Mt 6,6).
Nếu thinh lặng là “vàng”, là nhân đứcthì đồng thời thinh lặng cũng là dấu chỉ của chiều sâu nội tâm,chẳng hạn:sự thinh lặngcủa lòng biết ơnđể cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa; sự thinh lặngcủa khôn ngoanlà biết chờ thời cơ mới nói; sự thinh lặng cẩn trọnglà cân nhắc từng lời trước khi nói; sự thinh lặng củacảm thônglà biểu hiện bằng hành động hơn là bằng lời nói; sự thinh lặngcủa khiêm nhườnglà thừa nhận giới hạn của mình để mở lòng học hỏi;sự thinh lặng củakhiêm tốnthì ít nói về chính mình;sự thinh lặngcủa tín cẩnlà biết giữ kín những điều cần phải giữ; sự thinh lặng củanhẫn nạithì luôn kiên nhẫn với yếu đuối mình và của người khác; sự thinh lặng củatha thứthì không dễ dàng lên án nhau. Như thế thinh lặng mang lại giá trị nhân bản cũng như thiêng liêng và là nhân đức cao quý giúp ta sống kết hợp với Chúa, tìm cho tâm hồn một lối đi trong sự thanh thoát bình an và thực hiện trong mình một sự hài hòa tinh thần đích thực.
3. Mẹ Maria- mẫu gương đời sống thinh lặng:
Dõi theo cuộc đời của Mẹ Maria, chúng ta thấy Mẹ là người nữ thinh lặng. Trước tất cả những điều xảy đến trong cuộc đời mình, dù hiểu hay không, Mẹ chỉ giữ một thái độ thinh lặng và “suy đi nghĩ lại trong lòng”. Trong thinh lặng của cõi lòng, Mẹ đã khám phá ra ý nghĩa các sự kiện và biến cố Chúa gửi đến trong cuộc đời mình với một nội tâm an bình. Trong thinh lặng, Mẹ đi vào sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa. Và trong thinh lặng, Mẹ đã trở nên Đấng đồng công cứu chuộc.Thật vậy, ngay từ biến cố truyền tin, sau tiếng thưa “xin vâng”, Mẹ lặng lẽ đón Ngôi Lời Nhập Thể làm người. Rồi khi hạ sinh Chúa Giê-su nơi hang đá; khi âm thầm cùng Thánh Giu-se đưa Con tị nạn bên Ai Cập, trốn chạy sự tàn ác của Hê-rô-đê; lúc âu lo tìm Con bị lạc ở Giêrusalem;ba mươi năm nuôi dưỡng Con trong mái nhà Nazaret; ba năm dõi theo từng bước chân Con trên đường truyền giáo; khi cùng Con tiến lên đồi Calvê chịu khổ hình và nhất là lúc đau khổ dưới chân Thánh giá nhìn Con tắt thở… Mẹ chỉ có một thái độ THINH LẶNG: thinh lặng đểđối thoại, suy gẫmvà vâng theo Thánh ý Thiên Chúa.Thinh lặng để đặt trọn vẹn niềm trông cậy vào Chúa trong tâm tình của một nữ tỳ trung tín.Thinh lặng để hiến tế Con Yêu Dấu.Thinh lặng để tha thứ và thinh lặng trong niềm tin, niềm hy vọng vào sự Phục Sinh.Thinh lặng trở thành nhân đức tuyệt vời của Mẹ trong mọi biến cố, mọi hoàn cảnh và trong mọi nơi, mọi lúc.
Từ xa xưa, nền tu đức Ki-tô giáo coi sự thinh lặng nội tâm là điều cần thiết cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu. Đặc biệt truyền thống các Dòng tu càng đề cao giá trị của thinh lặng. Những khoảnh khắc tĩnh mịch, lắng đọng trong ngày, những giây phút hồi tâm suy tư sẽ giúp cho đời sống tu sỹ giữ được sự quân bình và triển nở về cả phương diện nhân bản và tâm linh. Hiến chương dòng MTG dạy: “Chị em cố gắng tạo sự thinh lặng bên trong và bên ngoài để dễ kết hợp với Chúa hơn” (HC 59), cụ thể: “giữ bầu khí tĩnh lặng cần thiết trong mọi sinh hoạt, mọi nơi chốn; giữ thinh lặng đặc biệt nơi phòng ngủ, phòng tắm, các dịp tĩnh tâm và suốt Tuần Thánh; giữ thinh lặng tuyệt đối từ sau giờ kinh tối đến sau giờ ăn sáng” (NQ 13).Sự tĩnh lặng bên ngoài này là điều kiện cần để đi vào sự thinh lặng nội tâm. Không có được sự thinh lặng cần thiết này, khó lòng để sống Linh đạo MTG cách sâu sắc và đúng nghĩa.
Chúng ta cần ân sủng của Chúa để Ngài tiếp tục thanh luyện và loại khỏi tâm hồn ta những thinh lặngđôi khi còn mang dáng dấp tiêu cực, chẳng hạn, thinh lặng của giận dữ, loại trừ nhau, của sự đối đầu, bất cần, không hợp tác; của sựthiếu trách nhiệm, hèn nhát, đồng lõa với điều xấu; của bàng quan, dửng dưng; của ích kỷ, kiêu căng và tự mãn;củasự khép kín, của những lắng lo, ồn ào, những sôi sục của hận thù, chia rẽ, những dấu vết của buồn thảm, bi quan... Thay vào đó là một đời sống tĩnh mịch nội tâm để trở về với lòng mình, để sẵn lòng thiết lập tương quan với chị em và với Thiên Chúa. Biết sống thinh lặng trong tin yêu và phó thác, tâm hồn sẽ nhạy bén để có thể nghe được tiếng Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống và nhờ đóNgài có thể chạm vào cõi thâm sâu của tâm hồn.Là người con thảo, chúng ta hãy hướng cái nhìn về Mẹ, xin Mẹ dạy chúng ta biết yêu thích sự thinh lặng và năng trò chuyện với Chúa bằng ngôn ngữ của con tim.
THỰC HÀNH: - Thinh lặng con mắt: “Nhắm lại” để cảm thông trước những yếu đuối, va vấp của chị em. Quay đi trước những dịp tội gây xao xuyến.
- Thinh lặng đôi tai: Đóng lại trước sự mời mọc của ma quỷ, trước sự dối trá. Mở ra trước sự thật;nghe được tiếng lòng của nhau, tiếng kêu của người nghèo và của những ai cần giúp đỡ, cảm thông.
- Thinh lặng con tim:Tránh mọi ích kỷ, thù hằn, ghen ghét và tiếng thét gào của bản năng. Can đảm làm theo tiếng mách bảo lương tâm. Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến chị em và gắn bó với Hội Dòng.