(Mt 2, 1-12)
THIÊN CHÚA TỎ MÌNH TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN
1. Nhập Thể: Mầu Nhiệm tình yêu trao ban
Bản chất của trao tặng luôn ít nhiều hướng tới sự trao tặng bản thân của mình cho người khác. Trao tặng không phải là trao đổi, nhưng là trao trao cho nhau điều mà không có gì có thể đổi lại được, đó là bản thân, đó là nghĩa tình, đó là tình thương. Trao ban cõi thâm sâu nhất của con người là trao tặng chính bản thân. Ngày Tết ta nhận được 500.000đồnglì xì của những người thân quen và 10.000 đ của người mẹ nghèo nhà quê.Giá trịcủa 2 món quà sẽ hoàn toàn khác nhau. Với món quà 10.000 của bà mẹ nghèo dành cho con cái,tuy ít hơn nhưng giá trị cao quí hơn cả,đó là món quà vô giá,vì nó nói lên trọnvẹn tình thương,trọn vẹn ngôi vị,trọn vẹn bản thể và là tất cả cuộc sống của bà dành cho con từng giây phút trong cuộc sống.
Trong Hang đá, chúng ta nhìn thật sâu, ngẫm thật kỹ,chiêm ngắm thật lâu để cảm nếm Thiên Chúa yêu thương ta như thế nào.Chúng ta xin Chúa tác động trên trái tim để ta biết say mến Thiên Chúa, tác động trên trí tuệ để ta có thể chiêm ngắm Thiên Chúa và tác động trên ý chí để ta biết khao khát như Thiên Chúa khátkhao.“Dấu chỉ” mà các nhà Hiền Sĩ nhận thấy nơi Hang đáđó là tình yêu, sự đơn sơ và khiêm nhường đến tận cùng của Thiên Chúa, và với tình yêu này, trong đêm Giáng Sinh, Người đã nhận lấy sự mỏng manh của chúng ta, đau khổ của chúng ta, khắc khoải của chúng ta, khao khát của chúng ta và giới hạn của chúng ta. Thông điệp mà tất cả chúng ta đang chờ đợi, điều mà tất cả đang tìm kiếm trong sâu thẳm của linh hồn mình, không là cái gì khác ngoài sự âu yếm của Thiên Chúa: Thiên Chúa, Đấng nhìn đến chúng ta bằng ánh mắt đầy thương cảm, Đấng đón nhận những đau khổ của chúng ta, Đấng yêu mến sự nhỏ bé của chúng ta”, yêu đến nỗiLuther đã đã phải thốt lên: Nếu cần phải tóm tắt lại Tin Mừng Chúa Giêsu trong một câu duy nhất, câu nói đó phải là: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một…” (Gn 3,16).
2. Đời sống cộng đoàn là một thực tại trao ban
Bắt nguồn từ nền tảng trên, lời mời gọi đầu tiên và trên hết của đời sống cộng đoàn đó là: sống mầu nhiệm tình yêu trao ban giữa các ngôi vị trong chính cộng đoàn mình. Mẫu mực của đời sống này chính là Gia đình Thánh Gia. Đức Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu cũng phải trải qua những khó khăn, những thách đố, những đau khổ và những vấn đề của đời sống gia đình. Thế nhưng các ngài luôn sống dưới sự hướng dẫn và soi sáng của Thiên Chúa. Các ngài luôn gắn bó với Lời Chúa vàkhao khát tìm kiếm Thiên Chúa.
Tiếp đến, với tư cách cá nhân hay cộng đoàn, chúng ta được mời gọi sống trong tâm tình tạ ơnThiên Chúa:
- Tạ ơn Chúa về hồng ân đời sống cộng đoàn, vì không ai trong chúng ta tự chọn cho mình một cộng đoàn hay những người cùng chung sống.
- Tạ ơn Chúa về những món quà vô giá mà chị em lại là chính món quà đó, họ trao ban cho ta chính cuộc sống của họ, bản thân và tất cả sự hiện hữu của họ.
- Tạ ơn Chúa vì ta được lớn lên nhờ những những ân huệ, những thực tại khác biệt đa dạng và phong phú, cho dù có nhiều khi làm cho ta choáng váng.
- Tạ ơn về những yếu đuối và những bất toàn của nhau, vì nhờ đó ta kinh nghiệm về thân phận của ta và kinh nghiệm về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
3. Thiên Chúa tỏ mìnhqua đời sống huynh đệ cộng đoàn
Việc tìm kiếm Hài Nhi hôm nay không còn giới hạn ở Belem năm xưa nữa, nhưng trong mỗi con người và nơi chính cộng đoàn, môi trường sống.Chúng ta được mời gọi:
- Không ngừng đặt đời mình trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm Chân lý, sự Thật, và không được lấy bất cứ điều gì làm hơn Chúa Kitô và thánh ý của Người.
- Nhìn mọi sự kiện, biến cố trong cái nhìn của đức tin để thấy sự hiện diện và sự can thiệp của Thiên Chúa.
- Đi tìm chân lý sẽ giúp ta trở nên những con người phục vụ đích thực. Biết kiên nhẫn đối với nhau,dám góp ý sửa lỗi cho nhau trong tình bác ái và chân thành,dám đón nhận lời góp ý cách khiêm tốn và biết ơn.
- Đi tìm chân lý sẽ giúp ta khám phá ra những giá trị đích thật nơi những gì là rất nhỏ bé, rất tầm thường, rất đơn sơ và rất âm thầm.
- Đi tìm chân lý thì không vội vàng lên án, xét đoán người khác, kẻo lời kết án đó lại trở nên ÁN cho chính chúng ta.
- Đi tìm chân lý sẽ giúp ta khao khát ra khỏi chính mìnhvà mau mắn hòa giải, tha thứ và đón nhận sự thứ tha.
- Đi tìm chân lý sẽ giúp ta gạt bỏ tính tự ái, tự cao tự đại, những tính toán tư lợi riêng tư để nhằm đến lợi ích chung.
- Đi tìm chân lý sẽ giúp ta sống công bằng trong lời nói, nghĩa là tránh phê bình chỉ trích, tránh kêu ca phàn nàn đổ thừa tại cộng đoàn, tại cha, tại giáo dân, tại chị, tại em, tại bề nọ bề kia….tránh phát ngôn cách bừa bãi vô tổ chứctrong suy nghĩ, trong hành động và trong nói năng… vì như thế,dễ làm cho ta cóthái độ kiêu căng tự mãn, khinh bỉ chị em, nhất là biểu hiện một sự thiếu chiều sâu nội tâm và sự vắng bóng Thiên Chúa.
Năm 2015 nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp các bề trên các dòng tu tại Vatican, ngài thúc giục các cộng đoàn dòng tu sống tình huynh đệ như sau: “Điều quan trọng là các cộng đoàn phải sống tình huynh đệ và không được nói xấu nhau.Một dấu chỉ rõ ràng mà đời sống tu trì phải thể hiện hôm nay chính là đời sống huynh đệ. Hãy vui lòng đừng để cho sự khủng bố của thói nói xấu xảy ra giữa anh em! Hãy ném nó đi! Mong cho ở giữa anh em là tình huynh đệ. Và nếu anh em có bất cứ điều gì bất bình người anh em mình, anh em hãy nói thẳng điều đó trước mặt nhau.Để sống tình huynh đệ này trong cộng đoàn của anh chị em, điều quan trọng là hoàn toàn tin tưởng nhau. Ngài nói: ‘đôi khi anh em có thể đi đến chỗ bùng nổ nhưng đó không phải là vấn đề. Điều đó tốt hơn so với sự khủng bố của thói nói xấu’. Hãy nhớ lời Thánh Giacôbê: “miệng lưỡi có thể là cả một thế giới của sự ác”.
Chúng ta có thể tự vấn: cá nhân tôi và cộng đoàn đã trở nênngười kiến tạo và xây dựng nếp sống cộng đoàn mà trong đó chị em được lớn lên trong sự trung thành với Thiên Chúa theo đoàn sủng của Hội dòng? Cộng đoàn đã trở nên môi trường đào tạo, tạo được bầu khí an bình và yêu thương? Trong cộng đoàn, mọi thành viên có cảm được bầu khí thiêng liêng, một nếp sống khổ chế và một nhiệt tâm tông đồ thích hợp để lôi kéo chị em trung thành bước theo Chúa Kitô? Nếp sống cộng đoàn tôi có thúc đẩy chị em phải tự đào luyện chính mình để thiết lập những mối tương quan huynh đệ trong đời sống cộng đoàn? Tôi có thựcsự bao dung, quan tâm, yêu thương, nâng đỡ, gần gũi, đồng cảm và chia sẻ với các chị em, đặc biệt những chị em đang gặp khó khăn, thử thách và khủng hoảng về đời sống cộng đoàn?